Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Thúy Vân trong đoạn trích Chị em

Đề bài: Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Thúy Vân trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

cam nhan ve dep cua nhan vat thuy van trong doan trich chi em thuy kieu

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của Thúy Vân trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du ngắn gọn, hay nhất

I. Dàn ý Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Thúy Vân trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu về đoạn trích Chị em Thúy Kiều và nhân vật Thúy Vân.

2. Thân bài

– Khái quát về Thúy Vân:+ Là con gái thứ hai trong gia đình Vương viên ngoại, em gái của Thúy Kiều+ Là một người con gái đẹp: Cốt cách thanh cao, duyên dáng như mai, tâm hồn trong sáng “mai cốt cách”, thanh khiết như tuyết “tuyết tinh thần”.+ Sở hữu vẻ đẹp hoàn hảo “Mười phân vẹn mười”.

– Vẻ đẹp thanh cao, đài các của Thúy Vân:+ “Trang trọng” gợi ra vẻ đẹp sang trọng, quý phái.+ Khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu tựa vầng trăng “khuôn trăng đầy đặn”+ Lông mày dài, đen đậm như con ngài “nét ngài nở nang”+ Nụ cười của nàng tươi tắn, rạng rỡ như hoa, giọng nói trong trẻo như ngọc.+ Mái tóc của Thúy Vân bồng bềnh, mềm mại hơn mây, làn da tươi sáng, mịn màng hơn tuyết.+ Nghệ thuật: Ước lệ tượng trưng kết hợp cùng biện pháp liệt kê đã tái hiện sống động chân dung, vẻ đẹp của Thúy Vân.=> Thúy Vân hiện lên trong trang thơ của Nguyễn Du với vẻ đẹp thanh cao, dịu dàng, nền nã của một tiểu thư đài các.

– Vẻ đẹp dịu dàng, phúc hậu dự đoán một cuộc đời bình yên, êm đềm:+ “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” không chỉ gợi ra ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp mỹ lệ sánh ngang với tự nhiên của Thúy Vân mà còn gợi ra sự hài hòa, cân đối.+ Vẻ đẹp của Thúy Vân xuất chúng, hơn người nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của tự nhiên, phù hợp với quan niệm thẩm mĩ trong xã hội phong kiến xưa.+ Hai từ “thua”, “nhường” làm nổi bật lên vẻ đẹp mỹ lệ, dự báo cuộc đời bình yên, êm đềm, không có những sóng gió, thăng trầm.

3. Kết bài

Cảm nhận chung về vẻ đẹp của Thúy Vân.

II. Đoạn văn nêu cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Thúy Vân ngắn gọn:

Thúy Vân là một trong những nhân vật có vai trò quan trọng đối với kiệt tác “Truyện Kiều”. Đến với đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, Nguyễn Du đã khắc họa vô cùng thành công vẻ đẹp đài các của người con gái đang tuổi xuân thì. Nàng được giới thiệu là một trong hai “ả tố nga” nhà Vương viên ngoại, có cốt cách thanh tao tựa cây mai cùng tâm hồn trong sáng, thanh khiết như bông tuyết trắng. Ở người thiếu nữ ấy toát lên vẻ đẹp xuất chúng, “mười phân vẹn mười”. Không chỉ có vậy, Nguyễn Du còn đem đến cho độc giả bức tranh rõ nét về chân dung của người con gái thứ nhà họ Vương. Nàng đẹp một cách “trang trọng”, sở hữu dung nhan hài hòa, cân đối. Khuôn mặt Vân đầy đặn, đôi lông mày đen, dài, nụ cười đẹp tựa hoa và tiếng nói thì trong trẻo như ngọc. Bên cạnh đó, mái tóc và làn da của nàng còn được so sánh với những sự vật trong thiên nhiên như “mây” và “tuyết”. Vẻ đẹp ấy chính là quy chuẩn của người xưa khi nhắc đến phụ nữ. Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã tạo nên một Thúy Vân đẹp dịu dàng, nền nã, đúng với khí chất thanh tao của một tiểu thư đài các. Chi tiết “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” cũng phần nào thể hiện sự ưu ái mà thiên nhiên dành cho người thiếu nữ, báo hiệu một cuộc sống bình yên, không sóng gió trong tương lai. Có thể nói, đoạn trích đã thành công đem đến cho độc giả một nàng Thúy Vân yêu kiều, thanh cao và hoàn mĩ.

Đọc thêm:  Bật mí các ngành học tiềm năng xét tuyển khối A07 - Vgbc

III. Bài văn mẫu Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Thúy Vân trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều hay nhất ngắn gọn (Chuẩn)

1. Bài văn Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Vân trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du ngắn gọn hay – Mẫu số 1

Truyện Kiều tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du. Tác phẩm viết về mười lăm năm “đoạn trường” của Thúy Kiều, người con gái tài tài sắc nhưng có số phận truân chuyên, bạc mệnh. Không chỉ lên án xã hội đen tối, đồng cảm, bênh vực với số phận bất hạnh của con người, tài năng và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du còn được thể hiện qua những trang thơ khắc họa vẻ đẹp, tài năng, nhân cách của con người. Chị em Thúy Kiều đoạn trích thể hiện rõ nét bút pháp tài hoa, tấm lòng trân trọng của nhà thơ với vẻ đẹp “mười phân vẹn mười” của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Bên cạnh nhân vật trung tâm là Thúy Kiều, vẻ đẹp của Thúy Vân dưới ngòi bút của Nguyễn Du cũng hiện lên thật sống động, ấn tượng.

Mở đầu đoạn trích, nhà thơ Nguyễn Du đã có những giới thiệu khái quát về nguồn gốc, địa vị và vẻ đẹp xuất chúng, hơn người của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân.

“Đầu lòng hai ả tố ngaThúy Kiều là chị, em là Thúy VânMai cốt cách tuyết tinh thầnMỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”

Thúy Vân là người con thứ trong gia đình Vương viên ngoại, em gái của Thúy Kiều. “Ả tố nga” dùng để chỉ những người con gái đẹp. Thông qua việc sử dụng những hình ảnh ước lệ tượng trưng kết hợp với đảo ngữ, nhà thơ Nguyễn Du đã mang đến cho người đọc những ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp của cả hai chị em. Thúy Vân cùng chị của mình đều là những người con gái có tài sắc hơn người, cốt cách nhẹ nhàng, thanh tao như mai, tâm hồn trong sáng, thanh khiết tựa tuyết. Đều sở hữu nhan sắc xuất chúng “mười phân vẹn mười”, thế nhưng của Thúy Vân và Thúy Kiều đều mang những vẻ đẹp riêng.

Vẻ đẹp của Thúy Vân được nhà thơ Nguyễn Du tập trung miêu tả trong bốn câu thơ sau của đoạn trích.

Vân xem trang trọng khác vờiKhuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nangHoa cười ngọc thốt đoan trangMây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”

“Trang trọng” gợi ra vẻ đẹp sang trọng, quý phái. Thúy Vân hiện lên trong trang thơ của Nguyễn Du với vẻ đẹp dịu dàng, nền nã của một tiểu thư đài các. Sử dụng những hình ảnh ước lệ tượng trưng quen thuộc trong thơ ca cổ “hoa”, “ngọc”, “mây”, “tuyết” kết hợp với biện pháp liệt kê, nhà thơ đã phác họa đầy sống động chân dung, vẻ đẹp của Thúy Vân. Đó là một người con gái xinh đẹp, dịu dàng với khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu tựa vầng trăng “khuôn trăng đầy đặn”, lông mày dài, đen đậm như con ngài “nét ngài nở nang”, nụ cười của nàng tươi tắn, rạng rỡ như hoa, giọng nói trong trẻo như ngọc. Bên cạnh khuôn mặt, nét ngài, nụ cười, giọng nói thì vẻ đẹp của Thúy Vân còn được đặc tả thông qua hình ảnh mái tóc và làn da:

“Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”

Vẻ đẹp của Thúy Vân như một “tuyệt tác” của tạo hóa, sự hoàn hảo của ngoại hình khiến những vẻ đẹp của tự nhiên như mây, tuyết cũng phải “thua”, “nhường”. Mái tóc của Thúy Vân bồng bềnh, mềm mại hơn mây, làn da tươi sáng, mịn màng hơn tuyết. Ở đây, nhà thơ Nguyễn Du đã rất tinh tế khi lấy tự nhiên để làm nổi bật lên vẻ đẹp của con người. Mây và tuyết đều là những hình ảnh trong tự nhiên, biểu tượng cho những thứ đẹp đẽ, cao quý. Câu thơ “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” không chỉ gợi ra ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp mỹ lệ sánh ngang với tự nhiên của Thúy Vân mà còn gợi ra sự hài hòa, cân đối. Vẻ đẹp của Thúy Vân xuất chúng, hơn người nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của tự nhiên, phù hợp với quan niệm thẩm mĩ trong xã hội phong kiến xưa. Hai từ “thua”, “nhường” được sử dụng thật khéo, nó không chỉ được dùng để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, đó là vẻ đẹp khiến mây phải thua, tuyết phải nhường mà còn góp phần dự báo cho cuộc đời, số phận của nàng. Sự dịu dàng, phúc hậu trong ngoại hình, tính cách mang đến dự cảm về tương lai bình yên, êm đềm, không có những sóng gió, thăng trầm của nàng.

Đọc thêm:  Dàn ý phân tích nghệ thuật lập luận trong bản Tuyên ngôn độc lập

Như vậy, chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, nhà thơ Nguyễn Du đã thành công dựng lên bức chân dung tuyệt mĩ của Thúy Vân. Đó là một thiếu nữ trong độ tuổi trăng tròn cùng vẻ đẹp thanh cao, đài các. Dưới ngòi bút tài hoa của nhà thơ, người đọc không chỉ ấn tượng với vẻ đẹp hoàn hảo, mỹ lệ của Thúy Vân mà còn có những dự cảm tốt đẹp về tương lai, cuộc sống êm đềm, bình đạm của nàng sau này.

2. Bài văn Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Thúy Vân trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều của HSG – Mẫu số 2

2.1. Dàn ý Cảm nhận về vẻ đẹp của Thúy Vân:2.1.1. Mở bài:– Giới thiệu về “Truyện Kiều” của Nguyễn Du và đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”.- Nêu đánh giá khái quát về nhân vật Thúy Vân.2.1.2. Thân bài:a, Giới thiệu khái quát về Thúy Vân: – Vân là con gái thứ hai trong gia đình họ Vương, em gái của Thúy Kiều: “Đầu lòng …/… em là Thúy Vân”.- Là một người con gái đẹp “mười phân vẹn mười” với cốt cách thanh cao, tâm hồn trong sáng.=> Tạo cho người đọc ấn tượng đầu tốt đẹp về nhân vật.b, Vẻ đẹp của Thúy Vân: – “Trang trọng khác vời”: vẻ sang trọng, quý phái của tiểu thư đài các.- “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang”: + Khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu.+ Lông mày dài, đậm.- “Hoa cười ngọc thốt đoan trang”: + Nụ cười tươi tắn, rạng rỡ như hoa nở.+ Giọng nói thanh tao, trong trẻo như ngọc. – “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”: + Mái tóc dài, bồng bềnh, mềm mại.+ Làn da trắng, tươi sáng, mịn màng.c, Đánh giá: – Vẻ đẹp của Thúy Vân tuy hơn người nhưng không hề vượt quá khuôn khổ của tự nhiên, phù hợp với quan niệm thẩm mĩ của người xưa.- Báo hiện cuộc đời bình yên, an ổn trong tương lai. 2.1.3. Kết bài: – Khẳng định lại vẻ đẹp của Thúy Vân được thể hiện qua đoạn trích.- Liên hệ mở rộng.

2.2. Bài văn mẫu Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Thúy Vân trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều siêu hay:

“Truyện Kiều” vẫn luôn là một “tượng đài” của nền văn học Việt Nam. Tác phẩm đã đem đến một hệ thống nhân vật đồ sộ, độc đáo, thể hiện cái nhìn, quan điểm cũng như mơ ước của Đại thi hào Nguyễn Du về xã hội lúc bấy giờ. Một trong số đó phải kể đến Thúy Vân. Nàng tuy chỉ là nhân vật phụ nhưng đã có đóng góp không nhỏ vào thành công của tác phẩm. Đến với đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, Nguyễn Du đã vẽ nên bức chân dung sống động và ấn tượng về nàng Vân đoan trang, xinh đẹp.

Trước tiên, độc giả có thể thấy được về xuất thân, địa vị và vẻ đẹp hơn người Thúy Vân qua bốn câu thơ:

Đọc thêm:  Truyện ngắn Bến quê In trong tập Bến quê, Nguyễn Minh Châu

“Đầu lòng hai ả tố nga

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân

Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”

Là một trong hai người con gái của gia đình họ Vương, cả Vân và Kiều đều được gọi với danh xưng “ả tố nga” – chỉ những người phụ nữ đẹp. Với xuất thân quyền quý, “danh gia vọng tộc như vậy”, không quá khó hiểu khi Thúy Vân mang trên mình khí chất thanh cao, quý phái của một tiểu thư đài các. Nàng tao nhã như hoa mai, trong trắng và thuần khiết như những bông tuyết. Đặt trong sự so sánh với người chị Thúy Kiều, Vân cũng không hề bị lép vế, “mười phân vẹn mười”. Với bút pháp ước lệ tượng trưng cùng nghệ thuật đảo ngữ tài tình, Nguyễn Du đã đưa đến một lời giới thiệu độc đáo về nhân vật. Qua đó, người đọc có được ấn tượng đầu vô cùng tốt đẹp về nàng Vân.

Sau đó, vẻ đẹp của Thúy Vân đã được Nguyễn Du khắc họa rõ nét và chi tiết hơn:

“Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”

Ở đây, tác giả dùng từ “trang trọng” để gợi lên vẻ đẹp quý phái, đài các và nền nã của người thiếu nữ. Bút pháp ước lệ tượng trưng tiếp tục được sử dụng với một loạt các hình ảnh thiên nhiên như “trăng”, “hoa”, “ngọc”, “mây”, “tuyết”. Vậy là bức chân dung của Thúy Vân đã hiện lên một cách đầy sống động. Nàng tỏa ra sự xinh đẹp với khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu cùng đôi lông mày đen, dài. Đây cũng được coi là những nét “quý tướng” đối với người phụ nữ khi xưa. Không chỉ vậy, ở Vân còn có vẻ dịu dàng, đoan trang. Nụ cười rạng rỡ, tươi tắn như đóa hoa. Từng lời thốt ra trong trẻo như chuỗi ngọc. Mái tóc và làn da thì được ví còn hơn cả mây và tuyết. Tất cả đã tạo nên một bức chân dung hoàn chỉnh về người con gái thứ nhà Vương viên ngoại. Đó là vẻ đẹp của sự cân đối, hài hòa cùng khí chất nhã nhặn, thanh tao, quý phái.

Vậy, chỉ qua tám câu thơ cô đọng, súc tích, Nguyễn Du đã khắc họa bức chân dung của Thúy Vân một cách vô cùng chân thực, gần gũi. Sự xinh đẹp của nàng được miêu tả đúng chuẩn theo những tiêu chí của người xưa. Đó là sự phúc hậu, đoan trang, thùy mị. Kết hợp với khí chất thanh tao hơn người, Thúy Vân đã hiện với hình tượng hoàn hảo, mẫu mực. Nhưng vẻ đẹp ấy không hề vượt quá khuôn khổ của tự nhiên, được tự nhiên chấp thuận, “thua”, “nhường”. Đây cũng được coi như một điềm báo về cuộc sống an yên, bình lặng sau này.

Tóm lại, đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” đã thành công giới thiệu và miêu tả vẻ đẹp nàng Thúy Vân đoan trang, hiền thục. Đồng thời, chứng minh sự tài hoa trong ngòi bút tác giả. Qua đó, Nguyễn Du cũng đã thể hiện cái nhìn, sự dự đoán của mình về số phận nhân vật trong tương lai.

– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –

https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nhan-ve-dep-cua-nhan-vat-thuy-van-trong-doan-trich-chi-em-thuy-kieu-66098n.aspx Tuy không phải nhân vật chính nhưng Thúy Vân vẫn là một trong những minh chứng cho sự tài hoa của ngòi bút Nguyễn Du. Khám phá vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều dưới ngòi bút tài hoa, uyên bác của đại thi hào Nguyễn Du, bên cạnh bài Cảm nhận vẻ đẹp của Thúy Vân trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích 4 câu thơ đầu của đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Phân tích nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Cảm nhận về vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều trong Chị em Thúy Kiều, Phân tích đoạn trích chị em Thúy Kiều.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button