Cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng – Dàn ý + 7 bài văn mẫu lớp 10

Để giúp các bạn học sinh học tập tốt hơn môn Ngữ văn 10, VnDoc đã tổng hợp bộ tài liệu Cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng. Chắc chắn các bài văn mẫu lớp 10 này sẽ giúp các bạn học sinh học tốt hơn môn Ngữ văn một cách dễ dàng. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Dàn ý Cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng

1. Mở bài

Tác giả: Đại thi hào Nguyễn Du, là danh nhân văn hóa Việt Nam.

Tác phẩm: Trích truyện Kiều nói lên tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải.

2. Thân bài

* Tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải

– Sống với Kiều được nửa năm thì Từ Hải đã nghĩ đến nghiệp lớn.

– “Động lòng bốn phương” công việc và chí lớn của người nam nhi.

– “Trượng phu” là để chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng với hàm hàm nghĩa khâm phục, ca ngợi.

– “Thoắt” sự mau chóng trong việc thay đổi tâm trạng, dáng vẻ của Từ Hải.

-> Từ Hải đã thoát khỏi tình cảm cá nhân nhanh chóng đi làm việc lớn của cuộc đời.

– “Mênh mang” càng lộ ra độ rộng và cao của trời đất càng bật lên tư thế của chàng giữa vũ trụ rộng lớn.

– “Trông vời” cái nhìn rộng lớn, sáng suốt.

– Từ Hải một mình cưỡi ngựa lên đường thẳng dong, cho thấy ý chí quyết tâm và bản lĩnh của người anh hùng.

– Từ Hải ra đi không lưu luyến, bịn rịn tình cảm. Chàng coi Kiều như tâm phúc của mình nhưng không thể để tình cảm cá nhân ảnh hưởng đến nghiệp lớn.

* Lời hứa của Từ Hải với Kiều:

– Chàng hứa Kiều khi nào “bao giờ mười vạn tinh binh”, “tiếng chuông ngập đất bóng tinh rợp đường”, “Làm cho rõ mặt phi thường” sự nghiệp ổn định sẽ cưới nàng cho nàng cuộc sống hạnh phúc ấm no.

– Sự tự tin và khẳng định của Từ Hải: một năm sau sẽ mang vinh quang về, chàng rất tự tin và chắc chắn về chiến thắng của mình.

* Sự dứt khoát của Từ Hải:

– Chim bằng là loài chim của sự dũng mãnh, ý chí tác giả ví với Từ Hải, đã đến lúc chàng tung bay đôi cánh để tìm khát vọng của bản thân.

– “Dứt”, “quyết” khẳng định ý chí quyết tâm của Từ Hải.

* Nghệ thuật:

– Tính chất ước lệ tượng trưng theo lối văn học cổ trung đại, lời thơ sâu sắc.

3. Kết bài

Đoạn trích Chí khí anh hùng là đoạn trích hay và ý nghĩa. Ca ngợi chí làm trai, chí khí của bậc đại trượng phu, lí tưởng về người anh hùng mang lại ánh sáng tươi đẹp cho đời và tình cảm sâu sắc của Từ Hải và Kiều, những ước vọng đẹp cho tương lai.

Cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng mẫu 1

Bị đẩy vào lầu xanh lần thứ hai, Kiều ở trong tình trạng vô cùng đau đớn, tuyệt vọng: “Biết thân chạy chẳng khỏi trời – Cũng liều một phấn cho rồi ngày xanh”. Từ Hải xuất hiện đột ngột ở lầu xanh và tìm đến Kiều – một người tri kỉ. Với “con mắt xanh” tinh tường, Kiều đã mau chóng nhận ra Từ Hải là một anh hùng ngay từ lúc Từ chưa làm nên sự nghiệp. Từ Hải đã chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh và lấy nàng làm vợ, nhưng tình yêu không thể níu giữ chân Từ Hải. Đang sống êm đềm và hạnh phúc bên người đẹp, Từ Hải đột ngột từ biệt Kiều ra đi lập nghiệp anh hùng.

Đây là đoạn thơ sáng tạo của Nguyễn Du. Đoạn trích thể hiện khí phách anh hùng của Từ Hải qua lời chia tay Thúy Kiều.

Đoạn trích tập trung khắc họa hình ảnh người anh hùng Từ Hải – người anh hùng với chí khí cao đẹp, với quyết tâm thực hiện lí tưởng, khát vọng lớn lao. Đặt Từ Hải trong cảnh chia tay với Kiều trong cảnh” hương lửa đương nồng”, Thúy Kiều lại “một lòng xin đi” cho vẹn “chữ lòng”, trong hoàng cảnh đó Từ Hải có điều kiện để giãi bày, bộc lộ khát vọng, chí khí của mình. Chí anh hùng chính là vẻ đẹp, là khí phách của Từ Hải nó trở thành cảm hứng bao trùm cả đoạn thơ.

Trong đoạn thơ, Nguyễn Du đã sử dụng nhiều hình ảnh không gian “bốn phương”, “bốn bề”. Đó là không gian của vũ trụ rộng lớn, khoáng đạt trước mặt người anh hùng, trời bể như mở ra mênh mang và con người ấy “thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong”. Không gian đó hoàn toàn phù hợp với tính cách của Từ – một người “đội trời đạp đất”, “dọc ngang trời rộng vẫy vùng bể khơi”. Không gian đó chắp cánh cho những ước mơ, khát vọng lớn lao phi thường của Từ.

Đang sống trong bình yên đằm thắm, tha thiết của người vợ – người tri kỉ, có con mắt ‘tinh đời”. Từ Hải bỗng “động lòng bốn phương”. Chàng thấy trong lòng mình náo nức cái chí tung hoành bốn phương trời. Khát vọng vùng vẫy tự do, sống không chịu gò bó mình vào trong một khuôn khổ nào khiến Từ không chịu yên phận. Chàng vốn là người sống có lí tưởng – lí tưởng của chàng là được sống tự do, vùng vẫy giữa đất trời cao rộng không chịu một sự trói buộc nào “Chọc trời khuấy nước mặc dầu / Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”.

Là người anh hùng với những ước mơ, khát vọng lớn lao nhưng Từ Hải cũng là một con người đa tình. Khi mới gặp Kiều, Từ Hải đã mau chóng nhận ra Kiều là người tri kỉ với mình, còn Thúy Kiều với con mắt xanh nàng cũng nhận ra Từ là người anh hùng “hai bên cùng liếc hai lòng cùng ưa”, bởi “trai anh hùng” đã gặp “gái thuyền quyên”. Cuộc hôn nhân này đã mang lại cho Kiều và Từ Hải một cuộc sống hạnh phúc, êm ấm. Nhưng người vợ đẹp, thông minh, sắc sảo và hạnh phúc gia đình cũng không thể níu giữ được chân Từ. Chàng thấy”động lòng bốn phương “là thấy trong lòng sôi nổi, náo nức hướng tới trời cao đất rộng, tới cuộc sống tự do chí khí tung hoành bốn phương trời. Những hình ảnh lớn lao kì vĩ “bốn phương”, “trời bể mênh mang” xuất hiện liên tiếp trong đoạn thơ đã thể hiện lí tưởng và khát vọng lớn lao của Từ. Con người ấy đã nói là làm, nói đi là đi, đã đi là tới. Đó là tính cách mạnh mẽ, phi thường của người anh hùng.

Nguyễn Du để cho Từ Hải ngồi trên yên ngựa với tư thế đã sẵn sàng lên đường rồi mới nói với Kiều những lời tiễn biệt. Có thể thấy đây là một cuộc chia tay rất khác thường. Cuộc đời Kiều đã trải qua nhiều cuộc chia tay. Đó là cuộc chia tay với Kim Trọng âm thầm, lưu luyến “khách đà lên ngựa người còn ghé theo” – của đôi nam nữ thanh tú mới gặp nhau lần đầu mà đã “tình trong như đã mặt ngoài còn e”; đó là cuộc chia tay bịn rịn với Thúc Sinh “người lên ngựa, kẻ chia bào” Trong cuộc chia tay lần này, Từ Hải đã ở trong tư thế sẵn sàng của con người dứt lòng ra đi vì nghĩa lớn. vì lí tưởng, vì sự nghiệp của mình. Tiếng gọi của sự nghiệp đã lay động chàng. Từ không thể đắm mình trong chốn phòng khuê và Kiều cũng không thể ngăn chàng thực hiện khát vọng lập nghiệp của mình. Sự nghiệp đối với Từ là điều trên hết. Đó không chỉ là ý nghĩa sự sống của chàng mà còn là điều kiện để chàng thực hiện những khát vọng, ước ao mà người tri kỉ đã gửi gắm ở chàng. Vì thế mà Từ đã quyết dứt áo ra đi, dường như không một chút bịn rịn, lưu luyến.

Cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng

Khi Thúy Kiều xin với Từ cho nàng được đi theo, Từ đã trách người tri kỉ chưa thoát khỏi “nữ nhi thường tình”. Từ Hải mong muốn Kiều sẽ vượt lên những tình cảm thông thường để làm vợ một anh hùng có chí khí phi thường. Cho nên sau này trong nỗi nhớ thương của Thúy Kiều “Cánh hồng bay bổng tuyệt vời / Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm” không chỉ có sự mong chờ người yêu nơi phương xa mà còn hi vọng thành công trong sự nghiệp

Những lời nói của Từ Hải, còn thể hiện chàng là con người rất mực tự tin. Ngay trong cảnh trần ai, Từ Hải đã xem mình như một người anh hùng, sự nghiệp của chàng như đã nắm vững trong tay. Bây giờ mới bắt đầu xuất phát với “thanh gươm yên ngựa” nhưng chàng đã khẳng định không quá một năm sau chàng sẽ trở về với một cơ đồ to lớn.

Từ Hải là nhân vật được Nguyễn Du xây dựng theo khuynh hướng lí tưởng hóa. Để xây dựng nhân vật này, nhà thơ đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật để khắc họa hình tượng người anh hùng: sử dụng từ ngữ, xây dựng hình ảnh, ngôn ngữ đối thoại,….tất cả đều tô đậm vẻ đẹp phi thường của Từ Hải.

Trong đoạn trích, một loạt những từ Hán Việt và những từ chỉ hành động mạnh mẽ như “trượng phu”, “thoắt” đã diễn tả những hành động dứt khoát, mạnh mẽ của con người có chí khí lớn ấy.

Những hình ảnh lớn lao, kì vĩ như “động lòng bốn phương” “quyết lời dứt áo ra đi”, “trời bể mênh mang” đã giúp nhà thơ thể hiện chí khí lớn lao phong thái của người anh hùng trong lúc chia biệt. Con người ấy muốn vẫy vùng nơi trời cao đất rộng, không chịu trói mình trong cuộc sống tù túng chật hẹp. Nguyễn Du đã ví Từ Hả như con chim bằng khi cất cánh thì như đám mây ngang trời, và mỗi lần bay thì chín vạn dặm mới nghỉ. Hình ảnh đó đã giúp tác giả diễn tả một cách phóng túng giây phút tiễn biệt giữa Từ Hải và Thúy Kiều.

Ngôn ngữ đối thoại cũng là tất yếu góp phần tô đậm khí phách của người anh hùng. Biết rõ Từ đi “bốn bể là nhà” Kiều vẫn tha thiết xin được đi cùng: “Nàng rằng” Phận gái chữ tòng / Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi” Từ đã nói với nàng những lời kiên quyết và tin tưởng chàng trở về với “mười vạn tinh binh – tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường”. Chàng hứa “Chầy chăng là một năm sau vội gì!” Những lời nói của Từ không chỉ thể hiện khí phách hiên ngang của người anh hùng mà còn thể hiện chàng là người rất tự tin, tin vào sức mạnh tin vào tài năng của mình, chàng sẽ lập nên sự nghiệp lớn.

Vận dụng linh hoạt và sáng tạo các yếu tố nghệ thuật: từ ngữ, hình ảnh, ngôn ngữ đối thoại, Nguyễn Du đã thành công trong việc xây dựng nhân vật Từ Hải. Khuynh hướng lí tưởng hóa với những nét tính cách đẹp đẽ sinh động mang đậm chất lí tưởng.

Cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng mẫu 2

Sập bẫy của Tú Bà, Thúy Kiều phải vào lầu xanh với tâm trạng:

“Vui là vui gượng kẻo là,

Ai tri âm đó mặn mà với ai?”

Tại đây, Kiều gặp Thúc Sinh, người được xem là “tri âm” đối với Kiều. Nhưng vì nhu nhược, Thúc Sinh không giữ được Kiều khiến nàng lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh, và phải làm gái lầu xanh lần nữa.

Cuộc đời Kiều tưởng như bế tắc hoàn toàn thì Từ Hải bỗng xuất hiện và đưa Kiều thoát khỏi cảnh ô nhục. Hai người sống hạnh phúc “Trai anh hùng gái thuyền quyên – Phỉ quyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng”. Nhưng Từ Hải không bằng lòng với cuộc sống êm đềm bên cạnh nàng Kiều tài sắc, chàng muốn có sự nghiệp lớn nên sau nửa năm đã từ biệt Kiều ra đi. Đoạn trích (từ câu 2213 đến câu 22300 bao gồm ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ đối thoại cho thấy chí khí của Từ Hải.

Trong “Truyện Kiều”, nếu nhân vật Thúy Kiều được Nguyễn Du xây dựng như một biểu tượng cho cái đẹp tinh túy, lí tưởng của hiện thực cuộc sống thì nhân vật Từ Hải, qua đoạn trích “Chí khí anh hùng”, lại được Nguyễn Du xây dựng như một hình tượng đầy tính chất lãng mạn, chất anh hùng ca. Mở đầu đoạn thơ.

Nửa năm hương lửa đương nồng,

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

Trông vời trời bể mênh mang,

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.

Bốn câu thơ là lời của tác giả miêu tả về tâm trạng và hành vi của Từ Hải. Nhà thơ gọi Từ Hải là “trượng phu” – người đàn ông có tài, đáng trọng là đã thể hiện sự yêu quý trân trọng của ông với nhân vật này. Tình yêu và sự nghiệp, cả hai đều có trong con người của Từ Hải. Tình yêu ấy là “nửa năm hương lửa đương nồng”, sự nghiệp ấy là “động lòng bốn phương”. Những ngôn từ ước lệ ấy giúp người đọc nhận ra cả hai thứ tình ấy Từ Hải đều quý. Và chỉ ở bôn câu thơ trên mà xét thì “động lòng bốn phương”, muốn lập công danh sự nghiệp mạnh hơn “hương lửa đương nồng”. Cứ tưởng tượng ra hình ảnh của một tráng sĩ “râu hùm, hàm én, mày ngài” đứng khoanh tay lặng hướng tầm mắt vào cõi xa xăm thì người đọc sẽ hiểu phần nào tâm trạng lúc này của con người:

Giang hồ quen thói vẫy vùng

Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”.

Những hình ảnh ước lệ, thậm xưng, đặc tả, kết hợp với các từ Hán Việt trang trọng, cùng với cách ngắt nhịp cân xứng, mạnh mẽ trong các dòng thơ chứa tầm vóc, tài năng, chí hướng nêu trên như đã khẳng định và in sâu tính cách một nhân vật phi thường với tâm hồn chứa chan lãng mạn ước mơ, tung hoành ngang dọc, muốn đổi thay thời thế nhân sinh… Trong ý nghĩa đó, phải chăng hình ảnh Từ Hải đã thành ước mơ khát vọng trong tâm hồn Nguyễn Du: Ông muốn cứu vớt đời Kiều, một tâm hồn, một vẻ đẹp, một tài năng tiêu biểu cho một tinh hoa của hiện thực cuộc đời?

Sau lời của nhà thơ viết về tâm trạng và quyết định của “trượng phu” là lời đối thoại của đôi vợ chồng. Kiều thì muốn hành động theo luân lí đạo Nho truyền thống nên đã tâm sự với Từ Hải:

Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng,

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.

Kiều một lòng xin được theo Từ trên từng bước chàng đi cho tròn luân lí mà Nho giáo đã định ra: Là phận nữ nhi thì “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Ca dao ta cũng có câu:

Đi đâu cho thiếp theo cùng

Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam

Đây là về lí luận. Thật ra có lẽ Kiều xin theo Từ Hải là vì tình, là vì sau bao năm bị vùi dập bởi sóng gió lầu xanh Kiều đã tìm được người bạn tri âm.

Nhưng với Từ Hải thì khác. Chàng đã đáp lại:

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”

Từ Hải đã có ý trách Kiều, nhưng đó là lời trách đầy yêu thương: Đã là người hiểu biết nhau sâu sắc đến vậy sao cứ giữ mãi nếp suy nghĩ nông cạn của người phụ nữ bình thường!

Sau lời trách nhẹ nhàng đầy tình thương yêu ấy, Từ Hải mới giải thích rõ ràng. Từ phải chiêu mộ binh sĩ giỏi, làm những việc xuất chúng. Người đọc có thể suy ra là Từ chiêu mộ tướng giỏi binh hùng để lập nước, trị quốc. Với công việc như thế thì

Bằng nay bốn bể không nhà,

Theo càng thêm bận biết là đi đâu?

Đấy là một hiện thực trong đời của con nhà lính. Từ đã trình bày cho Kiều hiểu rõ ngọn nguồn. Đó là về lí, mà cái lí ấy Từ nêu ra cũng vì tình. Từ đã khuyên Kiều:

Đành lòng chờ đó ít lâu,

Chầy chăng là một năm sau vội gì!”

Cùng với lời hứa:

Làm cho rõ mặt phi thường,

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

Với lí lẽ và lời hứa rõ ràng ấy chắc Kiều chẳng nói thêm được điều gì. Và dù có nói điều gì chăng nữa thì Từ Hải cũng:

Quyết lời dứt áo ra đi,

Gió mây bàng đã đến kì dặm khơi.

Mạnh dạn, dứt khoát và nhanh nhạy là vì nghĩa của hai câu thơ mang hình ảnh ước lệ trên. Đã một lần người đọc biết hành động cao đẹp nhanh gọn dứt khoát không tính toán của Từ Hải khi chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh. Nay cũng với tính cách ấy, Từ Hải hành động không chỉ vì tương lai của chàng mà còn vì cả Thúy Kiều. Trước mắt người đọc, hình ảnh Từ Hải cùng tinh binh phóng ngựa tiến về phía trước để lại đằng sau đám bụi mù thay cho hình ảnh ước lệ chim bằng bay lên cùng gió mây.

Đã hơn một lần Nguyễn Du tập trung khắc họa chân dung Từ Hải. Một chân dung mà ngoại hình thật khác thường.

“Râu hùm, hàm én, mày ngài

Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”.

Một chân dung mà tài năng cái thế:

“Đường đường một đấng anh hào

Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài”.

Một chân dung mà phong thái thật anh hùng, chí hướng bay bổng ước mơ:

“Đội trời, đạp đất ở đời”

Và bây giờ với đoạn trích Chí khí anh hùng, một lần nữa càng chứng tỏ tài miêu tả, khắc họa nhân vật của nhà thơ Nguyễn Du. Cũng với các biện pháp ước lệ, nghệ thuật tượng trưng kết hợp với đối thoại quen thuộc của thể văn cổ nhưng khi Nguyễn Du vận dụng vào việc khắc họa nhân vật Từ Hải. Trong đoạn trích trên thì nghệ thuật ấy lại được phối hợp sáng tạo tuyệt hảo để người đọc đâu thể dễ dàng quên ngay được một nhân vật cái thế anh hùng, một tâm hồn mang bao hoài vọng của nhà thơ.

Cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng mẫu 3

Truyện Kiều của Nguyễn Du được đánh giá là tác phẩm xuất sắc bậc nhất của văn học trung đại Việt Nam, được xếp vào hàng kinh điển mẫu mực của thể loại truyện thơ Nôm. Với nội dung tố cáo, phản ánh hiện thực xã hội bất công và thương cảm cho những số kiếp con người bất hạnh, đau thương đặc biệt là người phụ nữ dưới chế độ phong kiến hà khắc Nguyễn Du đã triệt để bộc lộ được tư tưởng nhân đạo yêu thương, trân trọng con người một cách toàn diện, vừa xót thương, vừa thông cảm thấu hiểu, đồng thời cũng là trân trọng ngợi ca, những phương diện mà trước đây văn học trung đại Việt Nam còn chưa để ý, hoặc mới chỉ manh nha qua một vài tác phẩm, tác giả mà còn chưa được hoàn thiện. Trong tổng thể tư tưởng nhân đạo ấy của Nguyễn Du, thì sự trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của con người được ông thể hiện rất rõ qua nhân vật chính là Thúy Kiều, khi xây dựng hình tượng nhân vật lý tưởng với vẻ đẹp toàn diện cả nhân cách lẫn phẩm chất. Bên cạnh lý tưởng về hồng nhan, thì Nguyễn Du cũng có ước mơ về hình tượng người anh hùng lý tưởng thông qua việc khắc họa chân dung nhân vật Từ Hải – người đàn ông có vị trí quan trọng trong cuộc đời Kiều. Vẻ đẹp ấy được tác giả bộc lộ rất rõ thông qua đoạn trích Chí khí anh hùng.

Đọc thêm:  Bảng Chữ Cái Tiếng Trung Dành Cho Người Mới Bắt đầu - Prep.vn

Đoạn trích nằm từ câu 2213 đến câu 2230 của Truyện Kiều, thuộc phần Gia biến và lưu lạc. Về phần Thúy Kiều sau mối tơ duyên với Thúc Sinh bị Hoạn Thư cắt đứt bằng thủ đoạn tinh vi, nàng bỏ trốn để thoát khỏi cảnh tủi nhục và đau thương. Nàng nương nhờ sư Giác Duyên và được gửi đến sống ở nhà Bạc Bà, rồi bị ép gả cho cháu bà ta là Bạc Hạnh, những tưởng dẫu không mặn mà gì với kẻ này nhưng cũng coi như được yên thân, thì ngờ đâu sau ít lâu chung sống Bạc Hạnh đã nhẫn tâm bán nàng vào kỹ viện lần nữa. Cuộc đời Kiều sau khi bước qua hết đau thương này đến bi kịch khác, trái tim của nàng đã dần nguội lạnh, cuộc sống rơi vào cảnh tăm tối và bế tắc vô cùng. Đúng lúc này Từ Hải, người vốn mến mộ danh tiếng Kiều đã lâu xuất hiện cứu Kiều ra khỏi chốn lầu xanh nhơ nhuốc, cho nàng một cuộc sống điền viên vợ chồng đúng nghĩa. Đang lúc tình chàng ý thiếp nồng nàn, thì Từ Hải lại muốn ra đi làm nghiệp lớn vậy nên mới có cảnh đối đáp chia tay trong Chí khí anh hùng.

Có thể nhận xét rằng Từ Hải và Thúy Kiều đích thị là trai anh hùng gái thuyền quyên, đôi bên ngay từ lần gặp đầu tiên đã có những rung động sâu sắc, thấu hiểu lẫn nhau. Cũng có thể nói, trong số những người đàn ông bước qua đời Kiều thì Từ Hải chính là người đã cho Kiều được những ngày tháng hạnh phúc vẹn toàn nhất, không giống như mối tình đầu sớm tan vỡ với chàng Kim hay mối tình lắm oan trái với chàng Thúc. Ở Từ Hải ta thấy toát lên khí khái mạnh mẽ, sẵn sàng bảo bọc che chở được cho Thúy Kiều khỏi tai ương, khổ hạnh, thế nên chỉ khi ở bên cạnh Từ Hải Kiều mới thực sự được yên lòng, hưởng dụng cuộc sống. Tuy nhiên cùng với cái “côn quyền hơn sức”, “thao lược gồm tài” của mình thì Từ Hải ắt không thể chịu cuộc sống bó gối hưởng thụ ôn hương nhuyễn ngọc giống Thúc Sinh, hay việc trông đợi công danh như Kim Trọng được. Sự tài năng, mạnh mẽ và khí khái anh hùng đã thôi thúc Từ Hải tạm chia xa với Kiều để đi làm nghiệp lớn, trả món nợ công danh cho xứng với bậc trượng phu. Thế nên có thể rằng đối với lời nỉ non “nửa năm hương lửa đương nồng” của Kiều khi cho rằng khoảng thời gian hạnh phúc sao ngắn ngủi, thì đối với Từ Hải 6 tháng an yên bên mỹ nhân mà công danh vẫn dậm chân tại chỗ là quá dài. Vậy nên chàng đã nhanh chóng “thoắt đã động lòng bốn phương”. Một từ “thoát” đã đủ bộc lộ được quyết tâm, sự dứt khoát của Từ hải với việc ra đi lập nghiệp, bên cạnh đó mấy chữ “động lòng bốn phương” lại diễn tả cái tráng chí cao đẹp mang tầm vóc vũ trụ của nhân vật. Thêm hai chữ “trượng phu” lại càng bộc lộ niềm yêu, niềm trân trọng của Nguyễn Du đối với Từ Hải, bộc lộ ước mơ, lý tưởng của tác giả về một người anh hùng toàn diện hội tụ đầy đủ những phẩm chất cao đẹp, tráng chí bốn phương, có hoài bão lớn, thực hiện được công bằng luân lý của xã hội,… Bên cạnh đó tầm vóc và suy nghĩ rộng lớn của Từ Hải còn bộc lộ thông qua cái cách mà chàng hướng ánh mắt ra xa “trông vời trời bể mênh mang”, thể hiện khát vọng mãnh liệt vươn ra thế giới, đồng thời hành động cực kỳ dứt khoát, mau lẹ “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”, lại càng thể hiện quyết tâm làm nghiệp lớn của con người phi thường.

Đối với những lời xin đi theo nâng khăn sửa túi của Thúy Kiều, mỹ nhân bầu bạn, Từ Hải lại không cho đó là chuyện nên làm, mà nhẹ nhàng khuyên giả, đánh thức sự thấu tình đạt lý trong Kiều khi hỏi nàng rằng “Tâm phúc tương tri/Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”. Trước là trách Kiều vốn đã là vợ chồng bấy lâu, thấu hiểu lẫn nhau nhưng vẫn chưa thật thấu hiểu lòng mình, vẫn không thoát khỏi tâm trạng thường tình nhi nữ, để tình cảm lấn át lý trí, cản trở công danh. Nhưng đồng thời cũng là lời động viên an ủi Kiều hãy nghĩ thông suốt, để sao cho vợ chồng đồng lòng, nàng làm hậu phương, cho chàng thành chí lớn. Sau đó tiếp tục giải thích, bộc lộ tráng chí của bản thân qua những câu thơ:

“Bao giờ mười vạn tinh binhTiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đườngLàm cho rõ mặt phi thườngBấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”

Như vậy có thể thấy rằng lần dứt áo ra đi này của Từ Hải là quyết tâm phải làm nên công danh vĩ đại, những từ “mười vạn tinh binh”, “dậy đất”, “rợp đường”, đều thể hiện ước mơ về những chiến công hiển hách, lẫy lừng, gợi tả khí thế hùng tráng, huy hoàng của người anh hùng. Bên cạnh đó “làm cho rõ mặt phi thường” lại thể hiện sự tự ý thức về khả năng, tầm vóc phẩm chất xuất chúng của Từ Hải. Đồng thời câu “Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia” là lời hứa của Từ Hải dành cho Thúy Kiều, để làm yên lòng nàng, mong nàng cứ an phận một lòng chờ mình lập công danh sự nghiệp. Hơn thế nữa ta cũng thấy Từ Hải là một người biết trông xa nghĩ rộng, khi chàng nói với Kiều:

“Bằng nay bốn bể không nhàTheo càng thêm bận biết là đi đâu”

Bản thân Từ Hải ý thức được tầm vóc và tài năng của bản thân, đồng thời cũng nhận định một cách khách quan rằng hiện tại chàng đang không có gì trong tay, việc vướng bận nữ nhi thường tình chỉ càng khiến chàng phân tâm. Thêm vào đó Thúy Kiều phạn liễu yếu đào tơ việc theo sóc, bôn ba không phải là chủ ý hay, nàng làm sao chịu được cảnh “bốn bể không nhà”, lang thang đây đó, chinh chiến nhiều nơi, đến lúc ấy không chỉ nàng khổ, mà bản thân Từ Hải cũng không thể yên lòng làm nghiệp lớn. Vậy nên lựa chọn tốt nhất là để Kiều yên vị ở nhà chờ chàng, làm hậu phương vững chắc, để Từ Hải càng có thêm ý chí quyết tâm phấn đấu, không phụ lòng thiên hạ, cũng chẳng phụ lòng giai nhân. Điều đó bộc lộ qua lời hứa hẹn “Đành lòng chờ đó ít lâu/Chầy chăng là một năm sau vội gì”, bộc lộ lòng quyết tâm, ý chí mạnh mẽ nhanh chóng làm nên công danh sự nghiệp, chứ quyết không lằng nhằng dây dưa.

Sau khi bộc bạch, khuyên nhủ, Từ Hải từ biệt Thúy Kiều và dứt áo ra đi, câu thơ “Gió mây bằng đã đến kỳ dặm khơi” là dụng ý thấu đáo của tác giả về công danh lẫy lừng của tác giả về sau. Việc lấy con chim bằng – loài chim cưỡi gió đạp sóng muôn nghìn dặm để diễn tả vẻ oai hùng, phi thường của người anh hùng Từ Hải, thể hiện sự trân trọng, ca ngợi tráng chí mạnh mẽ, kỳ vĩ sánh ngang tầm vóc vũ trụ của nhân vật. Đây là lúc chim bằng quạt cánh bay lên cùng mây gió, cũng là lúc người anh hùng ra đi tạo lập công danh hiển hách, vang danh thiên hạ, không phụ lòng núi sông.

Hình tượng Từ Hải của Nguyễn Du so với Từ Hải trong Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân hay trong truyện Vương Thúy Kiều của Dư Hoài là một cải tiến nghệ thuật mới mẻ và đầy ý vị. Nguyễn Du đã khéo léo hình tượng hóa nhân vật Từ Hải trở thành một người anh hùng với những vẻ đẹp lý tưởng, toàn diện, có giấc mộng kiến lập sự nghiệp vĩ đại, sự dứt khoát trong cách cư xử, sự thấu tình đạt lý rất phù hợp và xứng đôi với người con gái tài sắc vẹn toàn như Thúy Kiều. Từ đó mối tình Kiều – Hải càng trở nên đẹp đẽ, tô đậm tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du trong tác phẩm, ít nhất thì Vương Thúy Kiều bất hạnh nhưng cũng có lúc được hạnh phúc, được nhận những thứ xứng đáng với mình, cuộc đời nàng cũng có những lúc tươi đẹp thăng hoa, dẫu rằng để được như thế cái giá nàng phải trả trước và sau là quá đắt đỏ.

Cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng mẫu 4

Từ xưa, chí nam nhi “đầu đội trời, chân đạp đất” đã được đề cao, trong văn học cũng rất nhiều tác giả viết về chí khí đó. Với Truyện Kiều của Nguyễn Du, ông đã xây dựng hình tượng người anh hùng Từ Hải với khí phách kiên cường, hiên ngang luôn làm nên việc lớn. Đoạn trích “Chí khí anh hùng” đã thể hiện vẻ đẹp chí khí phi thường, mưu cầu nghiệp lớn của người anh hùng Từ Hải quyết tâm dứt áo ra đi.

Đọc “Truyện Kiều”, ta biết được Kiều hai lần bị vào lầu xanh, số phận đã đưa đẩy Kiều hết lần này đến lần khác khiến nàng rơi vào tuyệt vọng. Nhưng lần thứ hai Kiều bị đẩy vào lầu xanh thì may mắn thay Từ Hải bỗng xuất hiện và đưa nàng ra ngoài thoát khỏi cảnh ô nhục này. Từ Hải đã giúp nàng “Báo ân báo oán” với những kẻ trước đây đã hãm hại nàng cũng như với người đã giúp nàng. Hai người đã có cuộc sống hạnh phúc cùng nhau. Nhưng với người đàn ông có bản lĩnh lớn, chàng không bằng lòng với cuộc sống êm đềm vậy, chàng muốn có sự nghiệp lớn nên đã từ biệt Kiều ra đi. Đoạn trích “Chí khí anh hùng” được trích từ câu 2213 đến câu 2230 trong tác phẩm.

Trước tiên, bốn câu thơ đầu nêu lên bối cảnh và lí do dẫn đến cuộc chia ly giữa Kiều và Từ Hải:

“Nửa năm đương lửa đương nồngTrượng phu thoắt đã động lòng bốn phươngTrông vời trời bể mênh mangThanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”

Câu thơ đầu tiên cho ta thấy được Kiều và Từ Hải mới sống với nhau nửa năm với cuộc sống vô cùng êm đềm, tình yêu giữa hai người nồng nàn, say đắm. Nửa năm là khoảng thời gian ngắn hai người sống bên nhau, đây có lẽ là thời gian Kiều được sống bình yên và hạnh phúc nhất trong suốt mười lăm năm lưu lạc. Bởi trước đó, dù Kiều cũng từng sống với Thúc Sinh nhưng nàng chỉ làm vợ lẽ. Sự yêu thương của Thúc Sinh không mang lại cho nàng sự an toàn trọn vẹn bởi Kiều vẫn bị Hoạn Thư – vợ cả hành hạ. Nhưng sau nửa năm đó Từ Hải lại có ý định muốn ra đi thực hiện lí tưởng. “Trượng phu” là chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng, tác giả cũng muốn tỏ lòng khâm phục và ca ngợi Từ Hải. “động lòng bốn phương” chính là chí hướng mà Từ Hải đang muốn tung hoành thiên hạ. Đó cũng chính là chí lớn của người đàn ông sống trong thời trung đại, mong muốn phương trời tự do, vùng vẫy khắp nơi, quyết lập sự nghiệp phi thường. Từ Hải đã vô cùng dứt khoát và cuộc sống vợ chồng không thể giữ chân được chàng. Tư thế của chàng khi ra đi chính là “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” chàng một mình, một gươm, một ngựa đi liền một mạch, dứt khoát. Chàng mang tư thế của con người tự tin, làm chủ phương trời tự do. Tác giả đã đặt nhân vật trong sự tương phản với không gian rộng lớn “trời bể mênh mang” với hình ảnh “thanh gươm yên ngựa” chỉ một mình. Hình ảnh con người hiện lên không hề nhỏ bé mà sánh ngang cùng vũ trụ rộng lớn. Bốn câu thơ đầu đã miêu tả cuộc sống hạnh phúc của Kiều và Từ cùng với đó là chí lập công danh của người anh hùng.

Mười hai câu thơ tiếp theo chính là cuộc đối thoại giữa Kiều và Từ Hải để qua đó ta cũng thấy tính cách của anh hùng khi ra đi vì sự nghiệp lớn. Câu nói của Kiều:

“Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng,”Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”

đã thể hiện tâm trạng cũng như tâm lí của Kiều không chỉ yêu mà còn hiểu, khâm phục kính trọng Từ. Cụm từ “Phận gái chữ tòng” ở đây chính là quan niệm phong kiến thời xưa: “Phu xướng phụ tùy, xuất giá tòng phu”, Kiều đã nguyện gắn bó cuộc đời của nàng với Từ Hải. Thúy Kiều ý thức được bồn phận của người vợ mà cũng thể hiện tình yêu với chồng. Nàng muốn níu giữ tình yêu đó mà quyết một lòng đi theo chồng. Trước mong muốn đó của Kiều, Từ đã nói rằng:

“Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”

Từ đã nói rằng, bây giờ hai người đã hiểu lòng nhau, coi nàng là người tri âm, tri kỉ của mình. Từ Hải khuyên Kiều nên vượt lên thói tầm thường nhi nữ và chàng đưa ra lời hứa của mình: Bao giờ mười vạn tinh binh, tiếng chiêng, bóng tinh rợp đường để đón nàng thì mới thỏa mãn. Từ đã đưa ra một viễn cảnh vô cùng tốt đẹp và hạnh phúc giữa hai người. Chàng muốn làm nên sự nghiệp lớn xuất chúng và hứa sẽ trở về để đón nàng “rước nàng nghi gia”. Mong nàng hãy chờ đợi một năm bởi chàng không biết là sẽ đi đâu mà nàng đi theo sẽ càng vướng bận. Chàng không muốn Kiều vất vả vì mình.

Hai câu thơ cuối thể hiện sự dứt áo ra đi của Từ Hải:

“Quyết lời dứt áo ra điGió mây bằng đã đến kì dặm khơi.”

Từ Hải mang theo thái độ và cử chỉ vô cùng dứt khoát, mạnh mẽ không chần chừ, do dự. Viễn cảnh không gian ra đi của Từ qua hình ảnh “gió mây” và “dặm khơi” để gợi không gian rộng lớn, kì vĩ, tự do. Hình ảnh “chim bằng” tượng trưng cho người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, phi thường sánh ngang cũng tầm vóc vũ trụ. Câu thơ đã thể hiện ước mơ về người anh hùng của Nguyễn Du với bản lĩnh, khí phách phi thường.

Qua đoạn trích “Chí khí anh hùng”, Nguyễn Du đã xây dựng thành công hình tượng người anh hùng Từ Hải với khát vọng và chí lớn của bậc nam nhi. Đọc những câu thơ trong đoạn trích, người đọc hiểu và khâm phục chí làm trai của nam nhi thời trung đại.

Cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng mẫu 5

Nguyễn Du là một nhà thơ lớn trong nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho thế hệ sau nhiều tác phẩm rất nổi tiếng, trong đó phải kể đến tác phẩm nổi bật nhất là “Truyện Kiều”. Tác phẩm là lời phê phán xã hội phong kiến đương thời của Nguyễn Du đồng thời cũng là nơi gửi gắm mơ ước về một xã hội công bằng với người anh hùng xứng đáng là bậc trượng phu. Khát vọng ấy của Nguyễn Du được thể hiện qua nhân vật Từ Hải, đặc biệt là qua trích đoạn “Chí khí anh hùng”.

Sau những biến cố thăng trầm đầu tiên của cuộc đời, Kiều những tưởng được giải thoát khi nàng bắt gặp Thúc Sinh. Thế nhưng với tính cách nhu nhược yếu đuối, Thúc Sinh đã không thể mang cho nàng một cuộc sống bình yên. Chính lúc này, nàng lại một lần nữa rơi vào tay của những kẻ buôn người Bạc Bà, Bạc Hạnh và trở lại kiếp kĩ nữ lầu xanh. Và cuộc đời Kiều đã kịp rẽ hướng khi nàng bắt gặp Từ Hải. Tài năng, nhân cách cùng nhan sắc của nàng đã khiến chàng Từ vô cùng khâm phục. Vậy nên chàng đã giải thoát nàng khỏi chốn ô nhục và từ đó cùng nàng sánh duyên bên nhau:

“Trai anh hùng, gái thuyền quyênPhỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng”

Chẳng bằng lòng với cuộc sống hiện tại, Từ Hải đã quyết chí ra đi để dựng lên nghiệp lớn sau nửa năm mặn nồng cùng nàng Kiều tài sắc. Đoạn trích chỉ với mười tám câu thơ nhưng đã cho ta thấy được ý chí, lý tưởng lớn lao mà Từ Hải muốn gây dựng, đồng thời cũng cảm nhận được mơ ước lớn lao của Nguyễn Du về một người anh hùng chân chính.

Mở đầu đoạn trích, người ta như thấy được cuộc tình vô cùng lãng mạn của đôi trai tài gái sắc. Thế nhưng, sau hình ảnh đầy lãng mạn ấy lại là mở đầu của một cuộc chia lý vì chí lớn:

“Nửa năm hương lửa đương nồngTrượng phu thoắt đã động lòng bốn phươngTrông vời trời bể mênh mangThanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”

“Nửa năm” chẳng phải là khoảng thời gian dài, nhưng nửa năm đó, Kiều và Từ Hải đã vô cùng gắn bó, vô cùng “mặn nồng”. Từ “hương lửa” được Nguyễn Du sử dụng ở đây như một hình ảnh ước lệ của tình yêu. “Hương lửa đương nồng” tức là tình cảm của đôi trai tài gái sắc đang rất mặn nồng, tưởng chừng như chẳng thể xa cách. Thế nhưng ngay trong tình yêu, chàng trai Từ Hải cũng luôn nung nấu ý định ra đi vì lý tưởng của mình. Ở đây, Nguyễn Du đã gọi Từ Hải là “trượng phu” – một người đàn ông có tài năng, đức độ, có chí lớn. Vậy nên, chẳng ngạc nhiên khi người “trượng phu” ấy đã “động lòng” chuẩn bị ra đi cho lý tưởng của mình. Chàng muốn được vùng vẫy, muốn được thỏa chí trong “trời bể mênh mang”, muốn được thỏa sức mà tung hoành mà dựng lên nghiệp lớn. Hình ảnh “trời bể mênh mang” như muốn khẳng định khát khao của chàng. Chính vì vậy, khi quyết chí ra đi, chàng vô cùng dứt khoát “thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”. Quyết định nhanh chóng, trong dứt khoát của chàng “thoắt đa” đã được hiện thực hóa bằng hành động quyết liệt. Một mình cùng một thanh gươm, một con ngựa tốt, chàng quyết chí ra đi tìm kiếm lý tưởng cho mình một cách vô cùng kiên định. Tư thế của chàng vô cùng oai phong, lẫm liệt, hành động dứt khoát, xứng danh với danh từ “trượng phu” mà Nguyễn Du đã đặt cho chàng. Không những thế, ông còn đặt chàng Từ vào một tư thế sánh ngang với trời bể mênh mang, với trời đất để khẳng định tầm vóc của chàng. Nguyễn Du vẽ lên một người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ với lý tưởng to lớn, sẵn sàng ra đi vì lý tưởng đó.

Bốn câu thơ đầu tuy ngắn ngủi nhưng đã cho ta thấy cảnh chia ly dứt khoát trong mặn nồng của Kiều và Từ Hải, đồng thời cũng chỉ ra tư thế hiên ngang, oai phòng, ý chí quật cường, hào hùng của người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ này. Bằng những hình ảnh ước lệ, Nguyễn Du như muốn khẳng định ước mơ về người anh hùng thực hiện công lý của mình.

Sau những lời chia tay quyết liệt để ra đi của chàng Từ, Kiều đã tâm sự lòng mình cùng chàng:

“Nàng rằng: Phận gái chữ tòngChàng đi thiếp cũng quyết lòng xin đi!Từ rằng: Tâm phúc tương triSao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tìnhBao giờ mười vạn tinh binhTiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp trờiLàm cho rõ mặt phi thườngBấy giờ ta sẽ rước nàng nghi giaBằng không bốn bể không nhàTheo càng thêm bận biết là đi đâu?”

Kiều chỉ một lòng một dạ được đi theo chàng, bởi nàng không muốn sống trong cảnh cô đơn, lạc lõng như trước. Chữ “tòng” mà nàng nói cũng là một trong những lễ nghi luân lý “phận gái tam tòng” của Nho giáo. Nó vô cùng hợp tình hợp lý. Thế nhưng, đáp lại lời Kiều, Từ đã nói rằng:

“Từ rằng: tâm phúc tương triSao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”

Đối với chàng, Kiều không chỉ là người bạn đời, người chàng thương, yêu mến, mà là người bạn tâm giao, tri kỉ của chàng. Những lý tưởng của chàng chắc chắn nàng là người hiểu rõ nhất. Chính vì vậy, Từ Hải mới mong muốn nàng “thoát khỏi nữ nhi thường tình”, thoát khỏi những suy nghĩ thông thường của người phụ nữ mà hiểu và ủng hộ cho chàng. Vậy mà sao nàng vẫn chưa chịu hiểu cho chàng? Chàng có ý trách nàng. Chàng ra đi nhưng sẽ trở về cùng vinh quang chiến thắng để đường hoàng “rước nàng nghi gia”

Đọc thêm:  Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Kanji: Cách đọc, Cách Viết, Bài Tập

“Bao giờ mười vạn tinh binhTiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp trờiLàm cho rõ mặt phi thườngBấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”

Chàng ra đi thực hiện lý tưởng, nghiệp lớn, dựng binh nghiệp, trở về với tiếng chiêng, bóng cờ rợp trời. Lý tưởng đó của chàng một phần vì chàng mà một phần cũng vì nàng. Với cơ nghiệp ấy, cùng vinh quang ấy, chàng sẽ rước nàng làm vợ chính thức của mình. Để thực hiện điều lớn lao ấy sẽ phải trải qua biết bao khó khăn, “bốn bể không nhà”, người con gái mong manh như Kiều sao có thể chịu đựng được những thử thách nhường ấy? “Bốn bể không nhà” cũng thể hiện ý chí tung hoành ngang dọc của Từ Hải. Lời chàng nói ra vừa là lời an ủi vừa là lời hứa hẹn với nàng một năm sau sẽ trở lại.

Những lời tâm sự của Từ Hải với Kiều không chỉ đơn thuần là lời vợ chồng hay tình nhân nói với nhau mà đó là lời tâm sự của những người “tâm phúc tương thông”, của người trượng phu với tri kỉ của mình. Những lời đó đã khẳng định rằng Từ Hải quả là một người anh hùng với khí chất hơn người, chí hướng lớn lao. Đó quả thật là người anh hùng đầy khát vọng, ý chí kiên cường đúng như những gì Nguyễn Du mong mỏi.

Kết thúc đoạn trích là hình ảnh quyết chí ra đi vì nghiệp lớn của Từ Hải:

“Quyết lời dứt áo ra điCánh bằng tiện gió cắt lìa dặm khơi”

Chàng vừa dứt lời, liền ra đi, vô cùng kiên quyết và dứt khoát, không chần chừ, không để tình cảm lung lạc ý chí của mình. Tính cách này chúng ta đã từng chứng kiến khi chàng chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, vô cùng dứt khoát và quyết liệt. Chàng ra đi được ước lệ ví von như cánh chim bằng, đặt trong không gian to lớn “dăm khỏi”, ta thấy hình ảnh chàng Từ như tượng trưng cho người anh hùng với lý tưởng cao đẹp, phi phàm, mang tầm vóc vũ trụ.

Đoạn trích “Chí khí anh hùng” đã khắc họa thật rõ nét hình ảnh người anh hùng Từ Hải “đội trời đạp đất ở đời”. Bằng bút pháp ước lệ tài hao của mình, Nguyễn Du đã cho người đọc thấy được ý chí lớn lao của người anh hùng Từ Hải. Ý chí, lý tưởng ấy thật mãnh kiệt, kiên trung và to lớn, khẳng định vị thế của một người anh hùng mang tầm vóc của vũ trụ.

Đoạn trích đã vẽ lên hình ảnh người trượng phu quyết chí ra đi vì chí lớn, vì lý tưởng của mình với lời hứa hẹn trở về vinh quang. Nó thật đúng với ước mong của Nguyễn Du về một người anh hùng sẽ dám đứng lên chống lại cường quyền, mang lại hạnh phúc và đòi lại công bằng trong xã hội.

Cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng mẫu 6

Hội ngộ – rồi chia li đó là hai mặt của một quá trình. Nó là qui luật tự nhiên trong đời sống con người và cũng như là qui luật tình cảm riêng tư khó nói thành lời. Chẳng thế mà chia li đã trở thành thi tài, là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà thơ, nhà văn đi vào khai thác sao. Từ trong câu ca dao quen thuộc: “Vầng trăng ai xẻ làm đôi; Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng?” đến “Vầng trăng ai xẻ làm đôi; Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) và ngay cả Cuộc chia li màu đỏ (Nguyễn Mĩ), ta vẫn bắt gặp những giọt nước long lanh, nóng bỏng, sáng ngời của kẻ ở – người đi. Nhưng có một cuộc chia li làm bạn đọc ấn tượng bởi Chí khí anh hùng, tràn đầy niềm tin lạc quan, tươi sáng chứ không như:

Người lên ngựa, kẻ chia bàoRừng phong, thu đã nhuộm màu quan san.

Đó là cuộc chia li của Từ Hải với Thuý Kiều để lên đường đi khởi nghĩa. Đoạn Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều) thuộc phần Gia biến và lưu lạc trên đoạn trường mười lăm năm. Rơi vào lầu xanh lần thứ hai, Thuý Kiều được gặp Từ Hải, người anh hùng rồi đây sẽ cứu vớt nàng ra khỏi cuộc đời thanh lâu đau khổ. Người mà đại diện cho lí tưởng, đạo lí công bằng mà Nguyễn Du gửi gắm khi xây dựng trong tác phẩm. Người mà Nguyễn Du bộc lộ tư tưởng, tình cảm, khối mâu thuẫn khó giải quyết bằng lời của tác giả.

Sau cuộc gặp gỡ đặc biệt, trong hoàn cảnh cũng rất đặc biệt, Thuý Kiều – Từ Hải đã tìm thấy sự hòa hợp về tâm hồn của nhau, ở họ vừa có sự thấu hiểu chân thành vừa có sự đồng cảm cho nhau. Hai khoảng trống về tâm hồn đã được lấp đầy, san sẻ cho nhau bằng tình yêu. Sự tương xứng ấy tạo nên một kết thúc có hậu của miền cổ tích khi:

Trai anh hùng gái thuyền quyênPhỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng.

Trước khi đi vào tìm hiểu đoạn trích, ta hãy hiểu xem con người này có gì đặc biệt mà Nguyễn Du dành nhiều ưu đãi khi xây dựng Từ Hải là người anh hùng lí tưởng. Một ngựa, một gươm – Từ Hải đã vung lên lưỡi gươm công lí cứu vớt những con người khốn khổ, và chắp cánh cho ước mơ hoài bão của họ bay cao, bay xa mãi.

Sự xuất hiện một nhân vật mới trên chặng đường số phận của Thuý Kiều lần này mang một ý nghĩa giá trị nghệ thuật đặc biệt. Hình tượng Từ Hải không chỉ phản ánh một quan niệm mới mẻ, tự do về quan hệ luyến ái nam nữ:

Một đời được mấy anh hùngBõ chi cá chậu chim lồng mà chơi

Chính là lời nói giản dị, chân thành, trân trọng Thuý Kiều của Từ Hải đã là lời tỏ tình tế nhị kín đáo mà phá vỡ khoảng cách vốn rất dễ xuất hiện giữa nhân vật anh hùng với con người bình thường như Kiều. Có thể nói rằng Nguyễn Du thật có biệt tài xây dựng, khắc họa tính cách từng nhân vật một cách đậm nét là rõ ràng, đặc biệt là nhân vật Từ Hải. Hơn bất cứ những hình tượng nào khác trong tác phẩm, Từ Hải phản ánh khát vọng tự do một khuynh hướng tự do không chỉ vượt khỏi lễ giáo, đạo đức chính thống mà còn là một người nổi loạn đối lập với trật tự chính trị phong kiến. Hình tượng Từ Hải – con người đã san phẳng bất bình, bênh vực người bị áp bức bằng nghĩa khí và tài năng cá nhân – tạo nên nội dung phong phú sâu sắc của Truyện Kiều.

Từ Hải dường như đã bẻ gãy xiềng xích mà xã hội phong kiến trói buộc con người, chàng phủ định chính quyền nhà vua, và đối với chàng tự do cao hơn hết thảy:

Chọc trời khuấy nước mặc dầuDọc ngang nào biết trên đầu có ai!

Với khí thế ngang tàng của sự tự do, không phải là cảnh:

Áo xiêm ràng buộc lấy nhauVào luồn ra cúi công hầu mà chi?

Mà là cái tư thế hiên ngang giữa đất trời, thỏa chí anh hùng:

Giang hồ quen thói vẫy vùngGươm đàn nửa gánh non sông một chèo.

Hình ảnh cây cung và thanh kiếm đã tạo nên một nét mới trong tính cách của Từ Hải. Cũng như Kim Trọng, Từ Hải cũng có một tâm hồn cao thượng và đượm chất thơ. Nhưng khác với các nhân vật trong tác phẩm Từ Hải còn làm độc giả say mê bởi cái cốt cách của một kẻ ngang tàng, hào phóng.

Nguyễn Du xây dựng Từ Hải là nhân vật lí tưởng có cốt cách phi thường, nhưng đứng trước Kiều “Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng”. Tuy nhiên chàng luôn đứng trên lập trường và lợi ích của cộng đồng, tình cảm và lí tưởng của chàng luôn thống nhất chứ không đồng nhất. Vì vậy mà:

Nửa năm hương lửa đương nồngTrượng phu thoắt đã động lòng bốn phương,Trông vời trời bể mênh mang,Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.

Sống trong hạnh phúc yêu thương, khi hơi ấm tình cảm vợ chồng ở độ mặn nồng, đằm thắm. Từ Hải vẫn không quên sự nghiệp lớn, chí làm trai mà theo như Nguyễn Công Trứ:

Chí làm trai nam bắc tây đôngCho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.

Điểm này ở Từ Hải đã cho thấy sự phù hợp trong tính cách của chàng đó là đội trời đạp đất ở đời. Tư thế ra đi của Từ Hải dứt khoát, không có chút lưu luyến – bịn rịn như Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều, không có lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai. Mà ở đoạn trích Chí khí anh hùng (Truyện Kiều – Nguyễn Du), người trượng phu mang trong mình tầm vóc lớn lao của thời đại giao cho, đối lập với một không gian bao la; trông vời trời bể mênh mang là tầm vóc của người anh hùng: Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong. Chỉ mới bốn câu thơ thôi Nguyễn Du đã khắc hoạ một nhân vật, người anh hùng bằng xương bằng thịt. Bởi miêu tả là người anh hùng cho nên ngôn ngữ của Nguyễn Du là sự kính phục, trân trọng. Cách miêu tả cũng khác, không gian, thời gian được mở rộng để phù hợp với khí phách của nhân vật chăng?

Người anh hùng ra đi không muốn vướng bận nữ nhi, không chút mềm yếu trước lời nói của thê tử:

Nàng rằng: phận gái chữ tòng.Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.

Thuý Kiều là người sâu sắc đến mấy cũng không thoát khỏi chuyện phu – thê quyến luyến. Nàng chỉ muốn theo Từ Hải đi để làm tròn bổn phận làm vợ của mình, mà không nghĩ đến việc lớn của chàng. Vì thế Từ Hải đã trách khéo nàng tâm phúc tương tư tức là hai người đã hiểu rõ lòng dạ của nhau một cách sâu sắc như thế, cần gì phải quan tâm đến chuyện nghĩa theo chồng như đạo Nho bắt làm. Sau đó chàng động viên Thuý Kiều ở nhà yên tâm đợi tin vui:

Bao giờ mười vạn tinh binhTiếng chuông dậy đất bóng tinh rợp đườngLàm cho rõ mặt phi thườngBây giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

Còn bây giờ giữa trời đất bao la bốn bể không nhà, nàng mà đi theo chỉ làm bận tâm thêm, huống chi chưa biết rõ là đi đâu. Vì vậy nàng hãy dằn lòng chờ đợi chỉ một hai năm vội gì. Thế rồi chàng:

Quyết lời dứt áo ra đi,Gió đưa bằng tiện đã lìa dặm khơi.

Hình con chim bằng được lấy từ điển tích từ truyện ngụ ngôn kể rằng chim bằng là một giống chim rất lớn, đập cánh làm đọng nước trong ba ngàn dặm, cho những người anh hùng có bản lĩnh phi thường, khao khát làm nên sự nghiệp lớn. Nguyễn Du đã ví Từ Hải như là con chim bằng đã đến lúc tung cánh bay lên cùng gió mây.

Cuộc sống của một con người luôn khao khát không trung, tự do thỏa chí vẫy vùng, không bao giờ chịu sống trong cảnh tù túng, gò bó một không gian nhỏ bé thường ngày của người bình thường. Khi miêu tả người anh hùng Từ Hải, Nguyễn Du đi vào miêu tả hành động và cử chỉ ngôn ngữ mang ý nghĩa mạnh mẽ, dứt khoát như: thoắt đã, thẳng rong, sao chưa thoát khỏi, dậy đất, phi thường, vội gì, quyết lời dứt áo ra đi, đã lìa… Ngoài ra thêm các từ chữ Hán để bộc lộ tư tưởng tình cảm của tác giả, rồi dùng điển cố, điển tích… và cả xây dựng thời gian, không gian mở: nửa năm, bốn phương, trời bể mênh mang, bằng tiện…

Tóm lại, chỉ một đoạn thơ ngắn, hình tượng nhân vật Từ Hải dường như xuất hiện từ một giấc mơ, từ một giấc mơ hùng vĩ về chính phía mà hàng triệu người khốn khổ áp bức hằng ôm ấp. Vì vậy, mà khi xây dựng, Nguyễn Du đã có những sáng tạo các phương thức nghệ thuật riêng, để biểu đạt khát vọng của mình và của thời đại Nguyễn Du sống -khát vọng về sự tự do, công bằng lẽ phải. Từ một cuộc chia li mà nói lên được toàn bộ chí khí anh hùng của Từ Hải.

Cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng mẫu 7

Trong nền văn học Việt Nam, “Truyện Kiều” được đánh giá là một trong những tác phẩm kiệt xuất nhất. Câu chuyện về cuộc đời người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh: Vương Thúy Kiều đã thu hút và làm thổn thức trái tim của biết bao thế hệ độc giả. Đặc biệt, những mối tình lãng mạn nhưng đầy trắc trở của nàng cũng góp phần làm nên sự lôi cuốn cho tác phẩm. Trong đó, phải kể đến cuộc tình đẹp đẽ với người anh hùng đội trời đạp đất Từ Hải. Khác với vẻ thư sinh, “phong lưu tài mạo tót vời” của Kim Trọng, Từ Hải được khắc họa như một vị anh hùng đầy lí tưởng với chí hướng lớn lao. Đoạn trích “Chí khi anh hùng” đã lột tả được nét tính cách đặc biệt ấy.

Kiều trốn khỏi nhà Hoạn Thư và lại rơi vào tay của Bạc Bà, Bạc Hạnh. Cuộc đời của nàng thật sự đã ứng nghiệm với lời tiên đoán của Nguyễn Du “chữ tài liền với chữ tai một vần”. Nhưng may mắn trong bước đường lưu lạc đó nàng đã gặp được người trượng phu cứu vớt cuộc đời mình trong lần bị bắt vào lầu xanh thứ hai: Từ Hải. Tuy nhiên, sau thời gian ân ái mặn nồng, Từ Hải lại quyết định ra đi gây dựng sự nghiệp.

Mở đầu đoạn trích, tác giả đã vẽ nên hoàn cảnh chia tay và tư thế ra đi dứt khoát của người anh hùng Từ Hải:

“Nửa năm hương lửa đương nồng

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

Trong vời trời bể mênh mang

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”

Từ xưa đến nay bao giờ mĩ nhân lại chẳng phải là cửa ải khó vượt qua nhất đối với những kẻ nam nhi, những người anh hùng? Nhưng trong đoạn trích này Nguyễn Du đã đưa nhân vật anh hùng Từ Hải lên một tầm cao mới khi dụng tâm miêu tả sâu cách ứng xử của Từ với mĩ nhân, với hạnh phúc lứa đôi qua đó làm nổi bật cốt cách hơn đời của chàng. Đáng ra khi đang vui hưởng cuộc sống “phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng” thì bất cứ ai cũng sẽ chìm đắm trong đó, ấy vậy mà mới có “nửa năm” Từ Hải lại không quên nghiệp lớn quyết lòng ra đi giữa lúc khó ra đi nhất, giữa lúc ái tình đang nồng thắm nhất. Cho nên nếu Kim Trọng được xem là người tình lí tưởng, Thúc Sinh là mối tình hiện thực của Thúy Kiều thì Từ Hải là bật anh hùng đội trời đạp đất cho cuộc đời nàng.

Từ Hải nào phải kẻ tầm thường “giá áo túi cơm” chỉ biết vui vầy bên người đẹp, nếu Từ không có chí hướng cao rộng ắt hẳn đã không xứng với từ “trượng phu” duy nhất mà Nguyễn Du ưu ái dành riêng cho mình. Việc chàng quyết chí ra đi là hoàn toàn phù hợp với tính cách của mình, từ “thoắt” với chi tiết “lên đường thẳng rong” đã vẽ nên rất linh hoạt của một con người ôm mộng cơ đồ như chàng. Chính vì thế mà dù ai cũng biết Từ rất yêu, rất trọng Kiều nhưng cái chí tung hoành bốn phương đã lớn hơn tình cảm đó, giúp chàng vượt qua trạng thái bịn rịn, lưu luyến một cách nhẹ nhàng. Cụm từ “lòng bốn phương” cũng được hiểu là “chí tang bồng” cho nên lúc Từ ra đi vì “động lòng bốn phương” hoàn toàn không phải là đi thăm thú đó đây mà là đi chinh phục cương thổ, sơn hà, chí hướng này cũng là nguồn cảm hứng của rất nhiều tác giả. Trong ca dao xưa có câu: “Làm trai cho đáng thân trai/ Xuống Đông Đông tĩnh, lên Đoài Đoài yên”; Phan Bội Châu cũng quan niệm rằng: “Làm trai phải lạ ở trên đời/ Há để càn khôn tự chuyển dời”; hay Nguyễn Công Trứ cũng cho rằng: “Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây, cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể” từ đó ta có thể thấy việc Từ Hải ra đi không phải đơn giản vì “động lòng” mà còn là để trả món nợ làm trai, hơn hết chàng ra đi để gây dựng một cuộc sống mới cho Thúy Kiều và cũng là để cho chính bản thân chàng. Từ Hải không khoanh tay đợi chờ sự ưu ái của số phận hay ngồi phấp phỏng âu lo về những điều bất hạnh khó dự liệu sẽ ập tới, chàng là mẫu người hành động nên biết chủ động giành lấy cái mà mình và người mình yêu đáng được hưởng. Từ Hải dùng hành động “trông vời” đối với không gian bao la rộng lớn “trời bể mênh mang” thể hiện tư thế hiên ngang, sánh ngang tầm vũ trụ. Chàng đã lên đường với một tư thế dứt khoát chỉ cùng “thanh gươm yên ngựa” để mà “lên đường thẳng rong”, không dây dưa bịn rịn như thói thường. Tuy nhiên ta có thể thấy hình ảnh Từ Hải ra đi gây dựng sự nghiệp chỉ với “thanh gươm yên ngựa” vừa tràn ngập hoài bão, vừa mang sức đẹp lớn lao như thế nhưng sâu trong đó ta cũng cảm thấy một chút cô đơn của người anh hùng khi đối diện với bao khó khăn thử thách một cách đơn độc. Bốn câu thơ đầu đã khắc họa nên tư thế ung dung và tầm vóc hiên ngang, vĩ đại ngang tầm vũ trụ của một người anh hùng. Ngay cả trong giờ phút chia li, Từ Hải cũng không hề bịn rịn, ủy mị mà “lên đường thẳng rong”.

Hai câu tiếp theo là tâm trạng và lời giãi bày của Kiều dành cho Từ Hải trong phút chia ly:

“Nàng rằng: Phận gái chữ tòng

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”

Trong quan niệm Nho gia người phụ nữ phải chịu sự ràng buộc của các lễ giáo phong kiến với “tam tòng tứ đức”, tam tòng trước hết là tại gia phụ thuộc vào cha, sau khi gả đi thì phụ thuộc vào người chồng, chồng chết thì phải dựa vào con. Tuy nhiên ở đây ta có thể thấy sâu thẳm trong ý nguyện muốn được ra đi cùng chồng của Kiều còn rất nhiều nguyên do chứ không hẳn do lễ giáo. Sau những năm tháng khổ nhục, phiêu bạt đoạn trường, Từ Hải là người cứu vớt, là chỗ dựa vững chắc nhất của nàng nên khi Từ muốn ra đi Kiều đã lập tức xin theo, cho dù chưa biết đi đâu. Lời nói của Kiều thể hiện tình yêu tha thiết, sự thấu hiểu và khâm phục mà nàng dành cho Từ Hải, nàng tự nguyện gắng bó cuộc đời mình với chàng.

“Từ rằng: Tâm phúc tương tri,

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Bao giờ mười vạn tinh binh,

Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường

Làm cho rõ mặt phi thường,

Bấy giờ ta sẽ đón nàng nghi gia,

Bằng nay bốn bể không nhà,

Theo càng thêm bận, biết là đi đâu?

Đành lòng chờ đó ít lâu,

Chầy chăng là một năm sau vội gì?”

Lời từ chối của Từ Hải cho thấy lý tưởng lớn lao của chàng cùng với tình yêu sâu sắc của chàng đối với Thúy Kiều. Thoạt tiên, chàng trách nàng “Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”, tuy trách nhưng thực chất là để đề cao. Chính vì coi Kiều là người “tâm phúc” nên Từ yêu cầu và động viên nàng xây dựng phẩm chất để trở thành nàng Ngu Cơ của mình với những phẩm chất cao cả hơn chứ không phải những thói thường tình. Ai bảo khí phách anh hùng chỉ bộc lộ trong “vòng tên đạn bời bời”? Nguyễn Du đã thành công khi chứng minh chí khí của Từ Hải khi vượt qua được ải mĩ nhân, hay những cám dỗ của tình yêu đôi lứa.

Đọc thêm:  Cách gõ Telex, VNI và VIQR trong Unikey - Bảng mã các kiểu gõ

Khi để Từ Hải bộc bạch tâm nguyện “làm cho rõ mặt phi thường” với Kiều Nguyễn Du đã sử dụng một loạt các từ ngữ, hình ảnh thuộc phạm trù không gian gợi nên khát vọng lớn lao, tầm vóc vũ trụ của người anh hùng chí lớn. Chàng tự thấy, hiện tại chưa phải là lúc có thể tiến hành nghi thức thành hôn cho thật xứng đáng với những gì mà chàng cho rằng Kiều đáng được nhận. Chính vì vậy nên chàng quyết lòng ra đi để đi tìm hạnh phúc cho cả hai. Lời hứa trước giờ lên đường có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả hai. Đó vừa là động lực cho Từ xông pha chiến đấu khi biết nơi quê nhà còn có người đang đợi mình trở về vừa có ý nghĩa tiếp thêm niềm tin cho Thúy Kiều trong khi đợi chờ chồng quay lại.

Chừng như sự nghiệp lớn lao vĩ đại ấy chàng có thể dễ dàng đạt đến không tốn lấy một giọt mồ hôi. Tuy nhiên, Từ Hải đã nói những lời ấy trong hoàn cảnh “bốn bể không nhà” chỉ với “thanh gươm yên ngựa” mà còn chẳng “biết là đi đâu” với một ước hẹn cụ thể “chầy chăng là một năm sau”. Điều đó càng cho thấy ở chàng có một sự tự tin mạnh mẽ cũng như chí hướng rõ ràng cho con đường lập nghiệp của bản thân. Việc làm của Từ có khác nào hành động “Nước lã mà vã nên hồ” từ hai bàn tay không mà lập nên cơ đồ, nhưng chàng đã dám hứa chắc để động viên Kiều trong những ngày tháng sắp tới. Từ đó cho thấy Từ đâu chỉ là người anh hùng có chí khí mà còn là một người đàn ông với tình yêu thương, lo lắng vô bờ đáng để Kiều trao thân gởi phận.

Hai câu thơ cuối thể hiện sự dứt khoát của Từ trong phút chia tay:

“Quyết lời dứt áo ra đi

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”

Không có gì nghi ngờ khi Từ Hải được cho là nhân vật tự do nhất trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, nếu sự ra đi của các nhân vật khác đều do số phận đưa đẩy thì Từ Hải lại ra đi với một tâm thế chủ động, hiên ngang với các động từ mạnh “quyết”, “dứt” của một người anh hùng lí tưởng biết làm chủ số phận. Bóng dáng Từ Hải trên bước đường lập nghiệp được ẩn dụ thông qua hình ảnh “cánh chim bằng” đặt trong hoàn cảnh“gió mây”, “dặm khơi” bao la rộng lớn. Đối với Nguyễn Du tầm vóc của Từ phải là cái tầm vóc của vũ trụ mới thật xứng đáng. Chàng là cánh chim tự do với sức mạnh và ý chí phi thường chuyên chở giấc mơ “tháo củi sổ lồng” của Nguyễn Du cũng như tất cả những người có hùng tâm tráng chí trong thời đại mình để bay vượt lên tất thảy những “sóng gió bất kì” mà cuộc đời đưa đến.

Qua đoạn trích “Chí khí anh hùng”, Nguyễn Du đã khắc họa nên hình ảnh một bậc đại trượng phu vừa có chí khí phi thường, vừa có lí tưởng cao đẹp. Hình tượng Từ Hải với tầm vóc, lý tưởng lớn lao trở thành một trong những hình tượng nhân vật đẹp nhất trong “Truyện Kiều” nói riêng và trong văn thơ trung đại nói chung.

Cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng mẫu 8

Nguyễn Du sinh năm 1766, mất năm 1820 là một nhà thơ, nhà văn hoá lớn của dân tộc. Ông có những đóng góp quan trọng đưa văn học Trung đại Việt Nam phát triển đến đỉnh cao, tiêu biểu nhất có thể kể đến đại kiệt tác Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh). Truyện Kiều là tiếng nói đồng cảm, xót thương của đại thi hào với kiếp tài hoa bạc mệnh của nàng Kiều. Không chỉ bênh vực những người phụ nữ tài hoa, bất hạnh phải chịu nhiều bất công trong xã hội xưa, qua Truyện Kiều nhà thơ còn bộc lộ ước mơ về công lí, về mẫu hình người anh hùng xuất có thể cứu nước giúp đời qua hình tượng nhân vật Từ Hải. Lí tưởng, phẩm chất và hoài bão cao đẹp của người anh hùng Từ Hải được thể hiện rõ nét qua đoạn trích “Chí khí anh hùng”.

Từ Hải gặp Kiều trong chốn lầu xanh, vì cảm mến phẩm hạnh của nàng mà ra tay cứu giúp. Kiều được giải thoát, nguyện lòng theo Từ Hải để báo đáp ân tình. Hai người sống bên nhau gắn bó, êm đềm hưởng hạnh phúc lứa đôi, nhưng không được bấy lâu, chí nguyện lập công danh đã thôi thúc Từ Hải ra đi:

“Nửa năm hương lửa đương nồng,

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

“Nửa năm”- khoảng thời gian ngắn mà cả Thuý Kiều và Kim Trọng được sống bên nhau trọn vẹn. “Hương lửa đương nồng”- tình cảm thắm thiết, gắn bó ấm êm của người con gái tài sắc và kẻ anh hùng trong thiên hạ. Tình cảm đang mặn nồng như thế, những tưởng cả hai sẽ chấp nhận vui hạnh phúc gia đình đến cuối đời thì bậc “trượng phu” lúc này lại nuôi chí anh hùng. Động từ “thoắt” thể hiện sự quyết đoán mau lẹ và ý chí quyết tâm của Từ Hải khi sẵn sàng gác lại hạnh phúc cá nhân để hướng tới mục đích lớn là làm nên sự nghiệp. “Động lòng bốn phương” cho thấy trái tim và lí lí của người anh hùng đang khát khao được vẫy vùng nơi biển lớn, giữa vũ trụ bao la.

“Trông vời trời bể mênh mang,

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”

Lòng nuôi chí chớn, mắt hướng về chốn biên ải xa, nơi trời bể mênh mang, nơi nuôi những chiến công hiển hách. Tâm trí Từ Hải như được cả không gian vũ trụ xâm chiếm với những khát vọng cao cả. Hình ảnh “trời bể mênh mang” vẽ nên một không gian xa xôi, rộng lớn, vô tận, kỳ vĩ. Đó là không gian mà đấng trượng phụ mang chí tang bồng khát khao vùng vẫy để làm nên chiến công lẫy lừng của đời mình. Không để hạnh phúc riêng vướng bận, tình cảm cá nhân chật hẹp được thay thế bằng khát vọng lớn lao: lập nghiệp lớn, người anh hùng ra đi trong tư thế đầy hiên ngang, ngạo nghễ hướng thẳng mục tiêu mà đi. Một mình, một ngựa, một thanh gươm, lên đường ra trận hẹn ngày lập công. Từ Hải quả thật không phải là người của những đam mê thông thường, của những tình cảm chật hẹp nữa mà là con người của sự nghiệp anh hùng với những tình cảm lớn lao. Đó là điều thật đáng trân trọng.

“Kiều rằng: phận gái chữ tòng

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”

Gặp gỡ rồi chia ly, Hải từ biệt Kiều ra đi lập chí lớn, lòng Kiều không khỏi xót xa bởi lẽ, với mỗi người sớm chịu nhiều nỗi đau như nàng, ắt hẳn sẽ càng rất trân quý những phút giây hạnh phúc bên Từ Hải. Là tri kỉ với Từ, Kiều đã hiểu nhưng tâm tư của phu quân mình, bởi vậy mà nàng không cản bước Từ ra đi chỉ nguyện ý xin theo để cùng nhau san sẻ những khó khăn, để được chăm sóc, được gánh vác cùng Từ. Đó là niềm mong mỏi vô cùng chính đáng của Kiều- một người vợ hết mực yêu thương, tin tưởng chồng mình. Lời kiều tha thiết, bộc bạch tâm tư một cách thẳng thắn, không chút băn khoăn, ái ngại, vừa thấu tình đạt lý càng khẳng định vẻ đẹp trong nhân cách của nàng- thuỷ chung, dũng cảm, giàu lòng yêu thương.

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Dù rất hiểu tấm lòng của người tri kỉ, nhưng Từ Hải nào muốn nàng phải bôn ba nơi xứ lạ, sao có thể đành lòng để Kiều phải chịu những khổ cực được:

“Bằng nay bốn bể không nhà

Theo càng thêm bận biết là đi đâu?”

Chí lớn đang đợi chàng thực hiện, nhưng phía trước đầy những gian nan, thử thách, Từ nào có thể nỡ lòng nào để người mình thương chịu khổ cực, gian khó. Bằng lời lẽ chân tình, Từ khuyên Kiều hãy vượt lên những tình cảm thông thường của thói nữ nhi để xứng làm vợ của một đấng anh hùng trong thiên hạ.

Tiếp lời tiễn biệt với Kiều, Từ Hải trấn an nàng bằng lời hứa đầy tự tin:

“Bao giờ mười vạn tinh binh

Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.

Làm cho rõ mặt phi thường

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”

Từng lời, từng chữ thốt ra mang cả khí phách, ý chí lớn của một đấng quân tử “đầu đội trời, chân đạp đất”. Lên đường chỉ với thanh gươm, yên ngựa nhưng trong chàng luôn tin tưởng vào một chiến thắng lẫy lừng, trở về nắm trong tay “mười vạn tinh binh”, cờ thắng lợi bay phấp phới, tiếng chiêng hòa trong niềm vui chiến thắng. Ngày chiến thắng ấy, Từ sẽ trở về cùng nàng vui hưởng hạnh phúc sum vầy- “rước nàng nghi gia”. Trong lời nói của Tư còn khẳng định sự quyết tâm trên con đường thực hiện lý tưởng với lời hứa hẹn chắc nịch:

“Đành lòng chờ đó ít lâu,

Chầy chăng là một năm sau vội gì!”

Lời dặn “đành lòng” chờ đợi của Từ càng cho thấy được Từ rất thấu hiểu tâm tư của người tri kỉ. Lời hẹn đinh ninh “một năm sau” của Từ có lẽ càng khiến Kiều yên tâm hơn bao giờ hết. “Một năm” – khoảng thời gian vô cùng ngắn để Từ gây dựng sự nghiệp, với một người bình thường, để gây dựng sự nghiệp có khi phải dùng cả một đời nhưng với Từ Hải thì chỉ “một năm”. Tài năng, sự tự tin và bản lĩnh của “đấng trượng phu ấy” thật đáng khâm phục.

“Quyết lời dứt áo ra đi,

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.”

Lời tiễn biệt vừa dứt cũng là lúc Từ Hải ra đi lập chí nguyện. Hành động “quyết lời, “dứt áo” càng khắc hoạ vẻ đẹp lên đường của người anh hùng. Chàng ra đi không vướng bận, không chút quyến luyến hay bịn rịn mà dứt khoát, nhanh chóng và quyết liệt. Hình ảnh “cánh chim bằng” trong câu thơ cuối là một hình ảnh vô cùng đẹp, cánh chim bằng đẹp đẽ bay giữa không trung, sải cánh chín vạn dặm như chính người anh hùng lên đường. Cánh chim bằng còn mang theo cả khát vọng chinh phục, chí khí phi thường và mục tiêu lớn lao của Từ Hải. Hình ảnh lên đường của Từ Hải như một bức tranh của người anh hùng ngạo nghễ giữa chốn trần gian, mang khí phách của một bậc anh hào trong thiên hạ.

“Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.”

Có thể nói, qua đoạn trích Chí khí anh hùng, ta thấy được tài năng thể hiện qua ngòi bút của tác giả trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp lý tưởng hoá để khắc hoạ hình ảnh một Từ Hải phi thường với những nét tính cách đẹp đẽ đáng trân trọng.

Cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng mẫu 9

Từ Hải – người anh hùng “đội trời đạp đất”, là tri kỉ “tâm phúc tương tri” đã cứu vớt và mang đến cho Kiều những tháng ngày êm đềm, hạnh phúc sau bao biến cố dữ dội. Từ Hải xuất hiện trong truyện Kiều không chỉ với vai trò là tri kỉ của nàng Kiều mà còn là nhân vật thể hiện được mong ước của tác giả Nguyễn Du về một người anh hùng lí tưởng trong thời loạn. Đoạn trích “Chí khí anh hùng” đã khắc họa rõ nét, sống động nhất về Từ Hải, một con người anh hùng xuất chúng có khát vọng, hoài bão cao đẹp, một đấng trượng phu có bản lĩnh, quyết tâm và sự tự tin.

Rơi vào tay Bạc Bà, lần thứ hai, Kiều lại rơi vào chốn lầu xanh. Nàng sống trong tâm trạng chán chường, đầy tuyệt vọng. Thế rồi, Từ Hải xuất hiện như một vị cứu tinh cứu vớt cuộc đời của nàng. Hai người trở thành tri âm tri kỉ và Từ Hải đã đưa Kiều khỏi chốn thanh lâu nhơ nhớp ấy và trở thành vợ chồng.

Nhưng tình yêu với Thuý Kiều cũng không thể kìm chân người anh hùng lâu hơn thế. Nửa năm sau, Từ Hải đã từ biệt Kiều để ra đi thực hiện chí lớn của mình:

“Nửa năm hương lửa đương nồng,Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.Trông vời trời bể mênh mang,Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”

Sau nửa năm hạnh phúc, yên ấm bên Thúy Kiều, Từ Hải đã quyết định lên đường thực hiện lí tưởng lớn của cuộc đời mình. Đấng “trượng phu” chí lớn, tài năng như chàng sao có thể ngồi yên một chỗ mà hưởng cuộc sống an nhàn được nên chàng đã “thoắt động lòng bốn phương”. Một từ “thoắt” thôi cũng đủ bộc lộ thái độ dứt khoát, mau lẹ, kiên quyết và bất ngờ khi chàng quyết định ra đi lập nghiệp. Cùng với đó, cụm từ “động lòng bốn phương” càng cho ta thấy được lý tưởng cao đẹp của chàng. Đó là khát vọng được vùng vẫy trong thiên hạ, được thỏa chí lớn bốn phương, ý chí ấy mạnh mẽ không gì cản nổi.

Ở Từ Hải hội tụ đủ những phẩm chất, những yếu tố cao đẹp của một người anh hùng thời loạn, không chỉ có lí tưởng cao đẹp mà người anh hùng ấy còn có bản lĩnh, quyết tâm và những hành động mạnh mẽ, dứt khoát. “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” một mình với một gươm, một ngựa, chàng lên đường “thẳng rong”, nhanh gọn, dứt khoát, không một chút vấn vương. Tư thế đó oai phong, lẫm liệt, hào hùng, sánh ngang với vũ trụ và trời đất.

Bốn câu thơ là cuộc chia tay của Từ Hải và Thuý Kiều. Nhưng ở trong đó, người ta còn thấy được chí khí của người anh hùng Từ Hải với tư thế ra đi hiên ngang, lòng quyết tâm mãnh liệt, ra đi không chút vấn vương.

Còn với Kiều, nàng mới chỉ có “nửa năm” sống yên vui và hạnh phúc. Nàng không muốn mất đi cuộc sống an yên như vậy và cùng là bởi vì, Kiều muốn cùng chồng gánh vác mọi việc. Vậy nên khi Từ Hải ra đi, nàng đã xin theo cùng chàng.

“Nàng rằng: “Phận gái chữ tòngChàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”

Nàng đã viện tới lý do “xuất giá tòng phu”, chàng đi đâu thì nàng cũng xin theo cùng. Lý do Kiều đưa ra rất hợp tình hợp lý, rất thoả đáng. Thế nhưng, Từ Hải đã khéo léo từ chối nàng, chàng đánh thức sự lý trí trong nàng:

“Từ rằng: “Tâm phúc tương triSao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”

Từ Hải cho rằng hai người đã trở thành “tương tri”, tức là có thể hiểu rõ đối phương, chắc hẳn, Kiều cũng phải hiểu được khát vọng của mình. Vậy nên, chàng khuyên Kiều hãy “thoát khỏi nữ nhi thường tình”, đừng để tình cảm lấn át lý trí, cản trở con đường thực hiện lý tưởng của chàng. Đồng thời, chàng cũng khuyên nàng hãy nghĩ thông suốt để xứng đáng trở thành tri kỉ của người anh hùng.

Những câu tiếp theo, Từ Hải bộc lộ chí lớn của mình thông qua lời hẹn trở về, rằng:

“Bao giờ mười vạn tinh binhTiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp dườngLàm cho rõ mặt phi thườngBấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”

Như vậy có thể thấy rằng, lần này Từ Hải ra đi, chàng quyết tâm làm nên công danh sự nghiệp, làm nên nghiệp lớn thì mới trở về. Những hình ảnh “mười vạn tinh binh, tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường” là những hình ảnh thể hiện ước mơ, khát vọng lớn lao của chàng. Ước mơ của chàng là lập nên nghiệp lớn lừng lẫy thiên hạ, hiển hách. Khát vọng ấy, ước mơ ấy mang tầm vóc vũ trụ bao la và rộng lớn. Chàng muốn cho thiên hạ thất được tầm vóc của chàng, khẳng định tài năng xuất chúng của mình trong thiên hạ:

“Làm cho rõ mặt phi thườngBấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”

Và chính lúc ấy, khi công đã thành, danh đã toại, chàng sẽ rước Kiều về nhà, cho nàng một danh phận lớn và cùng chung sống hạnh phúc với nàng suốt đời.

Từ Hải ra đi lần này, chàng không chỉ đi để thực hiện khát vọng ấp ủ trong lòng mà còn vì Kiều, hướng về Kiều, muốn cho nàng có được một cuộc sống an yên, hạnh phúc hơn người.

Không chỉ là một người có chí lớn bốn phương, Từ Hải còn là người biết nhìn ra trông rộng, chàng nói với Kiều rằng:

“Bằng nay bốn bể không nhàTheo càng thêm bận biết là đi đâu?”

Từ Hải ý thức được tài năng của mình, chàng tự tin vào tài năng đó, chàng tin rằng nhất định mình sẽ làm nên sự nghiệp, thế nhưng, hiện tại, chàng không có gì trong tay, lại thêm vướng bận nữ nhi làm chàng phân tâm, liệu chàng có làm nên sự nghiệp? Hơn thế, Kiều là phận nữ nhi, liễu yếu đào tơ, theo chàng chinh chiến, lang thang thì sao chịu nổi, vậy nên chàng muốn nàng ở nhà, trở thành hậu phương vững chắc cho chàng.

Đáp lại sự chờ đợi của Kiều, Từ Hải nhất định sẽ chẳng phụ lòng giai nhân. Chàng hứa với Kiều chắc nịch rằng:

“Đành lòng chờ đó ít lâuChầy chăng là một năm sau vội gì?”

Đây là lời hứa, lời khẳng định chắc chắn của Từ Hải rằng một năm sau, chàng sẽ quay về. Đó là lời ước hẹn của hai người cũng là lời khẳng định đầy tự tin của chàng vào tài năng của mình.

Đoạn đối thoại giữa Kiều và Từ Hải càng làm nổi bật ý chí, khát vọng và quyết tâm ra đi của người anh hùng Tù Hải. Khát vọng và quyết tâm ấy lớn đến nỗi không gì có thể cản nổi!

Cuối cùng, sau bao lời bộc bạch, khuyên nhủ, Từ Hải từ biệt Kiều rồi dứt áo ra đi:

“Quyết lời dứt áo ra điGió mây bằng đã đến kì dặm khơi”

Thái độ của chàng ra đi đầy dứt khoát, không hề do dự. Chàng ra đi như cánh chim “bằng” tung cánh vút bay vào mây gió. Câu thơ cuối cùng với hình ảnh “cánh chim bằng” là hình ảnh ẩn dụ cho người anh hùng với bản lĩnh phi phàm, khát khao lập lên nghiệp lớn. Lấy hình ảnh chim “bằng” so sánh với Từ Hải nhằm diễn tả dự oai dũng, phi thường, tráng trí mạnh mẽ, mang tầm vóc vũ trụ của người anh hùng. Cánh chim vút bay cùng mây gió cũng là khi người anh hùng ra đi tạo nên sự nghiệp hiển hách, vang danh khắp thiên hạ.

Bằng bút pháp ước lệ cổ điển, Nguyễn Du đã mang tới hình tượng người anh hùng chí lớn, mạnh mẽ, dứt khoát, đầy lý tưởng. Từ Hải là người anh hùng toàn vẹn, thấu tình đạt lý, đúng như ước mơ trong trí tưởng tượng của Nguyễn Du về người anh hùng dũng cảm dám đứng lên chống lại cường quyền, mang lại bình yên, công lý, công bằng cho xã hội.

VnDoc đã giới thiệu tới các bạn 9 bài văn mẫu Cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng. Hy vọng với tài liệu này các bạn học sinh sẽ có thêm tài liệu tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng cho bài văn của mình. Chúc các bạn học tốt, dưới đây là một số tài liệu liên quan Chí khí anh hùng

  • Soạn bài lớp 10: Chí khí anh hùng
  • Phân tích đoạn trích “Chí khí anh hùng” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
  • Soạn bài Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều) siêu ngắn

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Ngữ văn lớp 10, Học tốt Ngữ Văn lớp 10,Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button