Cảm nhận về 8 câu thơ cuối bài Trao duyên – VnDoc.com

Văn mẫu: Cảm nhận về 8 câu cuối bài Trao duyên được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 10 hay dành cho các bạn học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết môn Ngữ văn 10 sắp tới đây của mình. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

I. Dàn ý Cảm nhận về 8 câu cuối bài Trao duyên

1. Dàn ý Cảm nhận 8 câu cuối Trao duyên – Bài mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều, đoạn thơ Trao duyên và 8 câu thơ cuối đoạn.

Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.

2. Thân bài

Bây giờ trâm gãy tình tanKể làm sao xiết muôn vàn ái ân

Câu nói thốt lên trong sự cay đắng, nghiệt ngã của số phận. Bao nhiêu kỉ niệm đẹp giữa hai người giờ đây chỉ còn là kí ức.

Sự hụt hẫng, tiếc nuối về một thời yêu nhau say đắm của hai người → tiếc nuối cho mối duyên của hai người cũng như tiếc nuối về kỉ niệm mà họ đã từng có với nhau.

“Trăm nghìn gửi lạy tình quân….……………………………..Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Sau khi trao duyên cho Thúy Vân, Kiều âm thầm nhắn nhủ đến Kim Trọng: nàng đã phụ tình chàng từ đây. Đó không chỉ là câu nói đau xót khi phải chia tay người yêu khi tình cảm vẫn còn mặn nồng sâu sắc mà còn là suy tư về cuộc sống tăm tối phía trước đang chờ đón Kiều.

Tơ duyên của Kiều và Kim chỉ ngắn ngủi có từng ấy, xin gửi lại chàng mối duyên này cho người em là Thúy Vân.

Kiều đã phải thốt lên: “Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!” đây vừa là lời xin lỗi Kiều gửi đến Kim, vừa là lời oán trách vì phận mình sao bạc bẽo.

→ Kiều không chỉ suy nghĩ về việc cứu cha và em, trao lại mối duyên của mình cho Vân mà còn suy nghĩ cho người mình hết lòng yêu thương. Một cô gái nhỏ bé vốn sống bình an nay phải suy tư rất nhiều, không chỉ thế, cuộc sống trôi nổi phía trước của nàng cũng khiến người ta vô cùng đau xót về kiếp hồng nhan bạc phận.

Diễn biến tâm lí của Kiều đi qua nhiều cảm xúc khác nhau, từ nghĩ cách cứu cha và em, trao lại mối duyên của mình, đến việc nghĩ cho người mình yêu thương và đến cuộc sống bấp bênh của nàng sau này khiến người ta không khỏi đau xót.

3. Kết bài

Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của 8 câu thơ; đồng thời khái quát lại giá trị của đoạn thơ và cả tác phẩm.

2. Dàn ý Cảm nhận về 8 câu cuối Trao duyên – Bài mẫu 2

1. Mở bài

Đôi nét về đại thi hào Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều.

Sơ lược về đoạn trích Trao duyên cùng với 8 câu thơ cuối của đoạn trích: Vị trí, nội dung của những câu thơ cuối.

2. Thân bài

Tâm trạng của nàng Kiều về sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại.

Suy nghĩ và sự ý thức về thân phận đau khổ cùng cực.

Tiếng kêu đau đớn tuyệt vọng của Kiều vì đã phụ Kim Trọng.

3. Kết bài

Nêu khái quát lại nội dung và nghệ thuật của 8 câu thơ cũng như trích đoạn Trao duyên.

Giá trị của đoạn trích và toàn bộ tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du.

Ý nghĩa nhân đạo sâu sắc trong 8 câu thơ cuối đoạn trích Trao duyên.

Những ấn tượng của bản thân về những dòng thơ cuối này.

II. Văn mẫu Cảm nhận 8 câu cuối bài Trao duyên

1. Cảm nhận 8 câu cuối Trao duyên mẫu 1

8 câu thơ trên được trích trong bào ‘Trao duyên: làm cuộc độc thoại, đối thoại với Kim Trọng của Thúy Kiều. Ở hai câu là Thúy Kiều tự độc thoại, Thúy Kiều đã ý thức được hiện thực phũ phàng. Tình yêu của nàng với Kim Trọng đã tan vỡ như trâm gãy với gương ta không thể lành lại được.

trao duyên

Những nỗi đau, mỗi buồn, những kỉ niệm đẹp của Kiều ‘kể làm sao xiết’, nàng tự thương cho số phận mình. Từ ‘lạy’ ở đây khác với từ ‘lạy’ ở đoạn đầu. ‘Lạy’ là để Thúy Kiều tạ lỗi với Kim Trọng, để hối lỗi, để vĩnh biệt. Nàng tự cảm thấy được số phận mình là số phận mệnh bạc. Nàng tự thương cho chính mình và đây cũng là nỗi đồng cảm của tác giả với Thúy Kiều.

Ở câu lục cuối cùng với nhịp thơi 3/3, Thúy Kiều đã gọi kim Trọng là ‘ kim lang’ bởi trong sâu thẳm lòng Kiều Kim Trọng là phu quân. Điều đó thể hiện tình yêu Kiều với Kim Trọng rất sâu nặng. Nhưng do hoàn cảnh, Kiều đành phải phụ Kim Trọng, đành phải vứt bỏ mối tình đẹp của mình.

Tóm lại tám câu thơ ta có thể hiểu thêm về Kiều hay cũng chính là hiểu thêm về người phụ nữ thời phong kiến.

2. Cảm nhận 8 câu cuối Trao duyên mẫu 2

Trao duyên cho em, nỗi đau này ai có thể thấu cho nàng Kiều. Sau giây phút vô cùng đau đớn, Kiều rơi vào nỗi đau khổ và tuyệt vọng đến cùng cực, nàng nghĩ về Kim Trọng và càng đau xót hơn, nỗi đau đó được thể hiện trong tám câu thơ cuối trong đoạn trích: “Trao duyên”.

Trong tột cùng nỗi đau khổ và tuyệt vọng, Kiều nghĩ về Kim Trọng. Với nàng Kim Trọng là tất cả, là niềm tin, hy vọng, là niềm an ủi, chia sẻ với nàng mọi điều. Tuy nhiên, Kim Trọng lại đang ở cách nàng rất xa, bởi thế cuộc đối thoại này với Kim Trọng chỉ là trong tưởng tượng. Nàng cất lên lời than vô cùng chua xót, đau đớn trước thực tại phũ phàng:

Bây giờ trâm gãy gương tan,Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân.

Thành ngữ “Trâm gãy gương tan” là sự tan vỡ của tình yêu, cũng là sự tan nát trong trái tim Thúy Kiều. Tình yêu với của nàng với Kim Trọng ngày một nâng lên, ngày càng tha thiết thì nỗi đau, sự dằn vặt trong trái tim nàng càng mạnh mẽ, càng đớn đau hơn. Lời nàng tạ tội của nàng thật thương tâm: “Trăm nghìn gửi lạy tình quân/ Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi”. Kiều cất lên lời oán trách số phận, trách sự vô tình, khắc nghiệt của cuộc đời, than thở cho số phận éo le, mỏng manh, bạc bẽo của bản thân.

Phận sao phận bạc như vôiĐã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

Dường như lúc này đây tình cảm của nàng đã lấn át cả lý trí. “Phận bạc” ở đây được sử dụng như một lời nói lên án cả xã hội phong kiến. Nhưng dù như vậy nàng cũng đành bất lực “đã đành” như một lời thở than, cam chịu số phận đớn đau. Số phận nàng ta cũng bắt gặp trong rất nhiều tác phẩm như nàng Vũ Nương bất hạnh bị chồng ruồng rẫy phải tự vẫn để minh oan, hay những người con gái được phản ánh trong các câu ca dao:

“Thân em như tấm lụa đàoPhất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Câu thơ cho thấy thân phận nhỏ bé hơn bao giờ hết của nàng Kiều. Hơn thế nữa, câu thơ cũng là lời dự cảm, một lời lo lắng cho tương lai đầy bất trắc phía trước. Hình ảnh “hoa” vốn là biểu trưng cho người con gái đẹp, ở đây không ai khác chính là nàng Kiều nhưng những bông hoa ấy lại trôi lỡ làng, vô định, không biết cuộc đời sẽ ra sao và đi đâu về đâu. Nỗi đau trào dâng, bao nhiêu tình cảm dồn nén tràn đầy cả tâm trí. Bởi vậy, nàng thốt lên lời xin lỗi đầy đau đớn với Kim Trọng:

Ơi Kim Lang! Hỡi Kim LangThôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây

Đọc thêm:  Cảm nhận về tác phẩm Người cầm quyền khôi phục ... - Đọc Tài Liệu

Có lẽ rằng đây là lần cuối cùng nàng có thể gọi Kim Trọng là “Kim Lang” tha thiết như thế. Thúy Kiều gọi Kim Trọng hai lần dường như bao nhiêu tình cảm chất chứa đều được thốt lên qua tiếng gọi người yêu đầy tha thiết của nàng. Kiều vẫn nhận mình là người phụ bạc, khiến nỗi đau như đang dấy lên không ngớt trong lòng nàng. Sau đoạn đối thoại với Kim Trọng nỗi đau về tình yêu tan vỡ trào dâng trong trái tim Kiều. Sau cả một đêm thức trắng không thể tiếp tục chịu đựng hơn được nữa, Kiều đã ngất đi:

Cạn lời hồn ngất máu sayMột hơi lạnh ngắt, đôi tay giá đồng

Kết thúc đoạn trích “Trao duyên”, duyên thì được trao, nhưng tình thì lại không thể. Mâu thuẫn giữa tình cảm và lí trí trong trái tim Kiều vì thế chưa được giải quyết hoàn toàn. Mặc cảm vì mình là người phụ tình, nỗi đau ấy sẽ còn dày xé nàng trong suốt mười lăm năm lưu lạc.

Đoạn trích là sự kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình, ngôn ngữ độc thoại đã cho thấy nỗi đau đớn đến tột cùng của Thúy Kiều. Nhưng đồng thời qua những câu thơ ngắn ngủi đã cho thấy tình cảm và nhân cách đẹp đẽ của nàng, dù rơi vào đau khổ tuyệt vọng đến cùng cực nhưng nàng vẫn luôn lo nghĩ cho người khác mà quên đi nỗi đau của bản thân.

3. Cảm nhận 8 câu cuối Trao duyên mẫu 3

Trong giây phút ấy, Vân bỗng bị “hồn” Kiều quên đi. Kiều đang sống mà cảm thấy như mình đã chết, đang nói với em mình mà không biết đang nói với ai, lúc này, Kiều rơi vào trạng thái độc thoại nội tâm. Nỗi bất hạnh hiện lên thật trọn vẹn, hiện lên trong hình dung nhưng rất cụ thể khiến Kiều vô cùng tuyệt vọng:

Bây giờ trâm gãy gương tanKể là sao xiết muôn vàn ái ân!Trăm nghìn gửi lạy tình quânTơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!​

Lời đối thoại có sự chuyển hướng: Đang nói với em Vân, Kiều dường như quay sang nói với chàng Kim hay nói khác hơn, trước mắt Kiều, Thuý Vân trở thành chàng Kim. Cho nên bao nhiêu tình thương nỗi nhớ, nỗi thương yêu ấp ủ, nỗi đau khổ thống thiết cho mối tình đầu tan vỡ bỗng tuôn tràn ra. Nhìn lại cái “bây giờ” của Kiều chỉ thấy mất mát. “Trâm” và “gương” là biểu tượng của tình duyên ngày xưa. Thế nhưng giờ “Trâm” đã “gãy” còn “gương” cũng đã vỡ “tan” cả. Hình tượng “Trâm gãy gương tan” là hình ảnh của tình duyên tan vỡ. Kiều đã nhận của chàng Kim “muôn vàn ái ân” đến nỗi “kể làm sao xiết” mà giờ đây Kiều lại phản bội, thất hứa, làm “tơ duyên ngắn ngủi”, “trâm gãy gương tan”. Nghẹn ngào, cay đắng, xót xa – bấy nhiêu tâm trạng đối diện với Kiều.

Tuy trao duyên cho em Vân, nhờ em “thay lời nước non” với chàng Kim, Kiều vẫn thấy mình chịu muôn vàn tội lỗi nên nàng đã gửi lại “trăm nghìn cái lạy” cho “tình quân” – người đã cùng nàng trải qua bao kỉ niệm tình yêu nồng nàn, say đắm, đã cùng nàng thề nguyền trăm năm bên nhau mà cuối cùng lại bị nàng phản bội – mà vẫn cảm thấy chưa đủ. Trước đây ít phút, nàng đã “lạy” em Vân của mình để cầu xin em nối duyên với chàng. Khác hẳn với cái lạy “mang ơn”, cái “lạy” này là cái lạy tạ tội vô cùng thống thiết. Trong tình cảnh này, Kiều vẫn không thể làm gì hơn ngoài sự tạ tội. Và cái lạy đó đối với Kiều đã kết thúc mối tình đầu ngắn ngủi, đầy tiếc nuối. Câu “Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi” Kiều thốt lên sao mà thấm đượm vị chua chát, cay đắng của sự chia ly lứa đôi. Đến đây, Kiều mới thấm thía nỗi cô đơn và số phận của mình giữa cõi đời bất công:

Phận sao phận bạc như vôi!Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng​

Đó là lời oán trách, lời than oán số phận “bạc như vôi” của mình. Lời than oán của Kiều không ai có thể trả lời được, đó là một lời than oán cay đắng, tuyệt vọng, kêu lên chỉ để oán trách trời mà thôi! Rồi đây số phận của Kiều sẽ trôi dạt như bông hoa đẹp đẽ đã “đành trôi” trên dòng nước dơ bẩn, nhơ nhớp chảy cuốn xiết, lỡ làng, không thể nào cứu vãn được nữa. “Nước chảy hoa trôi” là cảnh xuân đã hết, hoa rụng, tuyết tan, nghĩa là tuổi thanh xuân trinh trắng và đẹp đẽ của Kiều đã chấm dứt từ đây. Và lúc đó, trong những giây phút cuối cùng của cuộc trao duyên, Kiều cất tiếng gọi người yêu:

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!​

“Thôi thôi” là tiếng than tiếc rẻ, dằn vặt. “Thôi thôi” cũng là tiếng xác nhận sự phụ bạc của mình. Tiếng gọi của nàng như một tiếng kêu chới với và tuyệt vọng bởi vì không có hồi âm. Kiều đã gắng gượng đến phút cuối cùng, lấy hết sức mình để thốt lên những tiếng kêu cuối cùng – tiếng kêu than oán, kêu cứu của một người phụ nữ “tài hoa bạc mệnh” trong xã hội phong kiến. Sau tiếng kêu não lòng ấy, Kiều ngất đi, kết thúc cuộc trao duyên đầy chất trữ tình: “Cạn lời hồn ngất máu sau – Một hơi lặng ngắt đôi tay giá đồng”

Đoạn thơ “Trao Duyên” đúng là Kiều đã nói hết lời (“cạn lời”). Lời trao duyên như nói một lời trăn trối, vĩnh biệt. Trước lời trao duyên, tình yêu thật mặn nồng, say đắm, hạnh phúc, sau lời trao duyên mình đã trắng tay, đôi lứa chia ly, tình yêu tan vỡ. Trước khi trao duyên mình là người sống, sau khi trao duyên mình là hồn oan nơi chín suối. Bằng tài năng tuyệt vời của mình, Nguyễn Du hình dung rất rõ và thể hiện rất thành công số phận bi kịch, nội tâm rối bời, tâm trạng đau khổ, dằng dặc, cay đắng, xót xa và tuyệt vọng trong cuộc trao duyên của Kiều với việc sử dụng một cách khéo léo, tinh tế, sắc sảo từ ngữ, nhiều biện pháp nghệ thuật thích hợp, kết hợp linh động lời kể với lời tự tình, lời độc thoại,… làm cho đoạn “Trao duyên” trở thành đoạn thơ lâm li nhất trong Truyện Kiều. Và đó cũng là lý do vì sao Truyện Kiều trở thành bất hủ!

4. Cảm nhận 8 câu cuối Trao duyên mẫu 4

Mối tình Kim – Kiều buổi ban đầu ngỡ sẽ nên duyên đẹp, nhưng số phận đưa đẩy, để cứu cha và em mình, Kiều buộc phải bán thân. Lời hẹn thề cùng vật đính ước, Kiều đánh ngậm ngùi gửi trao cho em gái Thúy Vân. Tình cảm và lý trí mâu thuẫn, Kiểu vừa đau, vừa xót, vừa thương. Đoạn trích Trao duyên đã thể hiện rất rõ tâm trạng ấy của nàng Kiều, đặc biệt, đọc 8 câu cuối đoạn trích ta khóc khỏi xót xa trước những lời thấu tâm can của Kiều:

“Bây giờ trâm gãy gương tan

Kế làm sao xiết muôn vàn ái ân.

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây.”

Lời thề nguyền đêm xưa con đó, vậy mà bây giờ đây tình đôi ta vụn vỡ, chia lìa “trâm gãy, gương tan”. Tình yêu đẹp biết bao vậy mà phải chia đôi ai khiến lòng người đau đớn, xót xa. Hơn thế nữa, Kiều là phận gái, lại là người nặng tình nghĩa, thủy chung, nàng càng đau gấp bội. Buộc phải trao duyên cho em là lựa chọn cuối cùng của Kiều dù lòng chẳng đặng, thực tại phũ phàng quá, trái tim nàng, cõi lòng nàng tan nát. Mỗi lời thốt ra như một lời ai oán khóc thương cho phận mình, cho cuộc tình mình:

“Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi

Phận sao phận bạc như vôi

Đã đành nước chảy, hoa trôi lỡ làng”

Những thành ngữ “phận bạc như vôi” “nước chảy hoa trôi” được tác giả vận dụng vào thơ để đặc tả thân phận bạc bẽo, chìm nổi, lênh đênh của nàng Kiều. Xã hội bất công, lòng người gian dối đã đọa đày nàng vào chỗ tối tăm, đây tình yêu nàng vào cuộc tơ duyên “ngắn ngủi”. Trước sự phũ phàng của số phận, nàng dù rất muốn nhưng chẳng thể nào đấu tranh, đành ngậm ngùi chấp nhận “Đã đánh nước chảy hoa trôi lỡ làng”.

Thương biết bao số phận lênh đênh của người phụ nữ phong kiến, cuộc đời may rủi không do mình chọn lựa:

Đọc thêm:  Các dạng bài tập Con lắc lò xo có lời giải - VietJack.com

“Thân em như trái bần trôi

Gió dập, sóng dồi biết tấp vào đâu”.

Thúy Kiều ví mình như hoa giữa dòng, vô định, nhỏ bé, mong lung giữa mênh mông sóng nước. Hoa “lỡ làng” mối duyên đẹp rồi sẽ đi về đâu, có đến được bến bờ hay mãi lênh đênh giữa dòng nước lớn.

Càng nghĩ càng đau đớn, tâm can nàng Kiều nặng trĩu, nàng thương mình một mà thương Kim Trong mười. Nàng thấy bản thân đã phụ lòng kẻ tri âm, Kiều thốt lên lời xin lỗi đẫm nước mắt:

“Ơi !Kim Lang! Hỡi Kim Lang

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”

Các thán từ ơi, hỡi, kết hợp với hai tiếng Kim Lang nặng lòng tha thiết, dường như bao nhiêu tình cảm dành cho Kim, Kiều đã dồn hết vào trong hai tiếng gọi ấy. Kiều tự nhận lỗi về mình, tự nhận mình là kẻ phụ bạc tấm lòng chàng Kim để rồi đau đớn, cay đắng trào dâng, cồn cào trong trái tim nàng:

“Thôi thôi thiệp đã phủ chàng từ đây”

Lời xin lỗi cuối cùng đau xót đến nghẹn ngào của Kiều khiến ai cũng phải xót thương. Trước chàng Kim, Kiều không đổ lỗi cho số phận hay hoàn cảnh mà nàng tự nhận lỗi về mình. Điều đó cho thấy được tâm tư và tấm lòng của nàng. Nàng không còn nghĩ đến nỗi đau của mình nữa mà mọi lắng lo đều hướng đến chàng Kim – người nàng vốn vẫn hết mực thương yêu.

8 câu thơ cuối bài là một nốt nhạc trầm sâu lắng của đoạn trích. Kiều thương Kim Trọng bao nhiêu thì người đọc càng thương Kiều bấy nhiêu. Và trên hết, con là sự cảm phục một người con gái có cốt cách cao cả, trọng nghĩa, trọng tình.

5. Cảm nhận 8 câu cuối Trao duyên mẫu 5

Đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều đã cho thấy bút pháp rất mực tài hoa của Nguyễn Du trong việc khắc họa sâu sắc nội tâm nhân vật. Qua trích đoạn, ta càng thấu hiểu, thương cảm cho cho số phận truân chuyên, bạc mệnh của Thuý Kiều. Tám câu cuối bài thơ là đoạn thơ đầy ấn tượng khi tái hiện đầy xót xa tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng của Thúy Kiều.

Sau khi cậy nhờ em thay mình chắp mối “duyên thừa” cùng Kim Trọng, Thúy Kiều đã đau đớn mà bộc lộ lòng mình. Đó là nỗi tuyệt vọng, khổ đau lên đến tột cùng khi phải buông tay với mối tình đẹp đẽ với chàng Kim.

“Bây giờ trâm gãy gương tan

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân”

Trạng ngữ xác định thời gian “bây giờ” chỉ thực tại đau đớn mà Kiều đang đối mặt, chịu đựng, đó là nỗi đau khắc sâu vào tâm khảm khi chứng kiến tình duyên tan vỡ, chữ tình chưa hề phai nhạt nhưng vì biến cố mà rơi vào cảnh chia lìa không gì có thể hàn gắn “trâm gãy gương tan”. Tác giả sử dụng khéo léo thành ngữ “trâm gãy gương tan” để ẩn dụ cho mối tình đẹp đẽ nhưng mong manh của Kim- Kiều.

Tình yêu Kiều dành cho Kim càng chân thực, mãnh liệt, lớn lao bao nhiêu thì nỗi đau mà nàng đang gánh chịu lại xót xa bấy nhiêu. Trâm đã gãy, bình đã tan, tình yêu nào có thể chắp vá được nữa, hy vọng gắn kết mối tình xưa cũng không còn. Kiều đau đớn nghĩ về giây phút hạnh phúc “muôn vàn ái ân” của hai người trước đây. Đó là những kỉ niệm thắm thiết, những kí ức nồng đượm mà cả Kim và Kiều có được. Đêm trăng thề nguyện hẹn ước, uống chén rượu hồng hẹn ước trăm năm, thưởng ánh trăng vàng, ngâm thơ, đàn hát,… Tất cả những hạnh phúc lớn lao trước đây đều trở thành dĩ vãng, tan biến trong hư vô khi tình chưa cạn mà buộc phải chia xa.

Tiếc thương cho tình yêu không trọn, nghĩ về Kim Trọng , Kiều trách móc bản thân mình phụ bạc chàng, lời dằn vặt nghẹn lòng cất lên:

“Trăm nghìn gửi lạy tình quân

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi”

Xuyên suốt cuộc đời Kiều qua từng trang thơ của Nguyễn Du ta đều biết Kiều là một người sống tình nghĩa, nàng chưa từng phụ bạc một ai. Hơn nữa, Kiều cũng luôn dành hết những điều tốt đẹp cho người mà mình yêu thương, tin tưởng. Nàng đánh đổi hạnh phúc đời mình để tròn chữ hiếu “phận làm con trước phải đền ơn sinh thành”, không còn cách nào khác nàng đành phụ tấm chân tình cùng mối lương duyên tốt đẹp với Kim Trọng. Trong thâm tâm nàng luôn day dứt và tự trách móc vì cho rằng mình đã bội ước với Kim Trọng. Hành động “trăm nghìn gửi lạy” cùng lời tha thiết, cảm thán “Tơ duyên ngắn ngủi, có ngần ấy thôi” là lời tạ lỗi đầy day dứt, xót xa dành cho chàng Kim. Phải là một người yêu thương, trân trọng tình yêu thiêng liêng với Kim Trọng nhiều đến thế nào Kiều mới tự trách móc, dằn vặt chính mình đến như thế?

Sau những tỏ bày gửi chàng Kim là lời Kiều than trách cho phận mình bạc bẽo, sự tự ý thức về thân phận mình đã cho thấy Kiều là một người thấu hiểu lẽ đời, đó cũng là một dự cảm của nàng về tương lai không mấy êm ả trong cuộc đời mình:

“Phận sao phận bạc như vôi.

Đã đành nước chảy hoa thôi lỡ làng”

Lời kêu than đầy uất ức về nỗi đau thân phận như một biểu hiện đầy tự nhiên khi nỗi xót xa lên đến đỉnh điểm trong Kiều. Các thành ngữ “bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi” như một lời thở than, trách móc uất nghẹn của Kiều trước cuộc đời bất công, trước một xã hội tàn nhẫn đã đẩy nàng vào bế tắc, khổ đau, tuyệt vọng. Chấp nhận “đã đành” cho “nước chảy hoa trôi” cũng là sự cam chịu, là biểu hiện về đức hi sinh của người con gái trước những sóng gió cuộc đời. Và phải chăng, điều đó như báo hiệu một tương lai mờ mịt, một số phận bạc mệnh của nàng.

Hai tiếng “Kim Lang” tha thiết chứa chan biết bao yêu thương, trân trọng mà Kiều dành cho Kim Trọng. Điệp ngữ “Kim Lang” kết hợp với thán từ “Ôi”, ” Hỡi” cùng nhịp thơ 3/3 như tiếng gào thét tâm can của Kiều. Từng tiếng thơ thốt lên nghẹn ngào, đau xót, đượm màu nước mắt, nhuốm vị thương đau. Lời từ biệt cuối của người con gái thủy chung, trọng nghĩa trọng tình ấy mang cả nỗi luyến tiếc, đớn đau đến tận cùng:

“Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”

Tám câu thơ cuối trích đoạn tuy không dài nhưng ta vẫn cảm nhận được bao phẩm chất tốt đẹp nơi Kiều. Đó là lòng chung thuỷ, nhân ái, là sự ý thức thân phận và một trái tim khát khao hạnh phúc sâu thẳm trong Kiều. Qua tám câu thơ, giá trị nhân đạo mà Nguyễn Du gửi gắm cũng được thể hiện rõ. Đó là lời lên án xã hội phong kiến đầy bất công đã đẩy con người vào những bi kịch đớn đau. Là tiếng nói thương cảm trước những số phận bạc mệnh như Kiều và bày tỏ niềm trân trọng trước những phẩm chất, tình cảm tốt đẹp của con người trong xã hội. Mặt khác, thành công về nghệ thuật cũng là một điểm nhấn đầy ấn tượng trong đoạn thơ. Đó là bút pháp miêu tả nội tâm tính tế, nghệ thuật độc thoại nội tâm, so sánh, ẩn dụ, sử dụng kết hợp các thành ngữ dân gian cùng thề thể thơ lục bát quen thuộc tất cả đã làm nên một đoạn thơ đầy trọn vẹn và ý nghĩa.

Trao duyên nói chung và tám câu cuối trích đoạn nói riêng đã góp phần mình vào sự thành công của tuyệt tác Truyện Kiều. Tin rằng, trong tương lai, Trao duyên cùng với Truyện Kiều sẽ vẹn nguyên giá trị lâu bền, được bao thế hệ đọc giả trân trọng và giữ gìn.

6. Cảm nhận 8 câu cuối Trao duyên mẫu 6

Đại thi hào Nguyễn Du đã để lại một di sản văn hóa vô cùng to lớn, là kiệt tác của văn học trung đại Việt Nam – Truyện Kiều. Trong mỗi đoạn trích của tác phẩm, thông qua nhân vật Thúy Kiều tác giả đã lan tỏa cả những giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong từng câu thơ. Đặc biệt là trong đoạn trích Trao duyên – một đoạn trích tiêu biểu, cao trào cho bi kịch của cuộc đời Thúy Kiều, tám câu thơ cuối được ví như lời oán thán, tiếng thét không nên lời của một kiếp người nhỏ bé đành cam chịu sự an bài của số phận.

Đọc thêm:  Dàn ý phân tích giá trị nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam

Sau khi thuyết phục em gái mình là Thúy Vân chấp nhận mối nhân duyên với Kim Trọng, Thúy Kiều đem trao hết tất cả những kỉ vật giữa nàng và Kim Trọng cho Thúy Vân và dặn dò em bằng những lời tự tận đáy lòng. Thúy Kiều trong lúc đau đớn, xót xa đã bất giác quên đi việc đang trò chuyện với em mà chuyển sang độc thoại nội tâm, đó là khi nàng nhớ về Kim Trọng. Tám câu thơ dưới đây là tiếng than oán xé lòng và lời từ biệt đầy đau thương của Kiều dành cho tình quân của mình.

“Bây giờ trâm gãy gương tan,

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!

Trăm nghìn gửi lạy tình quân

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.

Phận sao phận bạc như vôi?

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang”

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Có thể thấy, trong tám câu thơ trên đã có đến năm câu cảm thán, trước mắt người đọc là hình ảnh của một cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng số phận đưa đẩy đến bước “đoạn trường” đang ngồi sụp xuống buông xuôi tất cả. Lời thơ của Thúy Kiều đầy đau đớn, chạm tới sự rung cảm của người đọc. “trâm gãy gương tan” ám chỉ cho mối tình đã tan vỡ, tan vỡ theo cách không thể nào hàn gắn hay lành lại được nữa. Đây sẽ là sự chia ly vĩnh viễn, không thể cứu vãn được nữa rồi. Ấy vậy mà trước đó nàng và chàng Kim đã có mối tình đẹp biết bao “muôn vàn ái ân” với bao kỉ niệm và kỉ vật trao nhau. Bây giờ tất cả đều không còn ý nghĩa gì nữa, nàng phải rũ bỏ hết, tự mình chối bỏ tình cảm ấy để trọn hiếu nghĩa với mẹ cha.

Đối với Kim Trọng, người “tình quân” của nàng đã tin yêu nàng hết lòng, cho đến bây giờ lại không thể cùng nàng trọn nghĩa phu thê, đó là điều khiến Thúy Kiều day dứt và đau đớn nhất. Nàng không biết làm thế nào để tạ lỗi với Kim Trọng, chỉ còn biết “trăm nghìn gửi lạy”, gửi cái lạy tạ lỗi với tấm chân tình của chàng Kim, đây là cái lạy cho sự bái biệt đầy thiêng liêng cho thấy Thúy Kiều rất trân trọng và chân thành với mối tình này. Chỉ mong rằng Kim Trọng hiểu được nỗi lòng, số phận và hoàn cảnh của mình mà chấp nhận se duyên với em gái. Thúy Kiều đã phải than oán về số phận với hàng loạt thành ngữ như “tơ duyên ngắn ngủi”, “phận bạc như vôi”, “hoa trôi lỡ làng”, ám chỉ cho số phận hẩm hiu, bạc bẽo, trôi nổi của Thúy Kiều. Nàng Kiều ý thức được số mình đầy đau khổ, lênh đênh dang dở, nếu như quá khứ đầy yêu thương, muôn vàn ái ân bao nhiêu thì bây giờ là thực tại đầy đau khổ, bẽ bàng bấy nhiêu, số phận nàng đã được an bài như vậy.

Không còn là những người lặng lẽ cam chịu, câm nín chịu đựng số phận, nhân vật Thúy Kiều của Nguyễn Du đã bứt phá ra khỏi những định kiến xã hội đương thời, dám kêu lên tiếng xót xa, không ngại oán than cho cuộc đời và số phận. Mặc dù chẳng thể thay đổi nhưng ít ra điều đó thể hiện rằng Thúy Kiều là một người thấu hiểu lý lẽ, trọn tình trọn nghĩa. Đặt mình trong hoàn cảnh buộc phải chọn lựa giữa gia đình và tình yêu nàng đã chọn hy sinh tình yêu để bán thân cứu lấy cha mẹ. Tiếng gọi chàng Kim “Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang” là tiếng gọi da diết, nghẹn ngào, có phần đau đớn trong tuyệt vọng, ta có thể hình dung ra Thúy Kiều đã trở thành một người vô hồn, đau đớn đến tận cùng. “Thôi thôi” như là sự kết thúc, không còn hy vọng, không còn gì để chờ đợi, phải chấp nhận sự thật nghiệt ngã này. Đến đây là kết thúc tình yêu này, và Thúy Kiều đã chấp nhận mình là người phụ bạc, không thể chối cãi tình cảm nàng dành cho Kim Trọng là tha thiết, chân thành nhưng chữ hiếu đã buộc nàng chọn hy sinh tình yêu, nàng không có lựa chọn khác. Tuy đã nhờ được Thúy Vân gánh vác mối nhân duyên này nhưng sâu trong thâm tâm của Thúy Kiều không được thanh thản, nàng đau khổ, than thân trách phận và oán thán cuộc đời bất công với mình. Mặc dù cuộc đời của Kiều đau khổ nhưng lại toát lên nhân cách sáng ngời, nàng vẫn luôn đòi hỏi về thân phận, tình yêu đôi lứa nhưng cũng không quên đi đạo nghĩa làm con.

Qua đoạn trích Trao duyên, chúng ta cảm nhận được Thúy Kiều không chỉ là một hình tượng nghệ thuật, một số phận được sáng tạo bởi bàn tay tài hoa của đại thi mà nàng rất gần với một con người thực, với một nhân cách tự nhiên nhiều chiều. Tình cảm, nỗi đau và sự hy sinh của Thúy Kiều khiến chúng ta không ngừng nghĩ về chính bản thân mình giữa cuộc đời, cảm thông cho sự đắng cay, bạc bẽo của số phận nàng Kiều.

Cảm nhận 8 câu cuối bài Trao duyên để thấy sau những giây phút đau đớn tột cùng, nàng Kiều rơi vào nỗi đau khổ và tuyệt vọng cùng cực, nàng nghĩ về Kim Trọng và càng đau xót hơn. Từ đó, đại thi hào Nguyễn Du đã phác họa thành công bi kịch tình yêu của nàng Kiều, nhưng vẫn ánh lên một nàng Kiều giàu lòng trắc ẩn với nhân cách cao đẹp. Bài viết cho thấy trao duyên cho em, nỗi đau này ai có thể thấu cho nàng Kiều. Sau giây phút vô cùng đau đớn, Kiều rơi vào nỗi đau khổ và tuyệt vọng đến cùng cực, nàng nghĩ về Kim Trọng và càng đau xót hơn. Với nàng Kim Trọng là tất cả, là niềm tin, hy vọng, là niềm an ủi, chia sẻ với nàng mọi điều. Tình yêu với của nàng với Kim Trọng ngày một nâng lên, ngày càng tha thiết thì nỗi đau, sự dằn vặt trong trái tim nàng càng mạnh mẽ, càng đớn đau hơn. Kiều cất lên lời oán trách số phận, trách sự vô tình, khắc nghiệt của cuộc đời, than thở cho số phận éo le, mỏng manh, bạc bẽo của bản thân. Mặc cảm vì mình là người phụ tình, nỗi đau ấy sẽ còn dày xé nàng trong suốt mười lăm năm lưu lạc. Lời trao duyên như nói một lời trăn trối, vĩnh biệt. Trước lời trao duyên, tình yêu thật mặn nồng, say đắm, hạnh phúc, sau lời trao duyên mình đã trắng tay, đôi lứa chia ly, tình yêu tan vỡ. Trước khi trao duyên mình là người sống, sau khi trao duyên mình là hồn oan nơi chín suối. Nguyễn Du hình dung rất rõ và thể hiện rất thành công số phận bi kịch, nội tâm rối bời, tâm trạng đau khổ, dằng dặc, cay đắng, xót xa và tuyệt vọng trong cuộc trao duyên của Kiều. Mong rằng qua đây các bạn có thêm tài liệu học tập. Hãy cùng VnDoc cảm nhận 8 câu cuối bài Trao duyên.

  • Soạn bài lớp 10: Trao duyên
  • Phân tích đoạn thơ Trao duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Trên đây VnDoc tổng hợp các dạng bài văn mẫu Cảm nhận về 8 câu thơ cuối bài Trao duyên cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10 nhé. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 10 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10 và biết cách soạn bài lớp 10 và các tác giả – tác phẩm Ngữ văn 10 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Để giúp các bạn có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất có thể nhé.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button