Cảm nhận của em về nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh

a. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

– Giới thiệu nhân vật Từ Hải.

b. Thân bài:

* Bối cảnh cuộc gặp gỡ của Từ Hải – Thúy Kiều

– “Nửa năm hương lửa đương nồng/Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”: Không cam chịu cuộc sống ấm êm, giản dị mà quyết tâm để lại sau lưng tình riêng ra đi làm nghiệp lớn.

* Chí khí anh hùng của Từ Hải:

– Hành động ra đi mạnh mẽ, quyết liệt của Từ Hải lại được thể hiện rất rõ ở những câu thơ “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” và “Quyết lời dứt áo ra đi”. Tác giả lựa chọn sử dụng một loạt những từ ngữ “thẳng rong” tức là đi liền một mạch, “quyết lời”, “dứt áo” thể hiện hành động nhanh chóng, mạnh mẽ, dứt khoát, không chút lưu luyến, bịn rịn. Từ đó thấy được khí phách mạnh mẽ của bậc đại trượng phu.

– “Từ rằng: Tâm phúc tương tri/Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”: Lời trách, nhưng đồng thời cũng là lời động viên Thúy Kiều rằng hãy cố gắng vượt ra khỏi cái suy nghĩ của bậc nữ nhi thường tình để trở thành phu nhân của một bậc anh hùng cái thế, có công danh sự nghiệp hiển hách, thể hiện ý thức của Từ Hải về sự hơn đời, hơn người của bản thân mình.

– “Bao giờ… nghi gia”: Lời động viên ngầm của Từ Hải là lời ước hẹn của Từ Hải với Thúy Kiều.

– “Bằng nay bốn bể không nhà/Theo càng thêm bận biết là đi đâu”: An ủi, lo lắng, giải thích cho Thúy Kiều để nàng an lòng ở lại. Đồng thời ở hai câu thơ này ta còn lờ mờ nhận ra đằng sau nó là sự cô đơn, lạc lõng của Từ Hải trong giây phút bắt đầu gây dựng công danh sự nghiệp.

– Các hình ảnh “bốn phương”, “trời bể mênh mang”, “bốn bể”, “gió mây”, “dặm khơi”, hình ảnh cánh chim “bằng”. Đây đều là những hình ảnh gợi ra bối cảnh không gian khoáng đạt rộng lớn, góp phần nâng tầm vóc của người anh hùng mang hùng tâm tráng chí Từ Hải lên sánh ngang với tầm vóc của vũ trụ. Bên cạnh đó còn thể hiện chí lớn của người anh hùng khao khát được vẫy vùng, tùng hoành trong bốn bể.

c. Kết bài:

– Nêu tổng kết nội dung và nghệ thuật.

Đề bài: Em hãy viết bài văn nêu cảm nhận của bản thân về người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng của Nguyễn Du.

Gợi ý làm bài:

Ngòi bút Nguyễn Du tài tình khi khắc họa những nhân vật trong Truyện Kiều luôn chân thật, sống động, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Nhân vật vừa có nét chung, vừa có nét riêng nổi bật, đặc biệt là về tâm lý, tính cách. Chỉ cần một lời thơ cô đọng, tác giả đã làm lộ ngay thần thái của nhân vật. Đoạn Chí khí anh hùng- Từ Hải ra đi lập sự nghiệp, giã từ Thúy Kiều – đã thể hiện sắc nét nghệ thuật miêu tả nhân vật đó của Nguyễn Du.

Từ Hải đa tình, nhưng trước hết Từ Hải là một tráng sĩ, một người có chí khí mạnh mẽ. Chỉ là mục đích cao để hướng tới, khí là nghị lực để đạt tới mục đích. Ở con người Từ Hải, nỗi khát khao được vẫy vùng giữa trời cao đất rộng như đã trở thành một sức mạnh của thiên nhiên, không gì có thể kiềm chế nổi. Từ Hải đang sống trong cảnh nồng nàn hương lửa, chợt động lòng bốn phương. Thế là toàn bộ tâm trí hướng về trời bể mênh mang và lập tức ở vào tư thế một mình với thanh gươm yên ngựa sẵn sàng lên đường. Động lòng bốn phương là “động bụng nghĩ đến bốn phương” (Tản Đà). Nói cụ thể hơn là thấy trong lòng cái chí tung hoành ở bốn phương đang thúc giục, kêu gọi. Chỉ hai câu đầu, ta thấy Từ Hải không phải là con người tầm thường, mà có tâm chí của bậc hào kiệt Không gian trong câu 3, 4 (trời bể mênh mang, lên đường thẳng rong) thể hiện chí khí anh hùng của Từ Hải: lên đường, một mình một ngựa, một thanh gươm!

Đọc thêm:  Từ hán việt - Ngữ văn lớp 7 - VietJack.com

Giữa lúc cuộc sống của Từ Hải và Thúy Kiều đang ở độ đằm thắm, mặn nồng nhất thì Từ Hải quyết định dứt áo lên đường thực hiện nguyện vọng lớn lao. Theo lẽ thường, những người đàn ông sẽ khó có đủ quyết tâm để rời bỏ hạnh phúc riêng tư. Còn Từ Hải lại là một người hoàn toàn khác, mặc dù đang trong giai đoạn hạnh phúc nhất, nhưng sâu thẳm trong trái tim Từ Hải khát khao, hoài bão, nguyện vọng đó vẫn luôn âm ỉ cháy bỏng, chỉ chờ thời cơ thích hợp để thực hiện. Thái độ lên đường của Từ Hải hết sức dứt khoát, hành động “thoắt” cho thấy sự thay đổi nhanh chóng trong con người Từ Hải.

Chỉ cần nghĩ đến những khát khao, hoài bão lớn của đời người là chàng đã muốn lên đường ngay lập tức. Tư thế lên đường “trông vời” đó là cái nhìn thẳng về phía trước, thể hiện một thái độ tự tin, mạnh mẽ của con người có bản lĩnh kiên định, vững vàng. Các từ ngữ Nguyễn Du miêu tả quyết tâm của Từ Hải hết sức đắt giá: “trượng phu”, “động lòng bốn phương”, “trời bể mênh mông” cho thấy một không gian hoạt động rộng lớn, đó là không gian thiên nhiên, vũ trụ để Từ Hải thỏa sức vẫy vùng, thể hiện hùng tâm, tráng trí của mình.

Từ ý nghĩ, đến dáng vẻ, hành động và lời nói của Từ Hải trong lúc chia biệt đều thể hiện Từ là người rất tự tin trong cuộc sống. Chàng tin rằng chỉ trong khoảng một năm chàng sẽ lập công trở về với cả một cơ đồ lớn.Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn từ Hán Việt và ngôn ngữ bình dân, dùng nhiều hình ảnh ước lệ và sử dụng điển cố, điển tích. Đặc biệt, nhân vật Từ Hải được Nguyễn Du tái tạo theo khuynh hướng lí tưởng hoá. Mọi ngôn từ, hình ảnh và cách miêu tả, Nguyễn Du đều sử dụng rất phù hợp với khuynh hướng này.

Về hình ảnh, “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi” là một hình ảnh so sánh thật đẹp đẽ và đầy ý nghĩa. Tác giả muốn ví Từ Hải như chim bằng cưỡi gió bay cao, bay xa ngoài biển lớn. Không chỉ thế, trong câu thơ còn diễn tả được tâm trạng của con người khi được thỏa chí tung hoành “diễn tả một cách khoái trá giây lát con người phi thường rời khỏi nơi tiễn biệt”. Nói thế không có nghĩa là Từ Hải không buồn khi xa Thuý Kiều mà chỉ khẳng định rõ hơn chí khí của nhân vật. Hình ảnh : “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” cho thấy chàng lên ngựa rồi mới nói lời tiễn biệt, điều đó diễn tả được cái cốt cách phi thường của chàng, của một đấng trượng phu trong xã hội phong kiến.

Về lời miêu tả và ngôn ngữ đối thoại cũng có những nét đặc biệt. Kiều biết Từ Hải ra đi trong tình cảnh “bốn bể không nhà” nhưng vẫn nguyện đi theo. Chữ “tòng” không chỉ giản đơn như trong sách vở của Nho giáo rằng phận nữ nhi phải “xuất giá tòng phu” mà còn bao hàm ý thức sẻ chia nhiệm vụ, đồng lòng tiếp sức cho Từ khi Từ gặp khó khăn trong cuộc sống. Từ Hải nói rằng sao Kiều chưa thoát khỏi thói nữ nhi thường tình không có ý chê Kiều nặng nề mà chỉ là mong mỏi Kiều cứng rắn hơn để làm vợ một người anh hùng. Từ nói ngày về sẽ có 10 vạn tinh binh, Kiều tin tưởng Từ Hải. Điều đó càng chứng tỏ hai người quả là tâm đầu ý hợp, tri kỷ, tri âm.

Đọc thêm:  Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu ngắn gọn - VnDoc.com

Khát vọng lớn lao của Từ Hải còn được thể hiện ở lời khẳng định chỉ trong vòng một năm ngắn ngủi sẽ hoàn thành sự nghiệp lớn để trở về. Đối với một người nam nhi làm sự nghiệp lớn, gây dựng cơ đồ chỉ trong một năm quả là quá ngắn ngủi. Qua lớn khẳng định đó cho thấy sự bản lĩnh, tự tin của Từ Hải vào tài năng của mình. Thông qua lời đối thoại với Thúy Kiều đã khắc họa rõ nét, chân thực những khát vọng lớn lao, cao cả, mạnh mẽ và cả tình yêu tha thiết Từ Hải dành cho Thúy Kiều.

Hai câu thơ cuối thể hiện quyết tâm của Từ Hải: Quyết lời dứt áo ra đi/ Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi. Các từ quyết, dứt, ra đi cho thấy hành động mạnh mẽ, dứt khoát, kiên quyết của Từ Hải. Hình ảnh cánh chim bằng cưỡi gió bay cao, bay xa ngoài biển lớn được Nguyễn Du sử dụng để nói lên lý tưởng, khát vọng, hoài bão cao đẹp của người anh hùng.

Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã khắc họa thành công người anh hùng Từ Hải mang trong mình khát khao lớn lao, được vùng vẫy trong bốn biển. Đồng thời hình ảnh Từ Hải cũng gửi gắm niềm tin về công lý, về sự nghiệp của Nguyễn Du.

Qua ngòi bút của Nguyễn Du, Từ Hải xuất hiện trong tác phẩm, trước hết là một anh hùng cái thế, đầu đội trời chân đạp đất. Khi cứu Kiều ra khỏi lầu xanh, là vì việc nghĩa, là vì trọng Kiều như một tri kỷ. Nhưng khi kết duyên cùng Kiều, Từ thực sự là một người đa tình. Song dẫu đa tình, Từ không quên mình là một tráng sĩ. Trong xã hội phong kiến, đã làm thân nam nhi phải có chí vẫy vùng giữa đất trời cao rộng. Từ Hải là một bậc anh hùng có chí lớn và có nghị lực để đạt được mục đích cao đẹp của bản thân. Chính vì thế, tuy khi đang sống với Kiều những ngày tháng thực sự êm đềm, hạnh phúc nhưng Từ không quên chí hướng của bản thân. Đương nồng nàn hạnh phúc, chợt “động lòng bốn phương”, thế là toàn bộ tâm trí hướng về “trời bể mênh mang”, với “thanh gươm yên ngựa” lên đường đi thẳng.Không gian trong hai câu thứ ba và thứ tư (trời bể mênh mang, con đường thẳng) đã thể hiện rõ chí khí anh hùng của Từ Hải.

Người anh hùng là nhân vật lí tưởng truyền thống của văn học trung đại. Nhưng đó không phải là hình tượng thường xuyên xuất hiện trong các sáng tác của Nguyễn Du. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du chỉ xây dựng duy nhất một hình tượng anh hùng, đó là Từ Hải. Từ Hải là nhân vật yêu thích của Nguyễn Du. Nguyễn Du xây dựng hình tượng người anh hùng theo quan niệm của mình và bằng quan niệm của mình. Từ Hải là sự hợp nhất của hai hình tượng: hình tượng có tính ước lệ và hình tượng con người vũ trụ. Đó là nét mới mẻ trong cách xây dựng hình tượng người anh hùng của Nguyễn Du so với các nghệ sĩ trước đó.

“Lòng bốn phương” có thể được hiểu là chí lớn lập công danh sự nghiệp của kẻ làm trai trong xã hội phong kiến. Hai từ “động lòng” thể hiện rằng vốn dĩ cái chí lập nghiệp đã ấp ủ trong lòng Từ Hải từ rất lâu rồi, cho đến hôm nay sau hơn nửa năm chung sống êm đềm, hưởng thụ hạnh phúc với Thúy Kiều thì cái chí lớn ấy đã được đánh thức, được khơi dậy mạnh mẽ, khiến người gạt bỏ tình riêng để thực hiện hoài bão. Bên cạnh đó từ “thoắt” còn diễn tả sự nhanh chóng khi quyết tâm ra đi tìm lập công danh, sự nghiệp còn dang dở, đồng thời còn thể hiện sự thay đổi một cách mau chóng vị thế của Từ Hải từ chỗ là người chồng trong gia đình, thành người anh hùng mang tráng chí bốn phương.

Đọc thêm:  Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1

Hai từ “trượng phu” cho thấy sự trân trọng hết mực của Nguyễn Du đối với Từ Hải, đồng thời cũng thể hiện mơ ước của tác giả về một nhân vật hội tụ đầy đủ những vẻ đẹp phi thường, có thể đứng lên thực hiện công lý trong xã hội, giành lại công bằng cho những con người khốn khổ, ví như Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Nếu như hai câu thơ đầu tiên thể hiện quyết lên ra đi thực hiện tráng chí bốn phương thì hành động ra đi mạnh mẽ, quyết liệt của Từ Hải lại được thể hiện rất rõ ở những câu thơ “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” và “Quyết lời dứt áo ra đi”. Tác giả lựa chọn sử dụng một loạt những từ ngữ “thẳng rong” tức là đi liền một mạch, “quyết lời”, “dứt áo” thể hiện hành động nhanh chóng, mạnh mẽ, dứt khoát, không chút lưu luyến, bịn rịn. Từ đó thấy được khí phách mạnh mẽ của bậc đại trượng phu.

Nhân vật Từ Hải toát lên vẻ anh hùng của một người nam nhi chí ở bốn phương, đầu thì đội trời, thể hiện sự hiên ngang oai vệ không sợ trời, không sợ đất của một người con trai ngay thẳng, sống hiên ngang không khuất tất. Chân đạp đất thể hiện sự vững vàng trong dáng đi, trong tư thế của nhân vật này. Thông qua cách miêu tả của tác giả Nguyễn Du ta thấy được sự tài sự trân trọng của tác giả với vị anh hùng Từ Hải.

Trong mỗi vần thơ của mình Nguyễn Du luôn thể hiện sự kính trọng, yêu mến của tác giả với nhân vật của mình. Nhân vật Từ Hải là người anh hùng vô cùng lý tưởng đại diện cho khát vọng hướng tới sự tự do, phóng khoáng, luôn hướng tới sự hoàn mỹ trong cuộc sống. Từ Hải chính là một nhân vật đẹp trong tác phẩm Truyện Kiều.

Đoạn thơ, từ giọng điệu đến ngôn từ đều trang trọng, cổ kính. Từ Hải lấy Kiều làm vợ, bên cạnh tính cách anh hùng có thêm chất đa tình. Với Kiều, cuộc tình duyên này là một sự đổi đời; hạnh phúc gắn liền với tự do, vĩnh viễn thoát thân phận gái lầu xanh, trở thành một mệnh phụ phu nhân, có dịp báo ân, báo oán.

Tình yêu rất cần với một người anh hùng thế nhưng nó không là vật cản để giới hạn ý chí của người anh hùng. Lòng của người anh hùng Từ Hải là ở bốn phương kia chứ không phải là ở ngôi nhà nơi có người vợ xinh đẹp. Từ Hải chung sống với Kiều được nửa năm thì quyết tâm dứt áo ra đi. Không phải chàng không thương không yêu, không muốn ở bên nàng Kiều mà là chí khí của một người anh hùng đã thúc giục chàng lên đường. Vả lại chàng đi cũng là muốn làm nên sự nghiệp để cho Kiều có một cuộc sống hạnh phúc đầy đủ hơn. Và đặc biệt là ngay cả khi Thúy Kiều bịn rịn thì Từ Hải vẫn “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong”.

Nguyễn Du trân trọng mối tình của “trai anh hùng, gái thuyền quyên” đã dành những lời tốt đẹp nhất nói về Từ Hải. Đoạn thơ thấm nhuần tinh thần nhân đạo và có không ít câu thơ tuyệt hay, người đọc nhớ mãi.

-Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button