Nêu cảm nhận 14 câu đầu đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều
Cảm nhận 14 câu đầu đoạn trích Trao duyên để thấu hiểu được phần nào sự đấu tranh, buồn bã của nàng Kiều khi phải trao duyên cho Thúy Vân và Kim Trọng. Sau đây là bài viết cảm nhận 14 câu đầu đoạn trích Trao duyên chi tiết, mời các bạn cùng đọc và tham khảo ý kiến
Cảm nhận 14 câu đầu đoạn trích Trao duyên
Dưới đây là cảm nhận 14 câu đầu đoạn trích Trao duyên, mời các bạn đọc tham khảo
Đại thi hào Nguyễn Du là một thiên tài văn học, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc và sống trong giai đoạn lịch sự đầy biến động. Kiệt tác “truyện Kiều” là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Không chỉ Việt Nam mà kiệt tác này còn được cả thế giới biết đến bởi sự đồng cảm, cảm thương cho thân phận nàng Kiều vì gia đình, vì cha đã phải bán mình. Cuộc đời nàng Kiều là một cuộc đời đầy sóng gió, khổ cực. Có lẽ chúng ta đều nghĩ cuộc sống giống như một bản hòa ca, có nốt thăng, nốt trầm, có khi lại bình bình. Nhưng với ai đã đọc truyện Kiều có lẽ lại có một cái nhìn khác về cuộc sống bởi cuộc đời nàng chỉ như một bản nhạc buồn, không có đến một nốt nhạc vui. Bên cạnh đó, bài thơ cũng như tiếng khóc ai oán của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy những thối nát, bất công. Một trong những đoạn trích nổi bật của truyện Kiều được đưa vào chương trình giảng dạy chính là đoạn trích “Trao duyên” và gây ấn tượng hơn cả chính là 14 câu thơ đầu với nỗi lòng đầy xót xa của Kiều khi phải trao đi mối tình đầy mặn nồng giữa nàng chàng Kim Trọng
14 câu đầu của đoạn trích như tiếng khóc trong lòng của nàng Kiều nhưng nó cũng tạo sự đồng cảm lớn cho người đọc. Họ tiếc vì một mối tình đẹp, thương cho số phận hẩm hiu của nàng Kiều. Hai câu thơ mở đầu cho nỗi buồn của Kiều là:
Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Thúy Kiều đã dùng những từ ngữ vô cùng chân tình, thuần hậu thậm chí là dùng cả kính ngữ khi nói chuyện với em mình. Từ “cậy” ở đây được sử dụng vô cùng hoàn hảo, “cậy” ở đây không chỉ là nhờ vả một việc gì đó mà với Kiều “cậy” ở đây chính là việc mà em khó lòng có thể từ chối được bởi ngoài em ra chị chẳng thể tin tưởng ai để trao đi mối nhân duyên này. Với Kiều có lẽ nàng sẽ chẳng bao giờ tìm được ai như Kim Trọng nữa, hai người có duyên nhưng lại không có nợ với nhau. Duyên trời ban cho đôi ta hữu ý gặp nhau nhưng lại không có nợ để ta trọn đời, trọn kiếp bên nhau. Kiều đã đặt hết tin tưởng của mì vào Thúy Vân và Thúy Vân không có sự lựa chọn nào khác ngoài “chịu lời”. Với tư cách là một người chị, Kiều đã dám hạ mình để van nài, kêu xin. Kiều thậm chí khách sáo đến mức phải bảo em mình “ngồi lên” để mình còn “lạy” rồi mới thưa chuyện. Sự kính cẩn, tôn trọng cho thấy nàng cũng đau khổ vô cùng khi phải nói ra những lời ấy cùng những hành động đầy hạ mình như vậy. Từ “thưa, lạy” vốn chỉ dùng cho bề dưới nói với bề trên nhưng ở đây lại hoàn toàn ngược lại, người chị lại kính cẩn nghiêng mình “thưa,lạy” với em
Kiều muốn cho Vân có sự chuẩn bị về tâm lý để ý rằng sau đây là chuyện vô cùng quan trọng và đặc biệt khó khăn với chị và cả em nữa. Điều này đã được thể hiện qua hai câu thơ:
Hở môi ra những thẹn thùng
Để lòng thì phụ tấm lòng với ai
Đây là chuyện vô cùng tế nhị nên Kiều cũng không biết phải nói thế nào là hợp lý. Nhưng nếu không nói ra chính Kiểu mới là người cảm thấy đau khổ, nặng nề. Hai chữ “để lòng” cho thấy nàng đã suy nghĩ về chuyện này rất lâu rồi. Có lẽ nàng đã suy nghĩ mất một thời gian nhưng không biết khi nào nói ra mới là hợp lý. Ngoài ra hình ảnh “phụ tấm lòng với ai” cho thấy trong lòng Kiều luôn nghĩ đến cho Kim Trọng bởi chàng là người đã đến với nàng một cách đầy chân thành, không vụ lợi. Nàng sợ chàng sẽ tổn thương, sẽ vì mình mà cảm thấy đau khổ. Nàng luôn muốn đến bên chàng, được cùng chàng tận hưởng cuộc sống tươi đẹp này. Nhưng đời đâu như là mơ khi những mong muốn ấy đều vụt tan như sương buổi sớm mai. Chi tiết này chúng ta cũng đã thấy được phần nào sự đau khổ của nàng, yêu mà không đến được với nhau chính là nỗi lòng đau nhất thế gian này. Đâu ai hiểu được giữa họ đã có những tình cảm sâu đẹp gì, đâu ai hiểu được lòng chàng bằng ta và cũng ai có thể hiểu ta bằng chàng.
Hai câu thơ tiếp theo chính là sự nhờ cậy của Kiều nói với Vân đồng thời cũng là nỗi lòng đầy đau đớn của nàng:
Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
“Gánh tương tư” là của tình cảm giữa Kiều và Trọng nhưng giờ đây “giữa đường đứt gánh tương tư” thì tất cả những ngọt ngào,hạnh phúc trước đây đều tan biến hết. Mối tơ duyên đứt đi rồi có nối lại được không? Câu trả lời chắc chắn là không, bởi tình cảm nhân duyên chính là một sợi dây vô hình. Giữa Kiều và Trọng, sợi dây tình duyên ấy đã vì những tác động của cuộc sống mà vô hình bị đứt đi rồi. Kiều hiểu tuổi Vân còn trẻ nên có thể chưa nghĩ đến nhân duyên nhưng nhờ em thay chị đáp nghĩa với chàng Trọng. Chị đã không thể bên cạnh chàng ở tuổi đôi mươi, xuân thì này. Chị phải làm tròn bổn phận của một người con, đặt gia đình lên trên lợi ích chung của bản thân. Chị không thể bỏ mặc gia đình, không thể cứ đứng nhìn cha vào tù ra tội được. Những điều ấy đau lắm và một người con gái đầy hiếu thảo như Kiều thì chắc chắn nàng sẽ không vì lợi ích riêng của bản thân mà không suy nghĩ cho gia đình. Sự băn khoăn, suy nghĩ của Kiều chính là câu thơ “chắp mối tơ thừa” của mình cho người em dài. Từ “mặc” ở đây không mang nghĩa là mặc kệ, mà là giao phó, phó mặc cho em. Nhờ em hãy nhận mối duyên tình này để chị có thể yên tâm, an lòng đi “bán mình chuộc cha”
Thúy Kiều nhớ lại những giây phút đầy mặn nồng bên cạnh chàng Trọng. Có lẽ với Kiều đấy chính là những tháng ngày vui vẻ, hạnh phúc nhất của cuộc đời
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày hẹn ước khi đêm chén thề
Kiều nhớ lại khoảng thời gian được gặp chàng Kim, tình cảm của Kiều đã thay đổi rất nhiều, ngày đêm đều chỉ nhớ nhung, mong ngóng về chàng. Thật đúng là như vậy, con gái là một phái nhạy cảm, khi yêu sẽ có nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, lúc thì vui vẻ, khi lại giận hờn nhưng tất cả đều chỉ gói gọn trong hai chữ đó là “vì chàng” mà thôi. Tình cảm là thứ khó nói, khó đoán nhất trên cuộc đời này. Chúng ta sẽ chẳng thể nào nói hết được lòng mình cho đối phương nghe. Hai câu thơ là những gì mà nàng đã nhớ lại nhưng đồng thời nó cũng chứa những ẩn ý như tiếng khóc nấc đến nghẹn lòng của nàng. Những kỉ niệm đẹp ấy đã dần khép lại và mở ra một chuỗi những tấn bi kịch đằng sau.
Những bi kịch ập đế đồng nghĩa với mối nhân duyên này cũng cứ thế mà tan theo:
Sự đâu sóng gió bất kỳ
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai
“Sự đâu” chính là những việc xảy ra trong cuộc sống. “Sóng gió bất kỳ” muốn nói đến những thứ xảy ra đến bất kỳ lúc nào mà bản thân mình không hề hay biết. Giống như gia đình nhà Kiều cũng vậy, đâu ai biết được một người con gái tài sắc vẹn toàn như vậy cũng đến ngày phải bán mình chuộc cha. Đúng là “hồng nhan bạc mệnh” quả không ai. Chữ “hiếu” là một phạm trù đạo đức trong Nho giáo, vì chữ “hiếu” mà con người ta phải bỏ đi tình cảm cá nhân, phải tuân theo chữ “hiếu” để hoàn thành tròn bổn phận làm con. Kiều là một người con có hiếu, luôn yêu thương cha mẹ, em gái. Cũng chính vì nàng đặt chữ “hiếu” lên hàng đầu nên đành chấp nhận bỏ đi tình duyên của mình với chàng Kim Trọng.
Sợ rằng những gì mình đã trải lòng với Thúy Vân là chưa đủ, nên nàng đã dùng những lời đầy tình cảm nhưng cũng đầy bi thương để nói với em gái một lần nữa:
Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Kiều hiểu được rằng Vân hiện vẫn đang còn trẻ, có lẽ nghĩ đến chuyện yêu đương, tình cảm là hơi sớm nhưng chị muốn nhắn rằng hãy nể tình máu mủ, ruột thịt của chúng mình mà thay chị báo đáp, đền ơn với chàng Trọng. Có lẽ chúng ta đều biết rằng, chúng ta có thể trả nợ, đền ơn đáp nghĩa gì cũng được nhưng nếu là trả nợ “tình” thì việc ấy khó khăn vô cùng. Chúng ta sẽ chẳng thể nào chấp nhận được việc nhờ một ai đó thay mình để báo đáp, trả nợ tình với người yêu của mình được. Có thể tim đã chuẩn bị cảm xúc cho việc ấy nhưng khi nói cũng nhói vô cùng.
Lời cuối, Kiều chỉ muốn nhắc rằng chỉ cần em nhận lời giúp chị, đền ơn trả nghĩa nợ tình cho chị thì ngay cả khi chị về nơi chín suối rồi vẫn có thể mỉm cười được:
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây
Dù cho cuộc đời mình có trôi về đâu, vô phương vô hướng như cánh bèo trôi trên dòng sông, thậm chí là có phải xuống suối vàng nhưng nếu Thúy Vân nhận lời thì dù nơi đâu, dù có ra sao chị vẫn có thể mỉm cười, cảm ơn em cảm thấy tấm lòng này như được an ủi phần nào. Có thể thấy Kiều là một trọng tình nghĩa vô cùng, sẽ hiếm có người con gái nào có thể dễ dàng nhờ người khác trả nợ tình cho mình đến vậy. Dù đau, dù buồn nhưng tất cả những gì mà nàng muốn chỉ đơn giản là chàng được bình yên, hạnh phúc. Chỉ cần chàng hạnh phúc thì ta dẫu có ra sao cũng chấp nhận
Như vậy, bài thơ đã sử dụng nghệ thuật điển tích, điển cố, cách nói đầy trang trọng văn hóa nhưng vẫn giản dị để làm tăng tính thuyết phục cả lý lẫn tình đối với người đọc. Quả không hổ danh “Đại thi hào” Nguyễn Du, ông đã vận dụng tất cả những kiến thức mình có cũng như tâm huyết để viết nên những dòng thơ nặng trĩu cảm xúc như này về cuộc đời nàng Kiều
Tóm lại về Cảm nhận 14 câu đầu đoạn trích Trao duyên
Như vậy, với mỗi người đọc đều có những cảm nhận 14 câu đầu đoạn trích Trao duyên rất riêng. Nhưng quy tụ lại vẫn chính là lòng cảm thương cho số phận của Kiều, chẳng có gì đau lòng hơn khi gặp đúng người nhưng lại sai thời điểm và cũng chẳng có gì đau lòng bằng việc nhờ người khác trả nợ tình cho mình. Đồng thời chỉ với 14 dòng thơ đầu của Trao duyên, chúng ta đã thấy sự thối nát của xã hội phong kiến khi họ đã chia rẽ tình yêu đôi lứa, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình và chà đạp lên số phận của người con gái đầy xinh đẹp, tài hoa, có hiếu.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!