Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Đề bài: Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc
Bức tranh tứ bình Việt Bắc học sinh giỏi
I. Dàn ý cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc ngắn gọn (Chuẩn)
– Giới thiệu về tác giả Tố Hữu và đặc điểm thơ của ông: Tố Hữu là một trong số những gương mặt tiêu biểu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ ông là đỉnh cao của khuynh hướng trữ tình – chính trị, mang đậm khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn và tinh thần dân tộc- Giới thiệu về bài thơ Việt Bắc: Tiêu biểu cho đặc điểm thơ Tố Hữu- Nêu vấn đề nghị luận: Bức tranh tứ bình trong bài thơ
2. Thân bài
a. Hai câu thơ mở đầu
– Nghệ thuật: Câu hỏi tu từ, điệp từ “ta”, cách ngắt từ “những hoa cùng người”…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc tại đây
II. Bài văn mẫu Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc học sinh giỏi (Chuẩn)
1. Bài văn Cảm nhận của em về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc hay nhất số 1
1.1. Dàn ý bức tranh tứ bình Việt Bắc siêu hay:
1.1.1. Mở bài:– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. – Khái quát về bức tranh tứ bình trong bài thơ. 1.1.2. Thân bài:a) Bức tranh mùa đông:* Cảnh thiên nhiên: – “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”: Nền xanh mênh mông có điểm vào màu đỏ của hoa chuối.- “Đỏ tươi”: Sắc màu rực rỡ.=> Tạo nên điểm nhấn cho bức tranh mùa đông.* Hình ảnh con người:- “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”: Tầm vóc kì vĩ, lớn lao làm chủ thiên nhiên. => Tư thế làm chủ đất nước, giữa thiên nhiên bao la mà con người không hề nhỏ bé. b) Bức tranh mùa xuân:* Cảnh thiên nhiên: – “Mơ nở trắng rừng”: Hình ảnh những bông hoa mơ đang bung nở giữa những cánh rừng bạt ngàn.=> Bức tranh xuân căng tràn sức sống.* Hình ảnh con người:- “Đan nón chuốt từng sợi giang”: Con người với công việc đan nón để phục vụ cuộc sống, phục vụ kháng chiến.=> Gợi sự cẩn thận, tỉ mỉ của người dân. c) Bức tranh mùa hè: * Cảnh thiên nhiên:- “Ve kêu”: Âm thanh quen thuộc báo hiệu hè về.- “Rừng phách đổ vàng”: Cả một rừng phách chuyển màu vàng rực rỡ.* Hình ảnh con người: – “Cô em gái hái măng một mình”: Những cô sơn nữ trong công việc thầm lặng, vất vả.=> Con người hiện lên một mình nhưng không cô đơn. d) Bức tranh mùa thu:* Cảnh thiên nhiên:- “Ngày thu trăng rọi hòa bình”: Vầng trăng dải ánh bạc khắp cả khu rừng.=> Mở ra một khung cảnh bình yên, gợi cảm giác quen thuộc.* Hình ảnh con người: – “Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”: Tiếng hát ngợi ca sự nghĩa tình, son sắc thủy chung.e. Đánh giá về giá trị nội dung và nghệ thuật:– Giá trị nội dung:+ Bức tranh thiên nhiên tứ bình đẹp, hài hòa cả về cảnh và người. * Giá trị nghệ thuật:- Cách xưng hô mình – ta.- Kết cấu đối đáp.- Thể thơ lục bát.1.1.3. Kết bài:– Khẳng định lại cảm nhận về bức tranh tứ bình.
1.2. Bài văn Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc siêu hay
Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị đặc sắc của nền văn học Việt Nam. Với giọng thơ trong sáng, chân thành, ông đã để lại cho đời nhiều vần thơ ý nghĩa. Tiêu biểu phải kể đến bài thơ “Việt Bắc”. Đoạn thơ nổi bật nhất trong tác phẩm là bức tranh tứ bình hài hòa cả về cảnh thiên nhiên và con người.
Đầu tiên, tác giả đã mở ra trước mắt người đọc cảnh mùa đông với nền xanh tràn đầy sức sống:
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”
Cảnh mùa đông mở ra với màu xanh của núi rừng đại ngàn. Giữa không gian xanh mênh mông, ngòi bút của thi nhân điểm vào những chấm đỏ rực rỡ của hoa chuối rừng. Ở đây, hai gam màu nóng tưởng như tương phản lại tạo nên sự hài hòa cho bức tranh rừng Đông. Trên nền bức tranh thiên nhiên đó, con người hiện lên trong hoạt động sản xuất để phục vụ kháng chiến. Trên nền xanh hoa đỏ, con người xuất hiện trên đỉnh đèo cao. Con người mang tầm vóc lớn lao, kì vĩ, tư thế hiên ngang, vững chắc như có thể ôm trọn cả giang sơn.. Bằng việc sử dụng ngôn ngữ của nghệ thuật nhiếp ảnh, tác giả đã ghi lại một khoảnh khắc thần tình. Khi ánh mặt trời chiếu vào lưới, giao sáng hóa con người trở thành tụ điểm của ánh sáng giống như làm tỏa ra vầng hào quang chói lọi.
Đến bức tranh mùa xuân, có sự thay màu chuyển gam:
“Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”.
Khung cảnh mùa xuân có sự thay đổi chuyển màu từ màu xanh thành màu trắng tinh khiết dịu dàng của hoa mơ. Hai từ “mơ nở” khiến người đọc liên tưởng đến cảnh tượng muôn ngàn cánh hoa mơ trắng muốt đang từ từ hé mở. Sức sống mùa xuân như lan tỏa khắp khu rừng. Tính từ “trắng” được dùng như một động từ tạo ấn tượng thị giác mạnh mẽ. Cảnh hoa mơ nở trắng rừng chính là nét đặc trưng của mùa xuân Việt Bắc, làm say đắm lòng người. Giữa rừng mơ nở trắng, con người hiện lên trong công việc thầm lặng. Họ đang chuốt từng sợi giang thành vành nón. Hai chữ “chuốt, từng” gợi sự cẩn trọng tỉ mỉ và tài hoa của người Việt Bắc. Đó cũng là vẻ đẹp chung của con người về Việt Nam. Có thể hiểu rằng những bàn tay tài hoa của con người Việt Bắc đang vẽ nên những chiếc mũ nan, những vành nón nghĩa tình gửi tặng bộ đội dân công trên đường ra tiền tuyến. Đan dài trong từng sợi giang còn là sợi nghĩa, sợi tình của người Việt Bắc son sắc thủy chung.
Bức tranh mùa hè bắt đầu với sắc vàng rực:
“Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình”
Bức tranh mùa hè xuất hiện âm thanh của tiếng ve. Khung cảnh vừa mang nét đặc trưng của thiên nhiên vừa mang vẻ đẹp riêng của mùa hè Việt Bắc. Ánh sáng rực rỡ sắc màu tựa như một bức sơn mài độc đáo. Dường như, tiếng ve gọi hè cũng làm lá cây chuyển từ xanh sang vàng. Đó là bước đi của thời gian, khoảnh khắc chuyển mùa được thể hiện qua sự chuyển màu trên thảo mộc. Trong cảnh ngày hè, xuất hiện hình ảnh người sơn nữ Việt Bắc. Các cô gái hiện lên trong công cuộc thường ngày lặng thầm, chịu thương chịu khó. Thông thường, việc con người xuất hiện giữa không gian núi rừng hoang vu sẽ gây cảm giác sợ hãi,trống trải. Nhưng ở đây, con người Việt Bắc đang hăng say lao động. Cô thiếu nữ được hiện lên trong cái nhìn đầy trìu mến, yêu thương của người kháng chiến về xuôi. Cụm từ “cô em gái” vừa trân trọng, vừa thương yêu thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của người Việt Bắc với người kháng chiến.
Bức tranh mùa thu khép lại bức tranh tứ bình:
“Ngày thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
Mùa thu cũng khép lại chặng đường 15 năm kháng chiến. Đây còn là mùa chứng kiến cuộc chia li đong đầy giữa người đi và kẻ ở. Không gian rừng núi mở ra mênh mông và vầng trăng trên cao thì dải ánh bạc phủ kín cả khu rừng. Không gian sáng lên lấp lánh, những giọt trắng trôi qua kẽ lá đậu trên mặt đất và dệt lên một tấm thảm hoa. Vầng trăng thu Việt Bắc còn đẹp hơn bao giờ hết vì nó soi sáng cho nhân dân ta trong những đêm dài kháng chiến gian khổ. Hình ảnh con người xuất hiện gián tiếp qua tiếng hát ân tình thủy chung. Đó là tiếng lòng chung đồng vọng của người đi – kẻ ở. Mở đầu khổ thơ là câu hỏi thiết tha “Ta về, mình có nhớ ta”. Khép lại là câu trả lời “Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” Cả ta và mình đều nhớ nhau trong câu hát nghĩa tình thủy chung, son sắc.
Với việc sử dụng thể thơ lục bát dân gian kết hợp với giọng điệu thơ nhẹ nhàng như lời tâm tình, Tố Hữu đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh tứ bình Việt Bắc.
Qua việc miêu tả bức tranh thiên nhiên, độc giả thấy được nhà thơ Tố Hữu là người có cảm nhận tinh tế, sâu sắc về cuộc đời. Có như vậy mới có thể vẽ lên được bức tranh cảnh và người hài hòa như vậy.
2. Bài văn Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc ngắn nhất hay số 2
Tố Hữu là một trong số những gương mặt tiêu biểu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ ông là đỉnh cao của khuynh hướng trữ tình – chính trị, mang đậm khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn và tinh thần dân tộc. Và có thể nói, Việt Bắc là một trong số những sáng tác tiêu biểu nhất cho đặc điểm thơ Tố Hữu. “Việt Bắc” là khúc anh hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về kháng chiến và về con người. Và có lẽ, những ai đã đọc Việt Bắc sẽ không thể nào quên được vẻ đẹp của bức tranh tứ bình trong bài thơ – vẻ đẹp với sự gắn bó, hòa quyện giữa thiên nhiên và con người Việt Bắc.
Mở đầu đoạn thơ miêu tả bức tranh tứ bình trong “Việt Bắc” là một câu hỏi tu từ – một câu hỏi để lại trong lòng bạn đọc ấn tượng khôn nguôi:
Ta về, mình có nhớ taTa về, ta nhớ những hoa cùng người
Với hình thức câu hỏi tu từ, ngắt nhịp chẵn cùng việc sử dụng điệp từ “ta” tác giả như muốn nhấn mạnh nỗi nhớ, cùng tấm lòng thủy chung son sắt của mình. Nỗi nhớ ấy, tấm lòng ấy gửi đến “hoa cùng người”. Cách nói tách đôi “hoa” và “người” giúp người đọc nhận thấy sự kết hợp hài hòa, đan xen vào nhau giữa “hoa” – thiên nhiên Việt Bắc với “người” – những người dân Việt Bắc, những người tham gia vào cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ của dân tộc.
Những nét vẽ đầu tiên cho bức tranh tứ bình trong bài thơ là khung cảnh mùa đông đẹp đẽ, tràn đầy sức sống nơi núi rừng Tây Bắc của Tổ quốc:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươiĐèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Hình ảnh thiên nhiên gợi ấn tượng đậm nét với bạn đọc về khung cảnh thiên nhiên Việt Bắc vào đông với một màu xanh bạt ngàn, vô tận ánh ngời lên sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, cảnh vật nơi đây. Và để rồi, trên cái nền xanh ấy là sự điểm xuyết màu đỏ rực rỡ của những bông hoa chuối rừng. Hai gam màu ấy quyện hòa vào nhau dưới ánh nắng vàng làm cho bức tranh thêm sinh động ấm áp. Trên cái nền thiên nhiên vào đông ấy, hình ảnh con người hiện lên thật khỏe khoắn, mạnh mẽ và đầy chủ động “dao gài thắt lưng”. Con người ở đây được đặt trong không gian thiên nhiên rộng lớn, bao la, kì vĩ song vẫn nổi bật lên một cách vững chãi, sánh ngang với tầm vóc thiên nhiên.
Không chỉ là khung cảnh Việt Bắc vào đông mà hình ảnh vào xuân của thiên nhiên Việt Bắc cũng được tác giả miêu tả một cách sinh động, độc đáo:
Ngày xuân mơ nở trắng rừngNhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Có thể nói, sắc trắng của hoa đào, hoa mận đã trở thành nét đặc trưng riêng của thiên nhiên Tây Bắc mỗi độ xuân về và ở đây, tác giả Tố Hữu đã thể hiện rõ điều đó. Đó là một bức tranh mùa xuân viên mãn và tràn đầy sức sống với sắc trắng của rừng mơ tinh khôi, trẻ trung, thơ mộng. Cái đẹp, cái quyến rũ của thiên nhiên dường như được tăng lên bội phần bởi chính cảm xúc trầm trồ, ngưỡng mộ của tác giả qua cách sử dụng từ “trắng rừng”. Trên cái nền xao xuyến ấy của thiên nhiên, hình ảnh con người hiện lên thật lặng lẽ. Từng động tác “chuốt từng sợi giang” vừa gợi sự cẩn trọng, tỉ mỉ vừa gợi sự khéo léo, tài hoa của những người lao động Việt Bắc. Dường như, bao nhiêu yêu thương, bao nhiêu ân tình được người lao động gửi trọn vào trong đấy.
Nếu như bức tranh mùa xuân được tác giả vẽ lên bằng màu sắc của thiên nhiên Việt Bắc thì bức tranh mùa hè được tác giả gợi nên từ cả màu sắc lẫn âm thanh:
Ve kêu rừng phách đổ vàngNhớ cô em gái hái măng một mình
Thiên nhiên có sự quyện hòa giữa sắc vàng của phách và âm thanh của tiếng ve để rồi như rộn lên những cảm xúc yêu mến, xốn xao khi phải chia li. Âm thanh và màu sắc cộng hưởng vào nhau, dường như, tiếng ve đã đánh thức màu sắc để tạo nên sự chuyển động mau lẹ “rừng phách đổ vàng”. Chữ “đổ” được tác giả sử dụng thật tinh tế, gợi nên sự căng tròn, tràn trề và cả nguồn sống rạo rực. Trong cảnh sắc ấy, con người vẫn âm thầm “một mình” chăm chỉ “hái măng”. Đó chính là hình ảnh người lao động chịu thương, chịu khó lặng thầm cống hiến cho đất nước, cho kháng chiến.
Hình ảnh kết thúc bức tranh tứ bình trong Việt Bắc đó chính là bức tranh về mùa thu – mùa thu hòa bình:
Mùa thu trăng rọi hòa bìnhNhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
Bức tranh thiên nhiên hiện lên thật đẹp đẽ trong vẻ êm đềm, thơ mộng với ánh trăng tỏa sáng, chiếu rọi khắp núi rừng. “Trăng rọi hòa bình” là hình ảnh gợi tới ngày mai tươi sáng. Có thể nói, đây là một hình ảnh thơ được tạo nên bởi sự hòa quyện giữa cảm hứng thiên nhiên và cảm hứng lịch sử. Và để rồi, trong không khí ấy, con người hiện lên không phải bởi gương mặt, hình dáng mà bởi tiếng hát, với nét đẹp tâm hồn từ ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam: ân tình, thủy chung, lạc quan và luôn tin vào một ngày mai tươi sáng.
Tóm lại, bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc hiện lên thật đẹp, thật sinh động bởi nó có sự gắn bó, hòa quyện giữa thiên nhiên và con người. Đồng thời, qua đó, chúng ta thấy được tài năng của Tố Hữu trong việc sử dụng ngôn ngữ, lựa chọn hình ảnh và tấm lòng ân tình, thủy chung của ông đối với quê hương cách mạng Việt Bắc.
-HẾT-
https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nhan-ve-buc-tranh-tu-binh-trong-bai-tho-viet-bac-45960n.aspx Bức tranh thiên nhiên tứ bình đẹp, mang đậm tính dân tộc. Trên đây các em đã cùng tìm hiểu về vẻ đẹp con người và mảnh đất Tây Bắc thông qua bức tranh Tứ bình đặc sắc. Để thấy được tình cảm gắn bó của những người cách mạng với vùng đất chiến khu cũng như những kỉ niệm đáng nhớ trong những ngày kháng chiến, bên cạnh Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc, các em có thể tham khảo thêm: Bình giảng 8 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ: Ta về, mình có nhớ ta…., Cảnh thiên nhiên và con người trong bài thơ Việt Bắc, Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ tố hữu từ từ ấy đến Việt Bắc.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!