Cảm nhận về bài thơ Hai chữ nước nhà – Thủ thuật – TaimienPhi.vn
Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Hai chữ nước nhà của Á Nam Trần Tuấn Khải
Cảm nhận về bài thơ Hai chữ nước nhà
I. Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Hai chữ nước nhà (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát tác giả Trần Tuấn Khải và phong cách thơ.Giới thiệu sơ qua về lịch ra đời của tác phẩm, nội dung và nghệ thuật thể hiện.
2. Thân bàiBài thơ có thể chia làm 3 phần:Phần 1: Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ chia ly.→ Hình ảnh: “hạt máu lòng, hồn nước”.Phần 2: Nỗi đau mất nước và nỗi niềm của người ra đi…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Hai chữ nước nhà tại đây.
II. Bài văn mẫu Cảm nhận về bài thơ Hai chữ nước nhà (Chuẩn)
Trần Tuấn Khải (1895-1983) là một nhà thơ nổi tiếng dưới thời nhà Trần, ông thường mượn những câu chuyện trong lịch sử để nói về tình yêu nước và khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân, bày tỏ khát vọng được tự do.
“Hai chữ nước nhà” được viết vào năm 1926, in trong tập thơ “Bút quan hoài”, bài thơ viết về cuộc chia tay của hai cha con Nguyễn Trãi khi cha của ông là Nguyễn Phi Khanh bị quân Minh bắt sang Trung Quốc.
Tám câu đầu tiên là cảnh chia ly của hai cha con diễn ra đau thương:
“Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạmCõi trời Nam gió thảm đìu hiuBốn bề hổ thét chim kêuĐoái nom phong cảnh như khuê bất bìnhHạt máu nóng thấm quanh hồn nướcChút thân tàn lần bước dặm khơiTrông con tầm tã châu rơiCon ơi con nhớ lấy lời cha khuyên:Giống Hồng Hạc hoàng thiên đã địnhMấy ngàn năm suy thịnh đổi thayGiời Nam riêng một cõi nàyAnh hùng hiệp nữ xưa nay kém gì”
Câu thơ mở đầu đã tái hiện một khung cảnh chia li ảm đạm và bi thương, “ảm đạm” đây là nỗi đau của sự chia ly cũng là nỗi đau của sự mất nước phải chịu áp bức của giặc ngoại xâm. Các hình ảnh nhân hóa như “mây ảm đạm”, “gió thảm đìu hiu” cảnh vật cũng nhuốm màu nỗi đau của con người. Khung cảnh rộng lớn cũng khiến con người ta cảm thấy lạc lõng và nỗi đau càng khắc sâu hơn, “chốn ải Bắc”, “cõi trời Nam” “bốn bề” khung cảnh này gợi ra chiều kích không gian đa chiều, có chiều rộng, chiều cao và chiều sâu. Đứng trong khung cảnh rộng lớn và rợn ngợp ấy, con người trở nên thật nhỏ bé và có xu hướng bị thiên nhiên lấn áp.
Nguyễn Phi Khanh bất bình với thế sự, bất bình với chính bản thân mình. Ông nhắc nhở con mình: Triều đại có lúc thịnh có lúc suy nhưng anh hùng hiệp nữ thì đời nào cũng có, ông nhắc nhở hãy tìm một người có tâm có đức có trí theo giúp để hoàn thành bá nghiệp khôi phục giang sơn xã tắc. Trong giờ phút chia ly này, người cha chắc sẽ không bao giờ gặp lại con mình nữa, cha con ngàn trùng cách biệt, Nguyễn Phi Khanh không muốn cho con mình đi theo phụng dưỡng đây là sự hy sinh cao cả, ông muốn con mình ở lại để trả thù cho Tổ quốc, nhắc nhở người con phải khắc ghi vào tâm can của mình.
Sự hi sinh của người cha thật cao cả thật đáng để người khác khâm phục. Trong những câu thơ tiếp theo tác giả đã phác họa ra cảnh nước nhà lầm than, dân chúng phải sống trong kiếp nô lệ. Bối cảnh hiện lên đầy đau thương và bi đáp, tất cả hiện lên thật sống động qua ngòi bút miêu tả của tác giả.
“Thân vận nước gặp khi biến đổiĐể quân Minh thừa hội xâm lăngBốn phương khói lửa bừng bừngXiết bao thảm họa xương rừng máu sôngNơi đô thị thành tung quách vỡChốn nhân gian bỏ vợ lìa conLàm xiêu tán hao mònLạ gì khác giống dễ còn thương đâu!”
Những câu thơ như một lời nhắc nhở, nó khơi dậy lòng yêu nước của mỗi người chúng ta. Tác giả so sánh tàn bạo của giặc Minh thời đó không khác gì sự tàn bạo của thực dân Pháp lúc bấy giờ. Ông muốn khơi gợi lòng yêu nước của toàn thể dân tộc đứng lên kháng chiến.
“Thảm vong quốc kể sao xiết kểTrông cơ đồ nhường xé tâm canNgậm ngùi đất khóc giới thanThương tâm nòi giống lầm than nỗi này”
Nỗi đau mất nước còn vượt lên trên nỗi đau riêng để rồi nó trở thành nỗi đau cao cả, nỗi đau giống nòi. Nỗi đau ấy nó mang tầm vóc lớn lao: Tham vong, cơ đồ, đất khóc, giời than, giống nòi. Nỗi đau ấy càng ngày càng tang theo cung bậc cảm xúc: kể sao kể xiết, xé tâm can, ngậm ngùi, khóc than, thương tâm. Mỗi dòng thơ mỗi câu thơ là tiếng than tiếng khóc và sự oán hận bi phẫn. Bao nhiêu nỗi buồn tủi căm hờn đó người đã dặn dò con mình phải sống tiếp phải báo thù rửa hận cho nước nhà cũng như là báo thù cho ông.
“Khói Nùng Lĩnh như xây khối uất,Sông Hồng Giang nhường vật cơn sầu,Con ơi! Càng nói càng đau,Lấy ai tế độ đàn sau đó mà ?”
Tác giả lấy núi Nùng, sông Hồng Giang để nói sự căm phẫn xâm lược của giặc, sự dày công xây dựng của ông cha ta biết bao đời nay,cớ sao lại để giặc giày xéo lên mảnh đất linh thiêng này được. Những lời đi vào lòng người con người đọc sự căm phẫn của người cha.
“Cha xót phận tuổi già sức yếu,Lỡ sa cơ đành chịu bó tay,Thân lươn bao quản vũng lầy,Giang sơn gánh vác sau này cậy con.Con nên nhớ tổ tông khi trước,Đã từng phen vì nước gian lao.Bắc Nam bờ cõi phân mao,Ngọn cờ độc lập máu đào còn đây…”
Những lời lẽ Nguyễn Phi Khanh nói trên là từng nời từ trong ruột gan ông lời khắc cốt ghi tâm cho con trai mình. Giang sơn xã tắc ủy thác cho thế hệ sau thế trẻ gánh vác thế hệ có lòng dũng cảm một thế anh dũng thế hệ tiếp bước cha anh quyết tâm giành lại độc lập tự do cho dân tộc chả mối thù cho đất nước, lời của người cha là đúc thúc khích lệ người con chí hướng của nam nhi và cũng là lời động viên con mình để con bước đi trên con đường mới.
Qua bài thơ trên tác giả đã cho người đọc thấy được tình cảm cha con sâu đậm nhưng trên tất cả đó là tình yêu quê hương đất nước. ông khích lệ động viên con trai mình theo con đường đúng đắn con đường chính nghĩa. Đồng thời cho người đọc thấy được sự tàn bạo của giặc ngoại xâm khích lệ tình yêu quê hương đất nước của mỗi con người chúng ta.
-HẾT-
https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nhan-ve-bai-tho-hai-chu-nuoc-nha-47806n.aspx Hai chữ nước nhà là bài thơ nổi tiếng của Trần Quang Khải viết về cuộc chia tay xúc động của hai cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi. Để phục vụ tốt nhất cho việc học tập, bên cạnh Cảm nhận về bài thơ Hai chữ nước nhà, các bạn có thể tham khảo thêm: Phân tích nội dung và nghệ thuật thể hiện của đoạn trích Hai chữ nước nhà,Phân tích trích đoạn 36 câu thơ trong bài thơ Hai chữ nước nhà, Phân tích văn bản Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!