Cảm xúc của Nguyễn Duy khi nghĩ về người bà trong bài thơ Đò lèn

Đề bài: Cảm xúc của Nguyễn Duy khi nghĩ về người bà trong bài thơ Đò lèn

cam xuc cua nguyen duy khi nghi ve nguoi ba trong bai tho do len

Cảm xúc của Nguyễn Duy khi nghĩ về người bà trong bài thơ Đò lèn

I. Dàn ý Cảm xúc của Nguyễn Duy khi nghĩ về người bà trong bài thơ Đò lèn (Chuẩn)

1. Mở bài

– Dẫn dắt- Giới thiệu bài thơ “Đò lèn”- Cảm nhận khái quát về người bà

2. Thân bài

– Hai khổ thơ đầu: Bà là người yêu thương cháu vô cùng, bà nuôi cháu lớn, dạy cháu những điều hay lẽ phải, đưa cháu tới những nơi tâm linh tốt đẹp…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Cảm xúc của Nguyễn Duy khi nghĩ về người bà trong bài thơ Đò lèn tại đây.

II. Bài văn mẫu Cảm xúc của Nguyễn Duy khi nghĩ về người bà trong bài thơ Đò lèn

Tình cảm gia đình luôn là điều vô cùng quý giá và thiêng liêng. Thế nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng nhận ra điều đó để trân trọng những người thân xung quanh mình, nhà thơ Nguyễn Duy cũng vậy. Chính vì thế, sau này, ông đã gửi gắm những tình cảm, những hồi ức của mình về người bà yêu thương trong bài thơ “Đò lèn”. Qua bài thơ, độc giả có thể phần nào cảm nhận được người bà của tác giả là người đầy vất vả, nhọc nhằn với những chuỗi ngày mưu sinh, kiếm sống để lo cho đứa cháu nhỏ của mình. Ẩn sâu trong bà là tình yêu thương vô bờ bến dành cho đứa cháu nhỏ.

Người bà của nhà thơ xuất hiện ở ngay khổ thơ đầu:

“Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cáníu váy bà đi chợ Bình Lâmbắt chim sẻ ở vành tai tượng Phậtvà đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần”

Đọc thêm:  Viết đoạn văn nêu nhận xét về cách đặt tên chương, tên các phần

Những kỷ niệm tuổi thơ như ùa về trong tâm trí tác giả. Thời thơ ấu, ông đã theo bà đi chợ Bình Lâm để buôn bán. Không những vậy, ông còn cùng bà của mình tới lễ chùa, bái Phật.

Ngay từ nhỏ, tác giả đã cùng bà tới nơi của Phật như chùa Trần, chúng ta cũng phần nào hình dung được người bà hẳn là người tĩnh tâm, hướng thiện. Vì thường xuyên tới chùa chơi, Nguyễn Duy đã có những trò chơi khá tinh nghịch như “bắt chim, ăn trộm nhãn” nhưng đó có lẽ là những kỷ niệm đầy vui vẻ mà nhà thơ không bao giờ quên được.

Tuổi thơ là những tháng ngày êm đẹp bên bà. Những kỉ niệm dần được hé mở qua dòng hồi ức đầy xúc động của tác giả:

“Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thịchân đất đi đêm xem lễ đền Sòngmùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắmđiệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng”

Có lẽ, tác giả là người cảm nhận rõ nhất tình yêu thương mà bà dành cho mình. Bởi lẽ, đi đâu, bà cũng dắt theo đứa cháu nhỏ của mình. Bà đưa cháu mình tới nơi cửa Phật, “đền Cây Thị”, “đền Sòng” đều là những nơi tâm linh, ở đó con người ta được tĩnh tâm. Có lẽ tới nơi cửa Phật nhiều quá mà khi lớn hơn, tác giả đã quen với mùi huệ trắng hòa quyện cùng mùi trầm hương nghi ngút. Nhà thơ quen với sự thiêng liêng trong không gian văn hóa đậm tín ngưỡng, tôn giáo ấy.

Cô đồng với những điệu nhảy hầu đồng gắn liền với văn hoá, tín ngưỡng dân gian. Hình ảnh “cô đồng” hiện lên với tính từ “lảo đảo” mang đến cho độc giả một không gian văn hóa đầy màu sắc và giá trị. Khi ấy tác giả đơn thuần là một cậu bé ham chơi, yêu thích những nơi mới lạ, vui nhộn nên có lẽ cũng chưa cảm nhận hết được ý nghĩa thiêng liêng của những hành động tín ngưỡng này. Tuy nhiên, những bước chân cô đồng, những câu hát văn, mùi huệ trắng, khói trầm hương đã trở thành một phần kí ức không thể quên trong những năm tháng tuổi thơ của tác giả,

Đọc thêm:  2023 Vương Hiệu Vị Hành Khiển Và Phán Quan Năm Nhâm Dần

“Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thếbà mò cua xúc tép ở đồng Quanbà đi gánh chè xanh Ba TrạiQuán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hànTôi trong suốt giữa hai bờ hư – thựcgiữa bà tôi và tiên phật, thánh thầncái năm đói củ dong riềng luộc sượngcứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm”

Khổ thơ bốn, năm tác giả Nguyễn Duy đã thể hiện những cảm xúc chân thực của mình trước nỗi vất vả của bà. Nỗi vất vả của người bà của được tác giả miêu tả, tái hiện lại qua từng công việc cụ thể: Xúc tép, mò cua, gánh chè… Bà không chỉ làm một công việc mà là bà chọn rất nhiều công việc khác nhau. Từ “mò cua xúc tép” đến “gánh chè” rồi đi “Quán Cháo, Đồng Giao”, bà làm việc bất kể ngày đêm, thời tiết mát mẻ hay giá rét. Đó là nỗi vất vả, cơ cực bà phải trải qua nhưng nó cũng toát lên vẻ hi sinh thầm lặng, cao đẹp.

Trong đôi mắt của người cháu, bà mình lúc này chẳng khác nào đấng tiên phật, thần thánh. Với người cháu, sự hi sinh, cực nhọc của bà vì cháu cũng giống như đức Phật ban phước cho chúng sinh vậy.

“Bom Mỹ dội nhà bà tôi bay mấtđền Sòng bay, bay tất cả chùa chiềnthánh với Phật rủ nhau đi đâu hếtbà tôi đi bán trứng ở ga Lèn”

Lúc này, người bà của tác giả hiện lên với đầy sự dũng cảm và gan dạ. Bom Mỹ phá, ngôi nhà nhỏ của bà bay mất, nó cuốn theo cả đời sống tâm linh thiêng liêng của bà đi luôn. Thế nhưng, trong bà với tinh thần những bà mẹ Việt Nam anh hùng bất khuất, bà không hề nao núng trước vũ khí hủy diệt, hiện đại của quân địch.

Đọc thêm:  Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc…Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Bà dùng một công việc khác là “bán trứng” để tiếp tục cuộc sống mưu sinh. Người bà chưa từng thấy mệt mỏi trước cuộc sống đau thương mà ngược lại bà còn dũng cảm hơn, là chỗ dựa vững chắc cho đứa cháu nhỏ của mình.

Người cháu mặc dù khi còn nhỏ chưa hiểu hết được bà mình nhưng khi lớn hơn cụ thể là “đi lính” nhà thơ đã thấu hiểu hơn, cảm nhận rõ hơn người bà của mình. Dù có phần muộn khi bà đã ra đi mãi mãi nhưng cũng vì vậy mà nhà thơ không bao giờ quên được bà. Người bà sẽ còn sống mãi trong ký ức và tâm trí của người cháu.

Như vậy, thông qua bài thơ “Đò Lèn”, nhà thơ Nguyễn Duy muốn gửi gắm vào đó hình ảnh người bà của mình và thông qua đó là nỗi niềm yêu thương, nhung nhớ dành cho người bà. Người bà đối với nhà thơ là người hết mực yêu thương và quan tâm đứa cháu nhỏ của mình. Bà vất vả, cực nhọc với cuộc sống mưu sinh cũng chỉ để lo cho cháu có cuộc sống no đủ. Chưa dừng lại ở đó, bà còn đại diện cho bộ phận những người phụ nữ Việt Nam thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Bà dũng cảm, kiên cường, vượt qua khó khăn, bom đạn mà không hề run sợ. Hình ảnh người bà sẽ còn mãi trong lòng người cháu và độc giả đã từng đọc bài thơ này.

-HẾT-

Đò lèn là bài thơ cảm động mà nhà thơ Nguyễn Duy viết về người bà của mình, để cảm nhận về vẻ đẹp thiêng liêng của tình bà cháu, bên cạnh bàiCảm xúc của Nguyễn Duy khi nghĩ về người bà trong bài thơ Đò lèn, các em có thể tìm đọc: Bình giảng bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy, Soạn bài Đò Lèn, Phân tích hình ảnh người bà trong Đò Lèn, Phân tích bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-xuc-cua-nguyen-duy-khi-nghi-ve-nguoi-ba-trong-bai-tho-do-len-51526n.aspx

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button