Cảm nhận về những kiếp người trong Hai đứa trẻ

Đề bài: Cảm nhận về những kiếp người trong Hai đứa trẻ

cam nhan ve nhung kiep nguoi trong hai dua tre

Cảm nhận về những kiếp người trong Hai đứa trẻ

I. Dàn ý Cảm nhận về những kiếp người trong Hai đứa trẻ (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Thạch Lam và vấn đề nghị luận: những kiếp người trong Hai đứa trẻ.

2. Thân bài

a. Mẹ con chị Tí– Hai mẹ con chị Tí xuất hiện trong tác phẩm là lúc “trời nhá nhem tối”, họ “ở trong ngõ đi ra”.- Thằng con chị Tí thì khiêng hai cái ghế trên lưng, tay xách điếu đóm.- Chị Tí thì đội chõng tre, hai tay xách hết “gia sản” để ra dọn hàng nước.- Người phụ nữ đơn độc một mình kiếm kế sinh nhai bằng công việc mò cua bắt ốc, bán nước chè xanh, nuôi con côi cút trong cảnh nghèo nàn, còn gì xót xa hơn.- Cuộc đối thoại đầy uể oải của chị Tí và Liên => cạn kiệt năng lượng sống.

b. Bà cụ Thi– Bà cụ Thi xuất hiện đầy đột ngột với tiếng cười khanh khách như ma trơi trong đêm tối cũng là hình ảnh tiêu biểu cho một kiếp tàn trong xã hội.- Cụ giơ ly rượu lên mà ngắm, mà soi rồi ngửa cổ uống một hơi cạn sạch.- Hành động của cụ Thi “để ba đồng xu vào tay Liên, xoa đầu chị một cái”: một trái tim thiếu thốn tình cảm.- Cụ bước ra trong bóng tối và rồi lại đi sâu vào bóng tối, trong tiếng cười như một sự quẩn quanh của chính đời mình.

c. Bác phở Siêu và gia đình bác Xẩm– Liên và An nhận nhận ra được gánh phở của bác Siêu bằng cái mùi thơm đặc trưng của món ăn xa xỉ.- Người đàn ông với chiếc bóng “mênh mang ngả xuống một dải đất và kéo dài đến tận hàng rào hai bên ngõ” đang lúi húi nhóm lửa mưu sinh, mong mỏi một vị khách sang từ Hà Nội về đến ăn, nhưng không may đoàn tàu không dừng lại.- Hai vợ chồng bác Xẩm ngồi chơ vơ, thu lu trong bóng tối mịt mù. Giữa manh chiếu rách là đứa con nhỏ đang bò, “nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong cát bên đường”.- Tiếng đàn bầu cất lên cùng thanh âm của tiếng dế, tiếng đêm làm cho không khí phố huyện càng thế lương, khắc khoải.- Đem tiếng hát mua vui, mong ai đó ngỏ lòng thương mà cho năm ba hào cứu đói.

d. Chị em Liên và những đứa trẻ– Là những đứa trẻ nghèo sống trong phố huyện tồi tàn, nghèo đói.- Khi trời vừa sẩm tối, bãi chợ vãn khách, những đứa trẻ nhanh chóng xuất hiện, “cúi lom khom trên mặt đất, đi lại, tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh những thanh nứa, thanh tre” mong kiếm được cái “hy vọng” bé nhỏ giữa bao thứ thừa thãi, bỏ đi.- Chị em Liên thay phiên nhau trong cửa hàng tạp hóa bé xíu của gia đình, mong gom góp chút tiền vào kế sinh nhai.- Đêm đêm, những đứa trẻ chỉ biết ngắm sao trời, nhìn ánh sáng mơ màng của, ngóng chờ chuyến tàu đêm mong mỏi chút những con đom đóm.

Đọc thêm:  Chứng minh thiên nhiên đẹp và gợi cảm qua những bài thơ Tràng

3. Kết bài

Cảm nghĩ về thân phận con người.

II. Bài văn mẫu Cảm nhận về những kiếp người trong Hai đứa trẻ (Chuẩn)

Thạch Lam là một trong những cây bút xuất sắc của nhóm Tự lực văn đoàn. Truyện của ông thường nhẹ nhàng, bình dị nhưng lại gợi một nỗi buồn man mác về nhân sinh, cuộc đời. Hai đứa trẻ là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật đó. Đưa vào trang văn những yếu tố hiện thực đan xen lãng mạn cùng chất văn nhẹ nhàng, tác giả đã tái hiện thành công không khí tẻ nhạt của phố huyện nghèo trong một tối mùa hè yên ả. Đọc Hai đứa trẻ, chúng ta không thôi bâng khuâng, xót xa về một cuộc sống khổ cực, quẩn quanh của những kiếp người tàn trong xã hội lúc bấy giờ.

Trong tác phẩm, những kiếp người khốn khổ được Thạch Lam tái hiện thông qua không gian của phố huyện với ánh sáng đèn leo lắt trong đêm tối. Đầu tiên, phải kể đến Mẹ con chị Tí. Hai mẹ con chị Tí xuất hiện trong tác phẩm là lúc “trời nhá nhem tối”, họ “ở trong ngõ đi ra” với bao nhiêu là đồ đạc lỉnh kỉnh nhưng chẳng giá trị là bao. Thằng con chị Tí thì khiêng hai cái ghế trên lưng, tay xách điếu đóm. Còn chị thì đội chõng tre, hai tay xách hết “gia sản” để ra dọn hàng nước. Trong bóng chiều chạng vạng, đêm tối cận kề, hình ảnh hai mẹ con chị Tí bước ra từ trong ngõ- một không gian không xác định với cơi trầu, nát chen, ấm nước chè xanh và ngọn đèn dầu leo lắt giữa đêm tối của phố huyện nghèo càng đặc tả được sự thảm thương của cuộc sống con người. Người phụ nữ đơn độc một mình kiếm kế sinh nhai bằng công việc mò cua bắt ốc, bán nước chè xanh, nuôi con côi cút trong cảnh nghèo nàn, còn gì xót xa hơn. Đọc đến những dòng viết về mẹ con chị Tí, ta như thấy được thân phận người phụ nữ trong những câu ca dao xưa, những “thân cò” lam lũ, vất vả mà chịu thương, chịu khó:

“Cái cò lặn lội bờ sông,Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ nonNàng về nuôi cái cùng conCho anh đi trẩy nước non Cao Bằng?”

Câu hỏi của Liên: “Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế?” cùng tiếng trả lời đầy chua chát của chị Tí: “Ối chao, sớm với muộn mà ăn thua gì”. Trong câu nói ấy chứa chan cả một sự ngậm ngùi về cuộc sống mưu sinh. Không gian thêm nhuốm màu ảm đạm, lòng người cũng như trùng xuống trong tiếng chép miệng ngậm ngùi của người đàn bà ngồi têm trầu đầy uể oải. Chút sức sống trong lời nói và hành động của nhân vật dường như cũng cạn kiệt như năng lượng sống ngày càng vơi dần nơi họ.

Đọc thêm:  Cách cài font chữ trên MacBook, thêm font cho Mac - Macstore

Trong không gian tối tăm, ngột ngạt của phố huyện, cụ Thi xuất hiện đầy đột ngột với tiếng cười khanh khách như ma trơi trong đêm tối mang đến những cảm nhận đầy xót xa về một kiếp tàn trong xã hội. Cụ Thi nghiện rượu, ngay cả những đứa trẻ như chị em Liên cũng thấy được điều đó. Như một thói quen, khi cụ Thi xuất hiện trong tiếng cười khanh khách của mình, Liên đã nhận ra mà “lẳng lặng rót một ly rượu đầy”. Cụ giơ ly rượu lên mà ngắm, mà soi rồi ngửa cổ uống một hơi cạn sạch. Rõ ràng với bà cụ Thi, rượu trở thành một cái gì đó vô cùng quý giá, khiến bà thèm thuồng đến mức đáng sợ. Trong mắt của những đứa trẻ như chị em Liên, hình ảnh người bà lúc này không phải là sự tảo tần, đôn hậu, hiền từ mà là một bà cụ với những điên rồ, thèm khát hơi men. Hành động của cụ Thi “để ba đồng xu vào tay Liên, xoa đầu chị một cái” khiến người đọc không khỏi nghẹn ngào. Đằng sau con người có vẻ điên điên ấy chính là một trái tim thiếu thốn tình cảm. Đã ở tuổi xế chiều nhưng người đàn bà ấy vẫn đơn độc một mình. Mẹ con chị Tí tuy nghèo khó, cơ cực nhưng còn có mẹ, có con, bên nhau sớm tối còn bà cụ Thi chỉ một mình trơ trọi, khác gì cãi cây đơn độc giữa cuộc đời đầy bão giông. Cụ bước ra trong bóng tối và rồi lại đi sâu vào bóng tối, trong tiếng cười như một sự quẩn quanh của chính đời mình . Thật là một thân phận đáng thương.

Những cuộc đời tàn của phố huyện được góp thêm vào bởi sự xuất hiện của bác phở Siêu và gia đình bác Xẩm. Bác phở Siêu xuất hiện khi màn đêm bao trùm phố huyện. Liên và An nhận nhận ra được gánh phở của bác Siêu bằng cái mùi thơm đặc trưng của món ăn xa xỉ. Cùng hình ảnh mẹ con chị Tí, bác Siêu hiện lên thật đẹp mà cũng thật đau lòng. Người đàn ông với chiếc bóng “mênh mang ngả xuống một dải đất và kéo dài đến tận hàng rào hai bên ngõ” đang lúi húi nhóm lửa mưu sinh, mong mỏi một vị khách sang từ Hà Nội về đến ăn nhưng thu nhập cũng chẳng đáng là bao.

Đáng buồn thay! Kiếp sống của gia đình bác Xẩm dường như cũng chẳng thể nào khá khẩm hơn. Hai vợ chồng ngồi chơ vơ, thu lu trong bóng tối mịt mù. Giữa manh chiếu rách là đứa con nhỏ đang bò, “nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong cát bên đường”. Tiếng đàn bầu cất lên cùng thanh âm của tiếng dế, tiếng đêm làm cho không khí phố huyện càng thế lương, khắc khoải. Đem tiếng hát mua vui, mong ai đó ngỏ lòng thương mà cho năm ba hào cứu đói, nhưng giữa cuộc sống nghèo tàn như thế, đâu ai có tâm trạng mà nghe, mà thưởng thức nghệ thuật, cũng đâu ai được dư thừa mà ban phát đôi ba đồng thương hại. Chiếc chậu sắt trắng chỏng chơ trên manh chiếu rách không có lấy một xu ấy càng khiến ta xót xa cho cuộc sống của họ trong những ngày sắp tới.

Đọc thêm:  Kể chuyện lớp 5: Kể về một việc làm tốt của bạn em - VnDoc.com

Những đứa trẻ trong phố huyện cũng góp phần vào bức tranh kiếp người tàn mà Thạch Lam xây dựng. Không như những đứa trẻ được bảo bọc, bảo vệ, được vui chơi, những đứa trẻ nơi đây phải thích ứng với thực tại thiếu thốn và nghèo khó. Chúng trở thành những “người lớn” theo một cách nào đó để mưu sinh và tồn tại, chúng đánh mất tuổi thơ giữa tuổi thơ chỉ vì nghèo đói quẩn quanh. Khi trời vừa sẩm tối, bãi chợ vãn khách, những đứa trẻ nhanh chóng xuất hiện, “cúi lom khom trên mặt đất, đi lại, tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh những thanh nứa, thanh tre” mong kiếm được cái “hy vọng” bé nhỏ giữa bao thứ thừa thãi, bỏ đi. Những động từ như “lom khom, đi lại tìm tòi, nhặt nhạnh” đều gợi ra dáng vẻ nhỏ bé, đáng thương của những đứa trẻ ấy.

Ngay cả chị em Liên- nhân vật chính của câu chuyện cũng không nằm ngoài số phận ấy. Vốn là con của một gia đình khá giả ở Hà Nội, nhưng rồi cha thất nghiệp, cả gia đình Liên phải bỏ phố về quê. Mẹ Liên phải bận tối mặt để làm hàng xáo. Chị em Liên thay phiên nhau trong cửa hàng tạp hóa bé xíu của gia đình, mong gom góp chút tiền vào kế sinh nhai. Đêm đêm, những đứa trẻ chỉ biết ngắm sao trời, nhìn ánh sáng mơ màng của, ngóng chờ chuyến tàu đêm mong mỏi chút những con đom đóm.

Ai đó đã từng nói rằng: “Kiếp nhân sinh đúng là một cõi mê, nơi con người gắng quờ quạng mà đi cho hết phận”. Câu nói ấy hẳn thật đúng với những kiếp người tàn trong Hai đứa trẻ. Bao bâng khuâng, xót xa, thương cảm cứ trỗi dậy trong lòng ta khi đọc Hai đứa trẻ. Cảm ơn Thach Lam đã mang đến những phong vị đầy dư âm của cuộc sống để ta thấy đời mình chưa hẳn là “đáng buồn”, để biết yêu, trân trọng và đồng cảm với tất thảy những cuộc đời, những số phận trên thế gian.

-HẾT-

https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nhan-ve-nhung-kiep-nguoi-trong-hai-dua-tre-66005n.aspx Bài văn mẫu trên đây đã mang đến cho các em những cảm nhận cụ thể về những kiếp người trong Hai đứa trẻ, bên cạnh đó các em có thể tham khảo thêm các bài viết hay về tác phẩm như: Phân tích nhân vật An trong Hai đứa trẻ, Cảm nhận khát vọng sống của Liên trong Hai đứa trẻ, Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ để củng cố kiến thức về tác phẩm cũng như rèn luyện kĩ năng viết bài của mình nhé!

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button