Cảm nhận câu nói của bà cô Thị Nở trong truyện Chí Phèo (3 Mẫu)

Cảm nhận về câu nói của bà cô Thị Nở trong truyện Chí Phèo gồm dàn ý chi tiết kèm theo 3 bài văn mẫu hay được Download.vn tuyển chọn từ bài làm của các bạn học sinh giỏi lớp 11 trên cả nước. Thông qua tài liệu này các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi kiến thức củng cố kỹ năng viết văn ngày một hay hơn.

Qua câu nói của bà cô Thị Nở không chỉ chặn đứng con đường lương thiện mà Chí khát khao quay đầu lại mà còn mang đến bao day dứt, suy tư cho độc giả. Câu nói cũng như lời tố cáo đối với xã hội phong kiến đã đẩy con người đến bước đường cùng không thể thoát ra. Vậy sau đây là dàn ý và 3 bài văn mẫu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Dàn ý cảm nhận về câu nói của bà cô Thị Nở

I. Mở bài:

– Giới thiệu về câu nói của bà cô Thị Nở: Trong lời nói của bà cô với THị nở, câu nói “đàn ông đã chết cả rồi hay sao mà lại đâm đầu đi lấy một thằng chồng không cha. Ai lại đi lấy chồng chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ” không chỉ mang đến nỗi tuyệt vọng cùng cực cho Chí Phèo mà còn mang đến bao suy tư, day dứt cho độc giả.

II. Thân bài:

Truyện ngắn Chí Phèo đã phản ánh chân thực hiện thực xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, xã hội chà đạp lên quyền sống, quyền lương thiện của người nông dân nghèo.

– Chí Phèo vốn là anh canh điền hiền lành, lương thiện nhưng số phận đưa đẩy khiến Chí Phèo sa chân vào con đường tù tội rồi trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại.

– Đến khi gặp được Thị Nở, Chí đã được thức tỉnh về nhân tính, Chí nhớ về những giấc mơ bình dị của ngày trẻ và khát khao lương thiện.

– Con đường trở lại đó nào được dễ dàng, những định kiến nghiệt ngã vẫn vây hãm lấy cuộc đời Chí, mà đại diện cho tất cả những định kiến ở đây chính là qua lời nói của nhân vật bà cô Thị Nở.

– Khi Thị đi hỏi bà cô về ý định về chung một nhà với Chí, bà cô đã không những không đồng ý mà còn “ném” vào mặt Thị những lời mắng chửi tàn nhẫn, thậm tệ nhất.

– Câu nói thể hiện sự nghiệt ngã đến tàn nhẫn của những định kiến.

– Những lời của bà cô Thị Nở nói không sai, Chí Phèo là “thằng không cha không mẹ”, ngay từ nhỏ Chí đã bị bỏ rơi bên cái lò gạch bỏ hoang.

– Bản chất lương thiện của Chí cũng được đánh thức nhờ Thị Nở, người đàn bà xấu xí, dở hơi.

– Chí khát khao hạnh phúc, khát khao lương thiện, khát khao được làm hòa với mọi người. Thế nhưng câu nói “quay đầu là bờ” có thể đúng trong nhiều trường hợp nhưng lại chẳng thể ứng nghiệm với cuộc đời Chí.

– Lời nói của bà cô Thị Nở cũng như lời chối bỏ phũ phàng nhất.

III. Kết luận:

– Câu nói của bà cô Thị Nở không chỉ chặn đứng con đường lương thiện mà Chí khát khao quay đầu lại mà còn mang đến bao day dứt, suy tư cho độc giả. Câu nói cũng như lời tố cáo đối với xã hội phong kiến đã đẩy con người đến bước đường cùng không thể thoát ra.

Cảm nhận về câu nói của bà cô Thị Nở – Mẫu 1

Truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao ngay từ khi ra đời đã lập tức đưa tên tuổi của nhà văn Nam Cao trở thành một trong những nhà văn xuất sắc nhất của nền văn học phê phán những năm 1930-1945. Hơn thế nữa nó đã trở thành một tác phẩm được xem là kiệt tác của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Có được thành công như vậy chính là nhờ vào những nguyên mẫu có thực ở làng Đại Hoàng quê tác giả, mà thông qua ngòi nghệ thuật xuất sắc, Nam Cao đã xây dựng nên những nhân vật có một không hai, gây ấn tượng sâu sắc với người đọc, tạo thành một câu chuyện với cốt truyện hấp dẫn, có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ. Cuộc đời của Chí Phèo là chuỗi những bi kịch dài và nối tiếp, trong đó đớn đau và khổ sở nhất ấy chính là bi kịch bị từ chối quyền làm người, bị từ chối quyền hạnh phúc. Bà cô của Thị Nở đã có một câu nói với cháu gái khiến người đọc không khỏi thấy day dứt, xót xa cho nhân vật Chí Phèo rằng: “Đàn ông đã chết hết hay sao mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lại đi lấy chồng chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ”.

Cuộc gặp gỡ với Thị Nở chính là định mệnh của Chí Phèo, cuộc gặp gỡ đầy nhân văn ấy dường như đã đánh thức trong tâm hồn Chí Phèo một phần nào đó lâu nay vẫn ngủ quên, vẫn bị nhấn chìm bởi men rượu, bởi những tiếng chửi rủa chán chường. Lúc này người ta mới nghĩ lại, mới nhớ lại rằng, Chí Phèo của trước kia cũng hiền lành, chăm chỉ như bao người nông dân khác, thế nhưng cái xã hội phong kiến thối nát, với những con người quan quyền cậy thế, chỉ vì chút ghen tuông dở hơi mà đẩy một chàng trai hiền lành vào chốn ngục tù khổ sở. Ai biết được trong bảy tám năm ấy đã xảy ra những chuyện gì với Chí Phèo, người ta chỉ thấy sau khi ra tù Chí Phèo đã trở thành người khác, với cái bộ dạng mà cả làng đều nhất trí “trông gớm chết”. Ai ai cũng ghê sợ Chí Phèo, con người ta hình thành hẳn trong mình những cái định kiến ghê gớm, vững chắc, kẻ biết chuyện cũng như không biết chuyện thì đều mặc định cho mình một suy nghĩ, Chí Phèo là kẻ lưu manh, đáng sợ, phải xa lánh hắn ta. Chính điều đó đã chặt đứt đi cái con đường hoàn lương của Chí Phèo.

Quay trở lại với cuộc gặp gỡ định mệnh với Thị Nở, họ đã ăn nằm với nhau trong một đêm trăng, rồi ngủ thiếp đi, sau đó Thị Nở dìu Chí Phèo về căn lều của hắn và ra về. Lúc Chí Phèo tỉnh lại, dường như đã có một cái gì thay đổi, hắn ở trong căn lều tối tăm ẩm thấp lờ mờ nhưng vẫn có thể tưởng tượng ra “nắng bên ngoài chắc là rực rỡ”, hắn nghe thấy “tiếng chim ríu rít bên ngoài”. Tất cả những thứ ấy đều là những điều mà bấy lâu nay hắn chẳng hề cảm nhận được, bời vì hắn bận say! Người vốn vẫn chìm đắm trong men rượu như Chí Phèo mà cũng có ngày sợ rượu, lần đầu tiên trong suốt gần chục năm đằng đẵng hắn mới lại thấy được tiếng huyên náo của cuộc sống và thậm chí hắn còn thấy vui vẻ. Bát cháo hành của Thị Nở, sự quan tâm chăm sóc của một người đàn bà dở hơi, xấu xí thế mà lại đánh thức cái tâm hồn ham sống, mong muốn làm lại cuộc đời của Chí Phèo, hắn cũng có ước vọng điền viên, ước vọng có một gia đình nho nhỏ, nhưng giờ đã ở bên kia dốc của cuộc đời liệu có muộn lắm không? Hắn nghĩ thế.

Có lẽ cuộc đời của Chí Phèo đã thực sự thay đổi và thậm chí có được hạnh phúc với Thị Nở, nếu như thị chẳng dở hơi mà có suy nghĩ “Hay mình dừng yêu để hỏi cô đã”, thế rồi bi kịch của Chí Phèo lại tiếp diễn. Tiếp diễn bởi chính cái định kiến cay nghiệt mà người đời đã dành cho hắn. Con đường trở về với lương thiện, cái khát khao muốn được hòa vào cuộc sống, được sống như con người đã bị chặn đứng lại bởi những lời chua chát, xuất phát từ bà cô của Thị Nở, kẻ đại diện cho thái độ, định kiến của xã hội, cho cả làng Vũ Đại với Chí Phèo. Bà cô già, lại còn ế chỏng chơ của Thị Nở, trước thiết nghĩ bà ta cũng chẳng thương yêu gì cô cháu dở hơi của mình, mà có lẽ bà tự thấy “tủi cho thân bà. Bà nghĩ đến cái đời dài dằng dặc của bà, không có chồng. Bà chua xót lắm. Bà uất ức, uất ức với ai không biết”. Cái uất ức, cái ích kỷ yếu hèn của con người khiến bà ta đổ hết lên đầu cháu mình, toan phá tan cái hạnh phúc chớm nở của cô cháu, bà ta cần gì biết cháu lấy ai, nhưng với sẵn cái định kiến khốn nạn về một thằng Chí Phèo không cha, một thằng chuyên rạch mặt ăn vạ, bà ta cứ luôn mồm mà xả không thương tiếc. Những câu nói tuy không phải là dao nhưng cắt vào lòng người những vết sâu hoắm, ấy là lưỡi dao định kiến tàn nhẫn của xã hội phong kiến đương thời. Một khi nó đã mặc định điều gì, thì kẻ đó chỉ có thể chịu chết bị đóng đinh với cái định kiến đó đời đời kiếp kiếp, bị người ta xa lánh, người ta sợ hãi hay gì đó mà cứ chấp nhất nhất tin vào cái xấu chứ chẳng bao giờ tin vào điều kỳ diệu của tạo hóa, chẳng tin vào sự thức tỉnh lương tri của Chí Phèo.

Đọc thêm:  Top 10 Bài văn phân tích bài thơ "Muốn làm thằng Cuội" của Tản Đà

Chí Phèo không cha, không mẹ là lỗi của hắn sao? Liệu có ai còn nhớ Chí Phèo trong hình dáng của một anh canh điền hiền lành chất phác, liệu có ai biết rằng tại sao cuộc đời Chí lại bê bết như bây giờ, liệu có ai thèm đếm xỉa đến nỗi oan khuất đi tù 7, 8 năm của Chí? Không, không một ai cả, họ chỉ trực chờ chăm chăm nhìn vào cái xấu, cái tệ hại nhất của con người ta để mà ra sức xỉ vả vùi dập, thậm chí vô tình đã tước đi cái quyền được làm người, được vui sống. Bà cô của Thị Nở chính là tiêu biểu trong số ấy, phải bà đau đớn, chua xót vì không có được hạnh phúc gia đình, thế nhưng cớ gì phải ngăn cản cháu mình là Thị Nở. Bà ta đã không thể mở lòng, không thể suy nghĩ một cách tích cực rằng Chí Phèo sẽ thay đổi và Thị Nở ít ra cũng hơn bà có được hạnh phúc, bởi lý trí của bà ta bị che mờ bởi sự ích kỷ, bởi những định kiến cay nghiệt mà người đời gán cho Chí Phèo. Thế là hết, giấc mơ quay lại làm người lương thiện, giấc mơ điền viên của Chí và thị đã tàn, đã bị chặn đứng một cách phũ phàng bởi lời của bà cô. Cũng lúc này đây, trong tuyệt vọng, trong cơn say Chí Phèo mới nhận ra chỉ có chết mới là con đường duy nhất giải thoát cho hắn khỏi bể khổ này, hắn đã sống lê lết ở cái cuộc đời này hơn 40 năm, thế nhưng đi đâu người ta cũng khinh ghét hắn, tiếng hắn chửi với tiếng chó sủa hòa vào nhau, có lẽ đã từ lâu lắm người ta đã chẳng còn coi hắn là con người, thì lấy đâu ra cái gọi là hạnh phúc, lương thiện, tình yêu?

Câu nói đầy cay nghiệt của bà cô Thị Nở chính là đại diện cho những định kiến đến tàn nhẫn của xã hội phong kiến mục nát lúc bấy giờ đối với Chí Phèo. Nó đã chặn đứng hết tất cả ước mơ, hy vọng, lương tri vừa mới được đánh thức của Chí, dồn Chí đến bước đường cùng, lựa chọn cuối cùng là cái chết để giải thoát. Phân cảnh, lời nói của bà cô khiến cho người đọc không khỏi xót xa, day dứt về một kiếp người bất hạnh, chồng bất hạnh thất thểu, lay lắt bước ra từ những trang sách của nhà văn Nam Cao.

Cảm nhận về câu nói của bà cô Thị Nở – Mẫu 2

Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao cũng là tác phẩm hiện thực có giá trị bậc nhất của nền văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Trong truyện, Chí Phèo là con người bị tha hóa cả về nhân hình lẫn nhân tính để trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại, Trước tình thương của Thị Nở, Chí Phèo đã thức tỉnh nhân tính và khát khao trở về với con đường lương thiện. Tuy nhiên, con đường đi lương thiện của Chí, giấc mơ về ngôi nhà hạnh phúc của Chí và Thị vốn chẳng dễ dàng. Sự ngăn cấm của bà cô Thị Nở là đại diện cho những định kiến của người dân làng Vũ Đại. Trong lời nói của bà cô với THị nở, câu nói “đàn ông đã chết cả rồi hay sao mà lại đâm đầu đi lấy một thằng chồng không cha. Ai lại đi lấy chồng chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ” không chỉ mang đến nỗi tuyệt vọng cùng cực cho Chí Phèo mà còn mang đến bao suy tư, day dứt cho độc giả.

Truyện ngắn Chí Phèo đã phản ánh chân thực hiện thực xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, xã hội chà đạp lên quyền sống, quyền lương thiện của người nông dân nghèo. Chí Phèo vốn là anh canh điền hiền lành, lương thiện nhưng số phận đưa đẩy khiến Chí Phèo sa chân vào con đường tù tội rồi trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại.

Kể từ khi trở thành tay sai của Bá Kiến, trở thành con quỷ dữ bị cả làng chối bỏ quyền làm người, Chí Phèo đã quen đối mặt với cuộc sống không mục đích, đơn độc, triền miên trong những cơn say. Đến khi gặp được Thị Nở, Chí đã được thức tỉnh về nhân tính, Chí nhớ về những giấc mơ bình dị của ngày trẻ và khát khao được trở về với con đường lương thiện, muốn xây dựng một gia đình nhỏ hạnh phúc với Thị Nở.

Tuy nhiên, con đường trở lại đó nào được dễ dàng, những định kiến nghiệt ngã vẫn vây hãm lấy cuộc đời Chí, mà đại diện cho tất cả những định kiến ở đây chính là qua lời nói của nhân vật bà cô Thị Nở. Khi Thị đi hỏi bà cô về ý định về chung một nhà với Chí, bà cô đã không những không đồng ý mà còn “ném” vào mặt Thị những lời mắng chửi tàn nhẫn, thậm tệ nhất. Câu nói để lại nhiều suy nghĩ nhất cho độc giả “đàn ông đã chết hết hay sao, mà lại đâm đầu đi lấy một thằng ko cha. Ai lại đi lấy chồng chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ “. Câu nói thể hiện sự nghiệt ngã đến tàn nhẫn của những định kiến.

Những lời của bà cô Thị Nở nói không sai, Chí Phèo là” thằng không cha không mẹ”, ngay từ nhỏ Chí đã bị bỏ rơi bên cái lò gạch bỏ hoang. Tuổi thơ bất hạnh của Chí phải đi ở hết nhà này đến nhà khác, đến khi đã trở thành một anh thanh niên khỏe mạnh thì lại bị đẩy vào tù vì những ghen tuông vớ vẩn của Bá Kiến. Nhà tù thực dân đã làm thay đổi bản tính của Chí từ một anh canh điền lương thiện trở thành kẻ lưu manh bặm trợn, khi Chí Phèo đồng ý làm tay sai cho Bá Kiến thì hắn ta đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Nghề của Chí chỉ có rạch mặt ăn vạ, một mình Chí đã làm bao gia đình tan cửa nát nhà, phá hỏng bao cơ ngơi. Chí Phèo đã bị cả làng Vũ Đại xa lánh ghét bỏ, không ai đáp lại tiếng chửi của Chí như cách để phủ nhận sự tồn tại của Chí trong làng Vũ đại. Thế nhưng, bản chất lương thiện của Chí cũng được đánh thức nhờ Thị Nở, người đàn bà xấu xí, dở hơi.

Chí khát khao hạnh phúc, khát khao lương thiện, khát khao được làm hòa với mọi người. Thế nhưng câu nói “quay đầu là bờ” có thể đúng trong nhiều trường hợp nhưng lại chẳng thể ứng nghiệm với cuộc đời Chí.

Cả cuộc đời mình, Chí đã gây ra rất nhiều tội ác, sai lầm nhưng ngay cả khi đã hối lỗi, muốn trở lại làm người lương thiện thì con đường Chí phải đi cũng chẳng hề dễ dàng. Lời nói của bà cô Thị Nở cũng như lời chối bỏ phũ phàng nhất. Khi nghe lại những lời chửi mắng của bà cô qua lời của Thị Nở, Chí Phèo bỗng nhận ra rằng con đường lương thiện của mình đã không thể trở lại. Để giải thoát cho tất cả những bi kịch chỉ có thể là cái chết.

Câu nói của bà cô Thị Nở không chỉ chặn đứng con đường lương thiện mà Chí khát khao quay đầu lại mà còn mang đến bao day dứt, suy tư cho độc giả. Câu nói cũng như lời tố cáo đối với xã hội phong kiến đã đẩy con người đến bước đường cùng không thể thoát ra.

Đọc thêm:  Tóm tắt Chiếc lá cuối cùng hay, ngắn nhất (20 mẫu) - VietJack.com

Cảm nhận câu nói của bà cô Thị Nở – Mẫu 3

Tác phẩm văn học cũng như một con quay hồi chuyển mà mỗi mặt,mỗi bề của nó đều tác động vào ta những giá trị tinh thần cao đẹp. Một câu thơ hay làm cho ta thấy cuộc đời thêm ý nghĩa, một nội dung hay khiến ta xuýt xoa, một đoạn văn tả cảnh ấn tượng khiến tâm hồn ta bay bổng lâng lâng, có khi chỉ một câu nói của nhân vật cũng làm ta day dứt mãi không nguôi. Chẳng hiểu sao mỗi lần gấp trang sách lại tôi cứ nhớ mãi cái bộ mặt của bà cô Thị Nở nói với cháu mình: “đàn ông đã chết hết cả rồi hay sao, mà lại đâm đầu đi lấy một thằng chồng không cha. Ai lại đi lấy chồng chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ” lại càng không thể quên khuôn mặt già nua khắc khổ, đầy lo toan, đầy nước mắt nhưng lại hồn hậu, dịu dàng trong tình yêu thương đồng loại của bà cụ Tứ “thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng”.

Nam Cao viết Chí Phèo năm 1941 và nhanh chóng trở thành đỉnh cao của văn học hiện thực phê phán. Chí Phèo là nhân trung tâm của tác phẩm với một cuộc đời cùng hơn cả dân cùng. Bị cả xã hội cự tuyệt, quăng quật cho ra rìa, sống một cuộc sống vật vờ không đáng sống cho đến một ngày kia có một người đàn bà đã bước vào cuộc đời của hắn. Hắn vẫn quen chiếm đoạt miếng ăn và người đàn bà kia tất nhiên cũng là do hắn chiếm đoạt mà có được ấy thế nhưng chúng lại rất có duyên với nhau như trời sinh một cặp và chắc chắn chúng sẽ lấy nhau nếu như không có một ngày kia, cái “con khọm già” (bà cô thị nở) không buông lời trách mắng cháu bà: “đàn ông………ăn vạ”. Ô hay, cái thằng không cha thì có sao đâu nhỉ? Một sao hắn lại phải làm nghề rạch mặt ăn vạ cơ chứ? Câu chửi ngoa ngoắt ấy khiến ta lật ngược chiếc đồng hồ cát để quay về quá khứ tìm hiểu về con người ấy.

Và đúng Chí Phèo là thằng không cha, không mẹ cuộc đời hắn tưởng như đã chết bên cái lò gạch bỏ hoang ấy rồi nếu như không gặp được những con người tốt bụng làng Vũ đại đem về cưu mang, nuôi dưỡng cái tuổi thơ bất hạnh lang thang đi ở cho nhà người ấy càng làm cho bản tính mồ côi càng thêm hiền lành như đất. Để rồi ít lâu sau đó người ta bỗng đâm hoảng trước thái độ hung hãn mất hết nhân tính của chí khi mãn hạn tù về.chí đội lốt quỷ dữ, tác oai tác quái cho dân làng’ làm chảy máu và nước mắt của biết bao người dân lương thiện’. Hắn chỉ biết rượu và máu-hai thứ không thể thiếu đối với một con quỷ dân làng có thể khóc quỷ chỉ có thể cười trên nổi đau của người khác. Và cứ thế hắn say-say rượu và say tội ác.

Nam Cao đã để hắn vùng vẫy khá lâu trong sự tuyệt vọng, trong cô đơn của quỷ khi cả làng Vũ đại ai cũng ‘tránh mặt mỗi lần hắn qua’. Cô đơn đến nỗi mà ngay cả tiếng chửi của mình mà cũng chẳng có tiếng người đáp lại, chỉ tiếng chó cắn là có thật. Và Nam Cao lạnh lùng đến thế là cùng.nhưng có ai đó đã nói rằn văn Nam Cao như văn Lỗ Tấn, cái bình thuỷ ấy, bên ngoài lạnh, bên trong thì nóng người đọc cũng chẳng phải chờ lâu, bởi Nam Cao vốn là một nhà nhân đạo chủ nghĩa, “thiên sứ” cứu rỗi linh hồn chí mà ông phái đến chính là Thị Nở phải nói thị là thiên thần mới đúng, bởi với một kẻ như Chí Phèo khi đã cạn tình yêu thương, thì chỉ cần một chút yêu thương chạm khẽ cũng đủ để hắn thức tỉnh.tiếc rằng, cái xã hội lạnh lùng ấy đã rủ bỏ hắn, cái xã hội đã đẩy hắn đến hố thẳm đường cùng ấy đã không mảy may bố thí cho hắn dù chỉ là một chút tình yêu thương thì Thị Nở chính là thiên thần của hắn.

Cuộc tình ngắn ngủi của một kẻ cô đơn (Thị Nở) và một con quỷ dữ đã xích lại gần nhau tình người. Hai con người khốn khổ bị ném về hai phía tận cùng khổ đau, oái oăm thay lại chính là hai kẻ thắp sáng lên niềm hi vọng trong nhau. Chí đã hồi sinh sau cơn say dài vô tận, chưa bao giờ hắn tỉnh để thấy mình có mặt trên đời thì bỗng một ban mai thức dậy cảm thấy ‘miệng đắng, lòng mơ hồ buồn’. Lại nghe được những thanh âm vang động của cuộc sống thường nhật, từng tiếng, từng tiếng một gõ nhịp vào tâm hồn hắn.tiếng ‘chim hót ngoài kia vui vẻ quá, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá tiếng mấy bà đi chợ về’. Những âm thanh ấy thật bình dị, thật đời thường biết bao.vậy mà hôm nay hắn mới nghe được. Nó tựa hồ như dòng suối mát chảy vào thớ đất khô hạn của tâm hồn cằn cỗi. Như vùng đất sỏi đá, cằn khô bất chợt gặp mưa rào. Bấy lâu nay, vùng đất tâm hồn hắn chỉ uống vào bằng thứ ‘nước’ máu và nước mắt của người dân lương thiện thì hôm nay thanh âm cuộc sống chính là thứ nước thánh diệu kỳ gội rửa tội lỗi và thanh lộc tâm hồn cho hắn, đánh thức trong hắn vùng kí ức đã chết, hồi sinh cả vùng tâm hồn trong hiện tại và thức dậy cả một viễn cảnh đói rét, ốm đau và cô độc phía trước.

Còn nhớ trong tiểu thuyết ‘nhà thờ đức bà Paris ‘của nhà văn V.Huygo, có đoạn Esméralda bị Quasimodo bắt cóc nhưng may mắn nàng được giải cứu. Còn Quasimodo thì bị nhốt vào lồng bêu trước công chúng vốn nhân từ, Esméralda bỏ qua vụ bắt cóc và đã đem nước cho Quasimodo uống trông lúc hắn bị xử phạt trên đài bêu vì tội bắt cóc và gây rối loạn ban đêm. Tâm hồn hoang dã của Quasimodo từ lâu không quen giao tiếp với thế giới con người, chỉ biết cha nuôi là phó giám mục Frollo, người đã đem hắn về nuôi khi hắn còn là một quái thai dị dạng bị bỏ trước cửa nhà thờ. Vẻ đẹp và tấm lòng của Esméralda đã làm thức tỉnh trái tim hoen gỉ của hắn. Quasimodo bắt đầu yêu,một tình yêu bất diệt không cần đền đáp thì nay trong Chí Phèo, bát cháo hành của thị cũng đã làm chí được đánh thức, đánh thức từ khứu giác, đến vị giáo, đến cả xúc giác và cuối cùng là thức tỉnh cả tâm hồn, nhân phẩm. Bát cháo của thị như liều thuốc giải độc đã tẩy ố đi men rượu, góp phần tỉnh rượu và tỉnh ngộ. Giờ đây hắn là người, con người với ý nghĩa đẹp nhất. Nhà văn đã để cho thị nở thốt lên ‘ôi chao sao mà hắn hiền. Ai bảo đó là cái thằng Chí Phèo chỉ biết rạch mặt ăn vạ’. Thị đúng là cơn gió mát lành thổi vào cuộc đời của Chí, là ngọn lửa ấm sưởi ấm quãng đời nguội lạnh của hắn.gió thổi đi tro tàn, bụi bặm của một cuộc đời đầy những khổ đau, lửa sẽ đốt bỏ lớp vỏ quỷ dữ, hong khô bao ngày cô lẻ với tấm thân mòn úa hoang tàn. Thị đã khơi dậy trong chí khao khát được làm người, khao khát được trở về cái xã hội bằng phẳng, được làm hòa với mọi người, khao khát tình đồng loại.tại sao bà cô thị nở lại không?

Ở đây Nam ao muốn lên án cái định kiến hà khắc của xã hội, định kiến cổ hủ, tàn khốc, là sợi dây thòng lọng vô hình, giết chết bao người. Trong tác phẩm ‘thời thơ ấu’ của Nguyên hồng, có đoạn chú bé Hồng vì thương mẹ mà chú bé căm ghét những hủ tục phong kiến đã đọa đày mẹ: ‘giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mâủ gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho nát vụn mới thôi’. Như vậy, cổ tục,định kiến là những thứ tồn tại ngàn đời trong xã hội, nó giống như ung nhọt khó cắt bỏ. Và nó chính là cánh cửa ngăn cách con đường trở lại làm người của Chí.

Chí lại tìm đến rượu nhưng rượu không phải bao giờ cũng làm cho người ta say. Một khi rượu không đủ sức làm lu mờ lý trí của con người thì nó sẽ quay ngược trở lại làm thức tỉnh lý trí của con người. Chí Phèo bây giờ là thế càng uống hắn càng tỉnh hay nói đúng, rượu làm hắn say, hơi cháo hành làm hắn tỉnh bởi hắn thấy ‘thoang thoảng hơi cháo hành’ rồi hắn bưng mặt khóc.quỷ có biết khóc bao giờ. Vậy thì nước mắt là dấu hiệu của con người. Hắn là người thật rồi.

Đọc thêm:  12 mẫu Keynote miễn phí làm nổi bật bài thuyết trình - Download.vn

Định kiến tàn nhẫn của bà cô cũng là định kiến hà khắc của xã hội cũ. Lời nói của thị nở như cứa vào tim gan của hắn một vết đau.nhưng vết đau đủ nhắc cho hắn một sự trở -sự trở về của thiên lương, của nhân phẩm. Hắn chợt nhận ra tất cả: nỗi đau và thân phận; bất hạnh và trắng tay. Chợt nhận ra nổi khổ của mình, một con người sống giữa loài người nhưng không được công nhận là con người. Vậy nên tất cả lời của bà cô mà thị nở trút lên hắn trở thành nỗi nhục nhã và cũng từ đó hắn chợt nhận ra thân phận.sự tỉnh rượu đánh thức cả sự tỉnh ngộ để nhận ra cá̉ cuộc đời dài dằng dặc trước kia đã bán mình cho quỷ dữ. Và hắn đã chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống lương thiện, trên một vũng máu tươi mà sự cảm thông chỉ là nước mắt của bạn đọc nhỏ xuống hai dòng lệ vì một kiếp người phù sinh giữa cõi nhân gian.

Tuy nhiên, cần hiểu rằng lời nói của bà cô ko phải là tất cả để dẫn đến cái kết cục bi thảm của Chí Phèo. Lời nói ấy chỉ là công đoạn cuối cho một kết thúc mà cái kết dường như đã được báo trước. Vậy nên, lời nói ấy vừa vô tình vừa không vô tình, vừa đáng trách lại vừa không đáng trách.

Trong truyện ngắn ‘vợ nhặt’ của Kim Lân, nhà văn vốn quen với thuần hậu phong thủy. Đề tài nông thôn thật quen thuộc trong trang viết của ông nhưng đề tài năm đói và những con người nhân hậu bao dung với nhau cu hướng đến tương lai là mới. Dễ gì hai mẹ con nhà tràng ngấp nghé bên bờ vực của cái chết lại có thể nhận thêm một miệng ăn vào lúc này, lại sẵn lòng cưu mang, lại sẵn lòng đi đến xây dựng hạnh phúc, đám cưới trong đám ma, liệu có thật không. nhưng có lẽ việc một người mẹ âm thầm cố giấu một dòng nước mắt, cố nói với các con: ”thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng” là một điều rất thật, có thật.

Câu nói ấy làm chúng ta nhận ra đằng sau đó là cả một tấn bi hài, một tình huống truyện dở khóc dở cười của một phu xe tên tràng và một cô ả lang thang. Một lần đẩy xe, một lần được mời ăn của người đàn bà đã xe duyên cho một mối tình mà cái đói chính là nguyên nhân dẫn đến tất cả.tràng thì cần hạnh phúc, người đàn bà thì cần miếng ăn. Thành ra, hai cành củi khô ấy đã trôi dạt vào nhau, mắc cạn vào cuộc đời nhau, rồi tất cả đưa nhau đến chỗ khó xử đến tột cùng. Xóm ngụ cư ngạc nhiên, bà cụ Tứ – mẹ Tràng ngạc nhiên, ngay cả Tràng là người trong cuộc cũng càng ngạc nhiên hơn nữa.

Tràng ngạc nhiên vì hắn chỉ tầm phơ tầm phào có đôi ba bận thế mà thành vợ thành chồng. Xóm ngụ cư ngạc nhiên vì ‘giời đất này còn rước cái của nợ ấy về’. Bà cụ tứ ngạc nhiên vì nhiều lẽ: con bà xấu, ế vợ, nhà lại nghèo… nó có vợ quả là điều không tưởng vào lúc này .Vậy nên, bà ‘đứng sững lại’, ‘phấp phỏng bước theo con vào trong nhà’, ‘hấp háy cặp mất cho đỡ nhoèn’… Bấy nhiêu ngôn ngữ cũng đủ để diễn tả sự rối bời trong tâm hồn người mẹ ấy. Bà đã mất đi sự nhạy cảm vốn có của người mẹ. Vì con cái lớn khôn, đến tuổi dựng vợ gả chồng, mẹ phải đủ nhạy cảm để hiểu điều đó.nhưng ở đây, cái đói đã cướp mất đi sự nhạy cảm ở mẹ. Vậy nên, hình ảnh người mẹ trở nên tội nghiệp hơn bao giờ hết.

Nhưng khi hiểu ra cơ sự, người mẹ ấy đã nhẹ nhàng, âu yếm ‘ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng’. Cái ‘mừng lòng’ của người mẹ chứa đựng trong đó là cả niềm vui, nổi buồn,niềm xót tủi thân tủi phận vì ‘làm mẹ nhưng không lo nổi cho con’. Câu nơi ấy cũng đã làm nổi bật hình ảnh người mẹ nhân từ, hồn hậu,sẵn lòng cưu mang những đồng loại đói khát hơn mình. Chính lời nói của mẹ đã như vòng tay rộng mở để ôm người đàn bà xác xơ ấy từ cõi chết trở về với cõi sống, từ bất hạnh trở về với yêu thương. Mẹ đẫ mở ra cho người con gái ấy con đường sống đã thổi vào cuộc đời tăm tối ấy một nguồn sáng ấm áp, yêu thương. Thị đã sống lại lần thứ hai từ chính câu nói ấy của bà cụ tứ. Và cũng chính lời yêu thương chân thành mà giản dị ấy đã mang lại cho thiên truyện ngắn này một kết thúc đầy ánh sáng.truyện mở ra đầy tối tăm của một chiều tàn,bóng tối phủ con đường, ngõ nhỏ, xác người chết, tiếng khóc, bầy quạ đói nhưng kết thúc bằng một buổi sáng ban mai nắng vàng rực rỡ. Ở đó, tiếng chổi tre quét sạt trên mặt đất nghe thương đến lạ. Anh tràng dậy trễ và cảm động nhìn mẹ và vợ quét tước nhà cửa bà cụ tứ với khuôn ‘rạng rỡ hẳn lên’, người vợ trông chẳng còn cái vẻ ‘chao chát chỏng lỏn như mấy hôm Tràng gặp ở ngoài cổng chợ tỉnh’.

Sự thay đổi da thịt ấy đa nói lên một điều thật ý nghĩa:tình yêu thương chính là ngọn nêń lung linh thắp sáng và xua tan mọi tâm hồn cằn cỗi và khổ hạnh, mang đến nguồn hp ấm áp và sức sống mới cho con người. Câu nói của bà cụ tứ thật giản dị mà sâu sắc là cánh cửa mở ra cuộc đời mới và cũng là cánh cửa để mở ra cho tác phẩm một trang sách môi khi tràng nghĩ về đoàn người đói và lá cờ đỏ.

Kim Lân và Nam Cao đã rất tài tình khi xây dựng những mẫu đối thoại tinh tế để tạo nên những chi tiết nghệ thuật đắt giá cho tác phẩm. “Một chi tiết nhỏ làm nên tác phẩm lớn”, quả đúng vậy “một gợi mà trăm suy”, chỉ một câu nói trong tác phẩm thôi nhưng có thể mở ra chiều sâu chưa nói hết của những ý tưởng sáng. Lời nói của bà cô thị nở khiến ta hình dung cả cuộc đời dài dằng dặc của Chí Phèo, vừa giận lại vừa thương hắn vừa lại căm phẫn những cổ tục của xã hội cũ bởi những định kiến khắt khe. Câu nói ấy,suy cho cùng, vừa để ta gợi nhớ lại Chí Phèo nhưng đồng thời cũng là cái kết cho Chí Phèo trong xã hội dửng dưng, lạnh lùng ấy. Còn ‘vợ nhặt’ lại ấm áp biết bao tấm lòng bà mẹ nông dân nghèo khổ, việc con cái dựng vợ gả chồng quả là một ‘cú sốc’ lớn trong cuộc đời bà vì nghèo khổ quá đâu dám mơ một ngày con cái có thể yên bề gia thất. Việc bà cất lời đồng ý cho đôi bạn trẻ yên bề gia thất trong hoàn cảnh lúc này là mẹ bao dung,mẹ yêu thương và mẹ nhân hậu.

Nếu đem so với nhau: Kim lân đã bộc lộ giá trị nhân đạo sâu sắc khi ngợi ca tấm lòng người mẹ nông dân nghèo khổ và ngợi ca hết lòng tấm lòng yêu thương, đùm bọc của con người VN trong hoàn cảnh khốn cùng. Nam Cao cũng thông qua câu nói ấy của bà cô thị nở mà lên án định kiến hà khắc, lên án xã hội người thịt đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng nhà văn lên tiếng bênh vực quyền sống cho Chí Phèo kêu gọi đổi thay xã hội ấy để cứu lấy con người.

Tóm lại, hai câu nói của hai nhân vật trong tác phẩm Chí Phèo’ và ‘vợ nhặt’ là hai câu nói đã góp phần ko nhỏ trong việc thể hiện rõ chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Cũng qua đó góp phần thể hiện tài năng và cá tính nghệ thuật của các tác giả.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button