Cảm nhận về bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa – Thủ thuật
Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa
4 bài văn mẫu Cảm nhận về bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa
Bài mẫu số 1: Cảm nhận về bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa
Bài Mưa được Trần Đăng Khoa viết năm 1967, khi ấy tác giả mới lên chín tuổi. Thơ tuổi thơ của Trần Đăng Khoa thường viết về những cảnh vật và con người bình dị, gần gũi ở làng quê, nơi góc sân vườn nhà, nhưng lại từ chỗ đó mà nhìn ra được đất nước và mang khí thế của thời đại chống Mỹ cứu nước. Bài thơ Mưa cũng nằm trong mạch sáng tác ấy.
Bức tranh mưa rào được Trần Đăng Khoa miêu tả theo trình tự thời gian. Từ lúc sắp mưa đến trong cơn mưa.
Quang cảnh lúc trời sắp mưa được mở đầu bằng hai dòng thơ lặp lại:
Sắp mưa Sắp mưa
Như lời báo động rất khẩn trương cho mọi người biết là cơn mưa rào đã đến. Quang cảnh được diễn ra bằng hàng loạt hình ảnh diễn tả sự hoạt động của cảnh vật rất sống động: cả họ hàng nhà mối rời tổ bay ra, bay cao, bay thấp, nhào lộn trong không trung, mối già, mối trẻ sao mà nhiều mối thế! Đích xác là trời sắp mưa rồi! Dưới đất đàn gà con đang rối rít tìm nơi ẩn nấp. Vội vã quá! Kìa ông trời đã mặc áo giáp đen ra trận, mưa đã múa gươm, kiến đang hành quân, rồi bụi bay, gió cuốn… Tất cả, tất cả đều vội vã, khẩn trương hành động khi cơn mưa sắp tới. Còn có hình ảnh nào đẹp hơn:
Cỏ gà rung taiNgheBụi treTần ngầnGỡ tócHàng bưởiĐu đưaBế lũ con thơĐầu trònTrọc lốc
Từ động tác của cây cỏ gà và động tác rung rinh của nó trong cơn gió mà tác giả đã hình dung ra như cái tai cỏ gà rung lên để nghe âm thanh của những cơn gió mạnh lúc trời sắp mưa; những cành tre và lá tre bị gió thổi mạnh được hình dung như mớ tóc của bụi tre đang gỡ rối. Nhưng càng gỡ càng rối bởi gió mỗi lúc càng mạnh hơn. Một hình ảnh so sánh rất táo bạo của nhà thơ: những quả bưởi được ví như lũ trẻ con, đầu không có tóc đang ẩn náu trong những cành lá bưởi đang đưa đi, đưa lại trước gió…
Nhà thơ phải quan sát thật kĩ và vô cùng tinh tế, qua cảm nhận bằng mắt và tâm hồn của trẻ thơ, kết hợp với sự liên tưởng phong phú, mạnh mẽ mới có được những vần thơ hồn nhiên và độc đáo đến như vậy!
Cơn mưa được miêu tả theo cấp độ tăng dần. Nếu như quang cảnh khi trời sắp mưa là sự hoạt động và trạng thái khẩn trương, vội vã của cây cối và loài vật thì trong cơn mưa, khung cảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả dữ dội hơn, sự hoạt động của sự vật và có cả con người nữa có phần mạnh mẽ hơn.
ChớpRạch ngang trờiKhô khốc.
Từ rạch có sức gợi sự hoạt động của tia chớp quá nhanh và mạnh đến nỗi như người cầm dao rạch đứt đôi bầu trời để từ vết rạch đó toé ra những tia lửa điện báo hiệu trời mưa đã đến nơi rồi. Kèm theo chớp là sấm sét, một sự liên tưởng hợp với lô-gíc tự nhiên. Biện pháp nhân hoá được sử dụng liên tiếp trong đoạn thơ: Sấm cười, cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa. Những vật vô tri vô giác vào thơ của Trần Đăng Khoa đều có hồn.
Bức tranh sống động, rộn ràng hơn khi tác giả miêu tả âm thanh:
MưaMưaÙ ù như xay lúaLộp bộpLộp bộp.
Cả không gian đất trời mù trắng nước. Nước sủi bọt bong bóng phập phồng dưới mái hiên. Cây lá được uống mưa, tắm mưa tươi tỉnh “hả hê” sung sướng.
Hình ảnh con người được hiện lên trong bức tranh thiên nhiên rất đẹp. Trong cơn mưa dữ dội, con người đã bất chấp:
Đội sấmĐội chớpĐội cả trời mưa…
Ở đây có sự đối lập giữa thiên nhiên và con người. Một bên là mưa, sấm, chớp dữ dội, một bên là sự chủ động bình tĩnh của con người. Phải chăng tác giả đã sử dụng thiên nhiên như là một cái nền tôn cao tư thế của con người. Con người ở đây là Người cha đi cày về. Đi cày là một công việc bình thường và quen thuộc ở làng quê đã được hiện lên, nổi bật với dáng vẻ lớn lao, với tư thế vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội của trận mưa như là bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để tự tin, chiến thắng. Điệp từ đội được sử dụng liên tiếp trong ba dòng thơ cuối bài đã làm cho con người trở thành điểm sáng giữa bức tranh thiên nhiên.
Với thể thơ tự do, với cách sử dụng câu ngắn, nhịp điệu nhanh và dồn dập, phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và chính xác, với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế, năng lực liên tưởng, trí tưởng tượng phong phú, cách cảm nhận thiên nhiên rất sâu sắc và trẻ thơ, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh độrg cảnh tượng trước và trong cơn mưa rào ở làng quê qua những hoạt động và trạng thái của nhiều cảnh vật, loài vật và con người. Nổi bật lên trong bức tranh thiên nhiên đó là hình ảnh con người được nâng lên lớn lao, có sức mạnh to lớn để sánh với thiên nhiên và vũ trụ.
Trên đây là phần Cảm nhận về bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Phân tích bài thơ Mưa và cùng với phần Chuyển bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa thành bài văn xuôi để học tốt môn Ngữ Văn hơn.
Bài mẫu số 2: Cảm nhận về bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa
Bài thơ “Mưa” của tác giả Trần Đăng Khoa sáng tác 1967 khi ông lên chín tuổi. Bài thơ thể hiện cảnh vật và con người bình dị, gần gũi với con người.
Tác giả đã tinh tế khi phác họa bức tranh thiên nhiên vô cùng sinh động, Từ lúc thời tiết sắp đổ cơn mưa cho tới lúc trời mưa và khi cơn mưa đi qua.
Sắp mưa Sắp mưaCỏ gà rung taiNghe Bụi treTần ngần Gỡ tócHàng bưởi Đu đưaBế lũ con thơĐầu tròn Trọc lốc
Những câu thơ mở đầu như một lời báo động cho con người và vạn vật xung quanh biết đất trời đang thay đổi, sắp có một cơn mưa rào đang tới.
Những cơn gió đu đưa những cây cỏ gà rung rinh làm cho tác giả liên tưởng tới cái tai
Một sự nhân cách hóa so sánh vô cùng độc đáo táo bạo của nhà thơ nhí của chúng ta. Những quả bưởi thì được ví như những đứa trẻ con .
Điều này thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả với thiên nhiên của chúng ta có như thế tác giả mới cho ra những vần thơ vô cùng sinh động, gần gũi với con người như vậy.
ChớpRạch ngang trờiKhô khốc.
Cơn mưa mỗi lúc một gần hơn. Những tia chớt lóe lên như một con dao sáng lóa rạch ngang trời những vét chém tóe lửa, khiến cho con người và cảnh vật phải khiếp sợ.
Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa tự nhiên giống như đã từng miêu tả trong đoạn thơ
” Sấm cười,cây dừa sải tay bơi,ngọn mùng tơi nhảy múa”
Tác giả đã cho những vật vô tri, những vật tưởng chừng như vô hồn đó được sống như con người. Có tâm hồn, suy nghĩ và hành động giống như con người.
MưaMưaÙ ù như xay lúaLộp bộpLộp bộp.
Cả không gian bao la mênh mông bỗng ngập tràn trong nước.Trên những mái hiên những cơn mưa thi nhau rơi xuống, những bong bóng mưa sủi bọt rồi vỡ tan trong không trung. Trong cái nắng oi nồng của mùa hè, nếu chúng ta được đón nhận một cơn mưa rào thì thật hạnh phúc biết bao.
Nó xóa tan đi cơn khát của cỏ cây hoa lá, giúp cả người tắm mát tâm hồn, cảm thấy hả hê sung sướng trước cơn mưa mùa hạ, mát lành.
Đội sấmĐội chớpĐội cả trời mưa…
Trong những câu thơ cuối này tác giả Trần Đăng Khoa không miêu tả cảnh vật thiên nhiên nữa mà đã phác họa lên hình ảnh của một con người. Một bên là sấm chớp, mưa gió dữ dội. Một bên là con người chủ động bình tĩnh, hiên ngang đội sấm , đội chớp, đội cả mưa trên đầu để đi làm về.
Hình ảnh con người hiện lên thật hiên ngang, kiên cường không hề có sự lo lắng, hoảng sợ nào trong đây.
Những câu thơ cuối của bài thơ đã làm cho bức tranh ” Mưa” trở nên sinh động hơn bao giờ hết khi có sự xuất hiện của con người trong một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ như thế nào.
Bài thơ này được tác giả viết với thể thơ vô cùng phóng khoáng, tự do, nhịp điều lúc nhanh, lúc gấp gáp tạo thành sự nhịp nhàng cho bài thơ. Nghệ thuật nhân cách hóa của tác giả đã khiến cho những cỏ cây hoa lá cũng có tâm hồn, làm người đọc cảm thấy vô cùng thú vị.
Bài mẫu số 3: Cảm nhận về bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa
Bài thơ Mưa được làm theo thể thơ tự do, theo các nhịp 1, 2, 3 và 4, trong đó nhịp 2 chiếm số lượng chủ yếu. Với nhịp thơ ngắn và nhanh, tác giả đã diễn tả linh hoạt các đối tượng quan sát lúc trước và trong cơn mưa.
Bài thơ là sự kết hợp hoàn hảo giữa việc sử dụng động từ và tính từ. Các từ này đã diễn tả một cách sinh động trạng thái của mọi vật khi cơn mưa sắp diễn ra và trong cơn mưa. Một số tính từ tác giả đã sử dụng có thể kể ra như tròn lọc lốc, mù trắng, chéo, chồm chôm, hả hê …, động từ như rối rít, hành quân, múa, rung, mặc, đu đua. Những từ này góp phần làm cho phép nhân hóa sử dụng trong bài thờ được hoàn thiện hơn. Có thể nói đây là bài thơ sử dụng rộng rãi và thành công trong phép nhân hóa. Các loài vật dường như ssax có hồn trong co mắt của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Có thể kể ra một số chi tiết tác giả sử dụng phép nhân hóa như:
Ông trời mặc áo giáp đen, ra trậnMuôn nghìn cây mía múa gươmKiến hành quânCỏ gà rung tai ngheBụi tre tần ngần gỡ tócHàng bưởi đu đưa bế lũ conSấm ghé xuống sân khanh khách cườiCây dừa sải tay bơiNgọn mùng tơi nhảy múa
Phép nhân hóa này làm cho cả thế giới thiên nhiên trở nên sống động và hòa lẫn vào thế giới của con người. Đọc bài thơ, ta có cảm giác như sắp có một trận chiến xảy ra trong trời đất: Ông trời mặc áo giáp đen, ra trận, muôn nghìn cây mía múa gươm, kiến hành quân; tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những hình ảnh hết sức bình dị, thân thiết: Hàng bưởi đu đưa bế lũ con, sấm ghé xuống sân khanh khách cười, cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa. Những chi tiết diễn tả thiên nhiên trong bài thơ đã thể hiện sự quan sát tinh tường và tầm am hiểu thiên nhiên của tác giả.
Bài thơ chỉ thật sự có bóng dáng con người khi bước vào những câu cuối cùng:
Bố em đi cày vềĐội sấmĐội chớpĐội cả trời mưa …
Đây là dụng ý của tác giả khi sắp đặt con người xuất hiện ở cuối cơn mưa nhằm tăng vẻ đẹp và sự lớn lao trong vóc dáng của người nông dân. Sức tưởng tượng phong phú của cậu bé đã làm cho hình ảnh người cha đi cày trở thành một hình ảnh đẹp và có tư thế hiên ngang bất chấp những khó khăn trong cuộc sống.
Bài mẫu số 4: Cảm nhận về bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa
Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương. Năng khiếu thơ của Trần Đăng Khoa nảy nở rất sớm.
Từ lúc còn là học sinh tiểu học, lúc đó tác giả mới chín tuổi đang là cây bút thiếu nhi nổi tiếng. Góc sân và khoảng trời, tập thơ đầu tay của tác giả được in 1968. Bài Mưa được rút ra từ tập thơ đó. Người đọc đã cảm nhận một cơn mưa rào ở một làng quê qua những nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
Cái thú vị của bài thơ là tác giả không chỉ trực tiếp tả cơn mưa với sấm, chớp, nước mưa… mà chủ yếu là tập trung miêu tả hoạt động và trạng thái của các loài vật, cây cối, con người trước và trong cơn mưa. Chính cách miêu tả này mà người đọc nhận ra được cảnh tượng cụ thể và sinh động của cơn mưa.
Nét nghệ thuật đặc sắc thứ nhất là nhà thơ đã xây dựng hình ảnh sáng tạo, độc đáo và có giá trị phát hiện rất mới lạ nhưng vẫn đảm bảo được độ chính xác:
Cỏ gà rung taiNghe Bụi treTần ngần Gỡ tóc
Từ hình dáng của cây cỏ gà và động tác rung rinh của nó trong cơn gió mà tác giả hình dung ra như cái tai cỏ gà rung lên để nghe; còn những cành tre và lá tre bị gió thổi mạnh thì được hình dung như mớ tóc của bụi tre đang gỡ rối. Và còn nhiều những hình ảnh khác nữa xuất hiện liên tiếp trong bài thơ gợi lên sự thích thú cho người đọc. Không phải ai cũng hình dung được như vậy mà đó là sự liên tưởng rất phong phú của tâm hồn trẻ thơ mới có được hình ảnh ngộ nghĩnh đến như vậy!
Nét đặc sắc thứ hai được nổi bật trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ là phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và chính xác:
Ông trờiMặc áo giáp đenRa trậnMuôn nghìn cây míaMúa gươmKiến Hành quân đầy đường
Những hình ảnh nhân hoá đã tạo nên cảnh tượng một cuộc ra trận dữ dội với khí thế mạnh mẽ, khẩn trương Ông trời – mặc áo giáp đen là cảnh những đám mây đen che phủ cả bầu trời như một lớp áo giáp cúa một dũng tướng ra trận. Còn Muôn nghìn cây mía lá nhọn, sắc quay cuồng trong cơn gió được hình dung như những lưỡi gươm khua lên trong tay các chiến sĩ của một đội quân đông đảo; kiến đi từng đàn vội vã có hàng lối như một đoàn quân đang hành quân khẩn trương.
Phép nhân hoá ở đây- được sử dụng thành công là nhờ sự quan sát tinh nhạy cùng với sức tưởng tượng và khả năng liên tưởng mạnh mẽ của nhà thơ. Tài tình hơn là hình ảnh nhân hoá được “liệt kê” nối tiếp nhau nhưng không nhàm chán mà càng làm cho bức tranh Mưa hiện lên sống động như thật. Người đọc có thể thấy và cảm nhận được ngay.
Nét đặc sắc thứ ba là nghệ thuật miêu tả người của tác giả trong bức tranh Mưa. Hình ảnh người cha đi cày được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương. Dưới cái nhìn của Trần Đăng Khoa, người lao động đã hiện lên với dáng vẻ lớn lao, với tư thế vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội đầy sấm, đầy chớp của trận mưa như là bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để tự tin, chiến thắng.
Đội sấm Đội chớp Đội cả trời mưa
Một tư thế thật hào hùng, dũng mãnh. Đúng như ca dao xưa đã ca ngợi:
Trời mưa thì mặc trời mưaChồng tôi đi bừa đã có áo tơi.
Câu thơ của Trần Đăng Khoa hôm nay còn tự tin và mạnh mẽ, hồn nhiên. Nó dựng lên được hình ảnh con người có tầm vóc lớn lao, tư thế hiên ngang và sức mạnh to lớn, con người không bị thiên nhiên vũ trụ che lấp, trái lại, nó trở thành điểm sáng giữa bức tranh thiên nhiên.
Hình ảnh đối lập giữa thiên nhiên và con người đã làm nổi bật vẻ đẹp của người lao động bình thường (đi cày) trước cái dữ dội của cơn mưa rào. Đúng hơn, tác giả đã sử dụng thiên nhiên như là một cái nền để tôn cao tư thế con người. Có phải thiên nhiên là cái nền đã tôn cao vẻ đẹp của con người lên? Hay còn vì cách nhìn sáng tạo, độc dáo và thái độ trân trọng trong cách tả cảnh và tả người tinh tế của tác giả. Chính vì thế mà cả bài thơ có 63 dòng, 59 dòng tả cảnh thiên nhiên, tác giả chỉ dành 4 dòng cuối để tả con người, nhưng con người hiện lên vẫn rất đẹp.
Bài thơ tả cảnh mưa thành công bởi thể thơ và nhịp điệu thơ. Với thể thơ tự do, những câu thơ ngắn, từ một đến năm tiếng, số câu ngắn chiếm rất nhiều. Trong bài chỉ có hai câu thơ năm tiếng: câu 48 và câu 60, phần lớn là câu hai tiếng, và đặc biệt có tới 10 dòng thơ một tiếng. Các câu thơ ngắn, không đều nhau đã tạo ra nhịp nhanh, mạnh, dồn dập, diễn tả sinh động từng đợt dồn dập, dữ dội của cơn mưa rào mùa hè.
Mưa của Trần Đăng Khoa là sự kết tinh của những nét nghệ thuật đặc sắc, thể hiện qua tài năng quan sát và miêu tả tinh tế, năng lực liên tưởng phong phú của tác giả. Cách cảm nhận thiên nhiên ở bài thơ vừa hồn nhiên vừa sâu sắc. Bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động cảnh tượng cơn mưa rào ở làng quê qua những hoạt động và trạng thái của nhiều cảnh vật, loài vật, con người trước và trong cơn mưa.
Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Tính từ và cụm tính từ nhằm chuẩn bị cho bài học này.
Ngoài ra, Trẻ em vẫn mơ ước vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ như Thánh Gióng. Em hãy tưởng tượng mình mơ thấy Thánh Gióng và hỏi Ngài bí quyết, xem Ngài khuyên em như thế nào? là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 6 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.
https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nhan-ve-bai-tho-mua-cua-tran-dang-khoa-40215n.aspx
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!