Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ sau đây trong bài thơ Tây Tiến

>> Những bài văn Phân tích bài thơ Tây Tiến, đạt điểm 10

Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ sau đây trong bài thơ Tây Tiến: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa… Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

cam nhan ve dep cua doan tho sau day trong bai tho tay tien doanh trai dong dua

Bài văn mẫu Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ sau đây trong bài thơ Tây Tiến: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa… Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Mẹo Cách viết cảm nhận một tác phẩm thơ, văn chuẩn cấu trúc

I. Dàn ý Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ sau đây trong bài thơ Tây Tiến: “Doanh trại… đong đưa” ngắn gọn

1. Mở bài:– Giới thiệu bài thơ, đoạn thơ. 2. Thân bài:a) Đêm liên hoan lửa trại:– “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa”:+ Đêm liên hoan giữa những người lính và người dân vùng núi Tây Bắc.+ “Bừng lên”: Ánh sáng đột ngột xua đi sự tăm tối của núi rừng, thể hiện niềm vui sướng, phấn khích, hân hoan của người lính.- “Kìa em xiêm áo tự bao giờ/Khèn lên man điệu nàng e ấp”:+ Những cô thôn nữ chính là trung tâm của hội đuốc hoa, vẻ đẹp xinh xắn, duyên dáng của các cô khiến cho người lính mê say ngắm nhìn, tạm quên đi vất vả trong chiến đấu.+ “Kìa”: Cảm xúc bất ngờ, ngỡ ngàng, cảm thấy thú vị trước vẻ lộng lẫy của những cô thiếu nữ xinh đẹp.+ Tiếng khèn, nhạc cụ đặc trưng của người dân khu vực miền núi Tây Bắc được cất lên vui tươi, rộn ràng, giúp cho không khí đêm hội càng thêm náo nhiệt.- “Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”: Tuy không khí của đêm liên hoan lửa trại chỉ còn trong kí ức nhưng tiếng nhạc khi ấy vẫn không ngừng dội vào tâm trí nhà thơ, giục giã ông phải viết lại kỉ niệm ấy.=> Đêm hội đuốc hoa vui vẻ, sống động, có những cô gái xinh đẹp, duyên dáng trong điệu múa uyển chuyển khiến cho người lính hòa nhịp vào cuộc sống người dân, tạm quên đi khó khăn, vất vả, đau thương trong chiến tranh.b) Bức tranh về cảnh sông nước Tây Bắc huyền ảo, thơ mộng:– “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy”:+ “Người đi” ở đây có thể là ai đó, cũng có thể là chính tác giả đang tự nhủ với lòng mình, thể hiện nỗi nhớ Châu Mộc da diết.+ “Chiều sương”: Tả chiều sương có thực ở nơi rừng núi nhưng cũng là màn sương mờ ảo của kỉ niệm, của nỗi nhớ thương.+ Đại từ chỉ định “ấy” mang sắc thái mơ hồ, xa xôi, tiếc nuối, bâng khuâng những kỉ niệm sâu nặng với miền Tây.- “Có thấy”, “có nhớ”: Lời tự chất vấn, câu hỏi thể hiện nỗi nhớ nhung về thiên nhiên, con người miền Tây.- “Hồn lau nẻo bến bờ”: Sắc trắng tinh khôi của bờ lau trong chiều sương mờ ảo đã khiến cho rừng lau trở nên huyền hoặc, có hồn, như biết chia sẻ nỗi lòng mới con người, khiến cho nỗi nhớ của tác giả càng thêm da diết.- “Dáng người trên độc mộc”: Bóng dáng huyền ảo của con người trên chiếc thuyền độc mộc trôi lững lờ trên dòng sông. – “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”: Những loài hoa rụng xuống, trôi lơ đễnh theo dòng nước -> Hình ảnh tưởng như đối lập nhưng lại hòa quyện, thể hiện cái nhìn đầy lãng mạn của nhà thơ – người chiến sĩc) Cảm nhận chung:– Nội dung: Cảm xúc chung của đoạn thơ này chính là nỗi nhớ. Nỗi nhớ đã đưa tác giả quay trở lại đêm liên hoan lửa trại, đắm chìm trong cuộc sống sinh hoạt vui vẻ của người dân nơi miền Tây. Nỗi nhớ càng trở nên da diết, bâng khuâng, lãng mạn hơn khi nhớ về không gian Châu Mộc mờ ảo trong làn sương chiều huyền hoặc.- Nghệ thuật: + Chất thơ, chất nhạc, chất họa hòa quyện vào nhau, thấm đẫm trong từng câu thơ.+ Ngôn ngữ, hình ảnh thơ đặc sắc, thể hiện được nét đặc trưng về khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt của người dân. 3. Kết bài:– Nêu cảm nhận chung về nội dung đoạn thơ.

Đọc thêm:  Vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện nay - Truyền hình Thái Nguyên

II. Bài văn mẫu Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ sau đây trong bài thơ Tây Tiến: “Doanh trại… đong đưa” hay ngắn nhất

1. Bài văn Cảm nhận đoạn thơ sau Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa trôi dòng nước lũ hoa đong đưa số 1

Quang Dũng là một nhà thơ, cũng là một chiến sĩ đã từng công tác tại đoàn binh Tây Tiến. Khi chuyển đơn vị, ông đã mang theo nỗi nhớ nhung con người, thiên nhiên Tây Bắc và đồng đội của mình. Đó chính là nguồn cảm hứng chủ đạo để ông viết lên bài thơ “Tây Tiến”. Đoạn thơ: “Doanh trại…đong đưa” đã tái hiện lại những đêm liên hoan văn nghệ thấm đượm tình quân dân và vẻ đẹp thơ mộng, huyền ảo của núi rừng Tây Bắc.

Sau những chặng đường hành quân đầy mệt mỏi, hiểm nguy rình rập, binh đoàn Tây Tiến đã dừng lại ở một bản làng nhỏ, hòa mình cùng cuộc sống sinh hoạt đời thường với người dân nơi đây:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”

Trong đêm tối, doanh trại bỗng sáng “bừng lên”. Đây là ánh sáng đột ngột xua tan đi sự tăm tối của núi rừng, thể hiện niềm vui sướng, hân hoan, phấn khích của người lính khi được tham gia vào đêm liên hoan lửa trại. Cụm từ “kìa em” đã cho thấy thái độ ngạc nhiên, bất ngờ trước vẻ đẹp lộng lẫy của những cô thôn nữ xinh đẹp, duyên dáng. Khi người con gái khoác lên mình bộ xiêm y đẹp đẽ cũng là lúc những người lính tạm quên đi những vất vả nơi chiến trường, say sưa ngắm nhìn điệu múa uyển chuyển. Tiếng khèn – nhạc cụ đặc trưng của người dân khu vực miền núi Tây Bắc, được cất lên càng khiến cho không khí vui tươi, náo nhiệt. Tuy đêm hội chỉ còn trong kí ức nhà thơ nhưng không khí rộn ràng cùng tiếng nhạc khi ấy vẫn không ngừng dội vào tâm trí nhà thơ. Nó khiến nhà thơ xúc động, bồi hồi, hối thúc ông phải kể lại những kỉ niệm tuyệt vời ấy bằng thơ.

Sau khi ngày hội đã tàn, dòng hồi tưởng của Quang Dũng lại trôi đến một buổi chiều hoàng hôn sương phủ trên bờ sông:

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

“Chiều sương ấy” là những buổi chiều có thực trong ngày tháng ở vùng núi Tây Bắc, cũng có thể là màn sương mờ ảo của kỉ niệm, của nỗi thương nhớ. “Ấy” cũng là đại từ chỉ định mang sắc thái mơ hồ, xa xôi, tiếc nuối, bâng khuâng với những kỉ niệm sâu nặng. “Người đi” ở đây có thể là một ai đó hoặc chính tác giả đang tự nhủ, tự bộc bạch nỗi nhớ Châu Mộc da diết với lòng mình. Điệp ngữ “Có thấy”, “Có nhớ” cũng là lời tự vấn, là câu hỏi thể hiện nỗi nhớ nhung về thiên nhiên và con người miền Tây. Vậy, người đọc có thể nhận ra cảm xúc chung trong đoạn thơ này chính là nỗi nhớ, chính sự mờ ảo của chiều sương càng làm nỗi nhớ thêm da diết, đậm sâu.

Đọc thêm:  Dàn ý cảm nhận 4 câu thơ cuối bài thơ Thương vợ - Toploigiai

Ngoài ra, khổ thơ này cũng cho ta thấy cảnh vật thơ mộng “hồn lau nẻo bến bờ”. Hình ảnh những hàng trắng xóa tung bay hai bên bờ sông khiến ta nhớ lại những câu thơ của Chế Lan Viên:

“Ngàn lau cười trong nắng

Hồn của màu thu về

Hồn của mùa thu đi

Ngàn lau xao xác trắng”

Với Chế Lan Viên, lau có hai sắc thái khác biệt, đối lập nhau. Khi thu về, màu lau ánh lên dưới nắng như đang cười đùa vui vẻ. Thu đi đông đến, cánh đồng lau trở nên xao xác, đìu hiu, trắng xóa. Chính vì vậy mà với nhà thơ, những ngọn cỏ lau như có linh hồn riêng. Sắc trắng tinh khôi của cỏ lau hai bên bờ sông trong chiều sương mờ ảo khiến cho rừng lau trở nên huyền hoặc hơn, giống như trong những câu chuyện cổ tích. Hàng lau như có hồn, biết chia sẻ nỗi lòng với con người. Xuyên qua đó, tác giả còn thấy dáng người trên độc mộc. Bóng dáng mờ ảo, khó nắm bắt ấy càng khiến nhà thơ rối bời, da diết muốn quay lại nơi chốn cũ để nhìn kĩ được hình dáng, khuôn mặt con người. Nhưng càng nhớ lại càng mơ hồ, chỉ thấy những bông hoa rụng xuống trôi lênh đênh theo dòng nước.

Cảm xúc chung của đoạn thơ này chính là nỗi nhớ. Chính nó đã đưa tác giả quay trở lại đêm liên hoan lửa trại, hòa nhịp cùng cuộc sống sinh hoạt vui vẻ của người dân miền Tây. Nỗi nhớ trở nên thổn thức, da diết, bâng khuâng hơn khi nhà thơ hồi tưởng về không gian Châu Mộc mờ ảo trong làn sương chiều huyền hoặc. Càng cố gắng hình dung lại cảnh tượng ấy, ông càng cảm thấy mơ hồ, mờ mịt trong chính nỗi nhớ của mình. Những hình ảnh trong kí ức mờ dần, không nhìn rõ bóng hình lại như thôi thúc nhà thơ quay về nơi chốn cũ. Với ngôn ngữ, hình ảnh thơ đặc sắc, Quang Dũng đã đem đến cho người đọc một đoạn thơ hòa quyện được cả chất nhạc, chất họa.

Xuất phát từ nỗi nhớ và cảm hứng lãng mạn, đoạn thơ “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa…Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” đã thể hiện tấm lòng của tác giả Quang Dũng. Đó là ước muốn quay lại nơi chốn cũ, cùng được sinh hoạt với người dân và ngắm nhìn thiên nhiên thơ mộng nơi Tây Bắc của Tổ quốc.

2. Bài văn mẫu Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ sau đây trong bài thơ Tây Tiến: “Doanh trại… đong đưa” hay nhất số 2

Quang Dũng là gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp với hồn thơ hào hoa, lãng mạn thấm đượm tình đồng bào đồng chí. “Tây Tiến” là bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Quang Dũng. Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh khi ông đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian. Đoạn trích thuộc phần hai của bài thơ, là hồi ức của Quang Dũng về những đêm liên hoan văn nghệ và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng.

Trái ngược với đoạn thơ mở đầu bài thơ, thiên nhiên và con người miền Tây trong đoạn thơ này là một thế giới khác. Đó là những nét vẽ mềm mại, uyển chuyển, tài hoa, tinh tế, thấm đẫm chất thơ, chất nhạc, chất hào hoa, lãng mạn của Quang Dũng.

Đọc thêm:  Năm học 2020-2021 và bước khởi đầu chương trình mới nhiều khó

Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan văn nghệ:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoaKìa em xiêm áo tự bao giờKhèn lên man điệu nàng e ấpNhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”

Với nét vẽ khỏe khoắn, mê say, Quang Dũng dẫn ta vào một đêm liên hoan văn nghệ. Đây là những kỉ niệm đẹp, hấp dẫn nơi xứ lạ, một đêm liên hoan văn nghệ hiếm có giữa binh đoàn Tây Tiến và nhân dân địa phương. Cảnh ấy thực mà như mơ, vui tươi mà sống động.

Cả doanh trại bừng sang dưới ánh lửa đuốc bập bùng, tưng bừng hân hoan như một ngày hội. Trong ánh đuốc lung linh, kì ảo, trong âm thanh réo rắt của tiếng khèn, những cô gái Thái lộng lẫy, rực rỡ trong bộ trang phục lạ, dáng điệu e thẹn, tình tứ trong vũ điệu đậm sắc màu dân tộc đã thu hút hồn vía của những chàng trai Tây Tiến.

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấyCó thấy hồn lau nẻo bến bờCó nhớ dáng người trên độc mộcTrôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Cảnh thơ mộng trữ tình của sông nước miền Tây được nhà thơ diễn tả qua những chi tiết: trên sông, chiều sương giăng mắc mênh mang kì ảo, dòng sông trôi lặng tờ mang đậm sắc màu cổ tích, có dáng người mềm mại, uyển chuyển đang lướt trên con thuyền độc mộc, hoa đôi bờ đong đưa theo dòng nước như vẫy chào tạm biệt người ra đi…

Cảnh đẹp như mộng lại như tranh, chỉ vài nét chấm phá mà tinh tế, tài hoa: Quang Dũng không tả mà chỉ gợi, cảnh thiên nhiên không phải là vô tri vô giác, mà phảng phất trong gió trong cây như có hồn người: “Có thấy hồn lau nẻo bến bờ”.

“Hồn lau” trong thơ của Quang Dũng cũng là “hồn lau” của biệt li phảng phất một chút buồn nhưng không xao xác, xé rách, lãng quên mà đầy nỗi nhớ thương, lưu luyến. Nỗi nhớ thương, lưu luyến đó đã được nhà thơ thể hiện trong những từ ngữ như “có nhớ”, “có thấy”. Tình yêu đối với cỏ cây, hoa lá, dòng sông, dáng người… đã làm cho cuộc sống đầy hi sinh, gian khổ của những người lính có thêm nhựa sống. Bốn câu thơ làm hiện lên bức tranh thủy mặc nhưng lại không tĩnh tại mà sống động, thiêng liêng.

Với cảm hứng lãng mạn, Quang Dũng đã đưa người đọc trở về với hoài niệm năm xưa, để được sống lại với những giây phút bình yên hiếm có của thời chiến tranh. Đặc biệt là bốn câu thơ sau như đưa người đọc vào thế giới cổ tích với dòng sông huyền thoại, với thế giới của cái đẹp, của cõi mơ, của cõi âm nhạc du dương; chất thơ, chất nhạc, chất họa thấm đẫm, quyện hòa đến mức khó mà tách biệt. Quả không hổ danh là một nghệ sĩ đa tài với những câu thơ xuất thần, Quang Dũng đã dâng hiến cho người đọc những dòng thơ, những giây phút ngất ngây, thi vị.

Hi vọng bài văn mẫu Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ sau đây trong bài thơ Tây Tiến: “Doanh trại…đong đưa” đã giúp các em hình dung được nét đặc sắc, độc đáo trong nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. Sau khi đã Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ sau đây trong bài thơ Tây Tiến: “Doanh trại… đong đưa các em có thể tham khảo bài viết cảm nhận về khổ 3 bài thơ Tây Tiến hoặc tham khảo Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng được thể hiện qua bài thơ Tây Tiến như thế nào? nhằm củng cố kiến thức của mình.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nhan-ve-dep-cua-doan-tho-sau-day-trong-bai-tho-tay-tien-doanh-trai-dong-dua-42279n.aspx

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button