Soạn bài Câu đặc biệt | Soạn văn 7 hay nhất – VietJack.com

Soạn bài Câu đặc biệt

I. Thế nào là câu đặc biệt?

– Câu: Ôi, em Thuỷ! Đây là câu chỉ gồm một từ cảm thán (Ôi) và một cụm danh từ (em Thuỷ).

– Đây không phải câu rút gọn, bởi vì nó không thể có chủ ngữ hay vị ngữ.

– Nói là câu đặc biệt là vì nó không được cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ như câu thông thường, cũng không phải được lược bớt thành phần nào đó để có thể khôi phục như câu rút gọn.

Như vậy đáp án cần chọn là C.

II. Tác dụng của câu đặc biệt

Các câu đặc biệt là:

– (1): Một đêm mùa xuân. (Xác định thời gian, nơi chốn)

– (2): Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. (Liệt kê, thông báo về sự có mặt của sự vật, hiện tượng)

– (3): “Trời ơi!” (Bộc lộ cảm xúc)

– (4): – Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!; – Chị An ơi! (Gọi đáp)

III. Luyện tập

Câu 1: Tìm trong các đoạn văn sau những câu đặc biệt và câu rút gọn:

a.

– Không có câu đặc biệt.

– Câu rút gọn:

+ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

+ Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

Đọc thêm:  Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ | Soạn văn 10 hay nhất

b.

– Câu đặc biệt: Ba giây… Bốn giây… Năm giây… Lâu quá!

– Không có câu rút gọn.

c.

– Câu đặc biệt: Một hồi còi.

– Không có câu rút gọn.

d.

– Câu đặc biệt: Lá ơi!

– Câu rút gọn:

+ Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

+ Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

Câu 2: Nhận xét tác dụng của từng câu đặc biệt và câu rút gọn vừa tìm được.

a. Câu rút gọn: Làm cho lời văn ngắn gọn, tránh lặp thừa.

b. Câu đặc biệt:

– Ba giây… Bốn giây… Năm giây…: Xác định, gợi tả thời gian.

– Lâu quá!: Bộc lộ trạng thái cảm xúc

c. Câu đặc biệt: Thông báo về sự có mặt của sự vật, hiện tượng

d.

– Câu đặc biệt: gọi đáp

– Câu rút gọn: làm cho lời văn ngắn gọn, tránh lặp thừa.

Câu 3: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) tả cảnh quê hương, trong đó có một vài câu đặc biệt.

Ôi! sông nước quê hương đẹp làm sao. Sau một năm gặp lại, lần đầu tiên, em được nhìn cây cổ thụ già nơi các bạn nhỏ đang nô đò và những tiếng vỗ tay hò reo giữa nơi yên tĩnh ở đồng quê. Không những thế nơi đây đã thay đổi hơn trước, những tòa nhà cao tầng đã được xây nhiều hơn trước hòa với con đường đã được trán một lớp nhữa dày ôi! thật tuyệt vời làm sao. Tiếp sau đó em còn được thưởng thức các món đặc sản ở quẹ em trông nó ngon tuyệt!. Tuy những ngày về quê không được bao lâu nhưng nó là những kỷ niệm rất có ý nghĩa mà em không thể nào quên được, vì ở đây em còn được ở gần bà nội, ngắm cảnh đồng quê thanh bình yên ả

Đọc thêm:  Học phát âm tiếng Việt chuẩn không có trong sách giáo khoa - Monkey

Bài giảng: Câu đặc biệt – Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 ngắn gọn, hay khác:

  • Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
  • Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận
  • Sự giàu đẹp của tiếng việt
  • Thêm trạng ngữ cho câu
  • Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

  • Soạn Văn 7 (bản ngắn nhất)
  • Soạn Văn 7 (siêu ngắn)
  • Soạn Văn 7 (cực ngắn)
  • Văn mẫu lớp 7
  • Tác giả – Tác phẩm Văn 7
  • Lý thuyết, Bài tập Tiếng Việt – Tập làm văn 7
  • 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 7 có đáp án
  • Giải vở bài tập Ngữ văn 7
  • Top 48 Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
  • (mới) Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • (mới) Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều

Săn SALE shopee tháng 6-6:

  • Unilever mua 1 tặng 1
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • La Roche-Posay mua là có quà:
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button