Câu phủ định là gì? Chức năng, phân loại, ví dụ … – Bamboo School

Tiếng Việt của chúng ta rất đa dạng phong phú trong phần diễn giải một nội dung nào đó, nhưng khi muốn phản bác hay bác bỏ một ý kiến, người ta sẽ sử dụng đến câu phủ định. Cùng Bamboo School khám phá Câu phủ định là gì? Chức năng, phân loại, ví dụ câu phủ định trong tiếng Việt để củng cố kiến thức của các em THCS nhé!

Câu phủ định là gì?

Câu phủ định là loại câu mang ý nghĩa phản bác, phản đối hay không đồng ý với một ý kiến, sự việc hay vấn đề nào đó. Câu phủ định thường chứa các từ như: không, chẳng, chả, chưa, không phải, đâu có phải… Khi nhìn thấy những câu có chứa các từ này bạn có thể biết được đó là các câu phủ định.

Ví dụ: Cuối tuần này gia đình mình không đi về quê.

Ngày mai môn Toán chẳng có bài tập.

Câu phủ định là gì?

Chức năng của câu phủ định

Chức năng thông báo, xác định

Câu phủ định được sử dụng để thông báo, xác định rằng không có sự vật, sự việc, tính chất hay quan hệ nào đó mà chúng ta chắc chắn rằng nó sẽ sai hoặc không hợp lí. Câu phủ định này còn được gọi là câu phủ định miêu tả, được dùng nhiều nhất và dễ dàng nhận biết nhất.

Ví dụ: Hôm nay trời không lạnh.

Ngày mai không phải đến trường.

Chức năng của câu phủ định

Chức năng phản bác

Câu phủ định có thể dùng trong trường hợp phản bác một ý kiến hay nhận định từ cá nhân, tổ chức… Trong trường hợp này được gọi là câu phủ định bác bỏ. Chức năng này được sử dụng nhiều khi trong bối cảnh một cuộc họp, thảo luận mỗi người sẽ đưa ra ý kiến của mình và cũng sẽ có người phản bác, đưa ra những ý kiến ngược lại.

Ví dụ: A: Ngày mai chúng ta cùng đi ăn tối được không ?

B: Ngày mai không được vì tôi có việc bận rồi.

Đọc thêm:  Hạn tuổi phục vụ của Công an nhân dân là bao nhiêu? - LuatVietnam

=> Câu phủ định bác bỏ bao giờ cũng sẽ xuất hiện sau một ý kiến, một nhận xét được đưa ra trước đó nên nó sẽ không bao giờ đứng ở đầu đoạn văn

Chức năng của câu phủ định

Phân loại câu phủ định

Câu phủ định miêu tả

Ví dụ 1: Anh ấy không phải bạn trai của tôi

=> Xác nhận không có quan hệ bằng từ phủ định “không”, mối quan hệ là “bạn trai”

Ví dụ 2: Linh không làm bài tập toán.

=> Xác nhận không có sự việc bằng từ phủ định “không” và sự việc là “làm bài tập toán”

Ví dụ 3: Hà làm việc đó không đúng.

=> Xác nhận không có tính chất bằng từ phủ định “không” và từ mô tả tính chất “đúng”

Câu phủ định miêu tả

Câu phủ định bác bỏ

Ví dụ 1: Không phải, bài tập này phải giải theo cách thứ hai.

=> Đặt trong bối cảnh hai bạn đang thảo luận về phương pháp giải bài tập, một bạn phủ định bác bỏ ý kiến của người nói trước và đưa ra đề xuất ý kiến của mình.

Ví dụ 2: Mẹ: Con đi ra ngoài chơi rồi à ?

Con: Đâu có đâu, con vẫn đang ở nhà mà.

=> Đặt trong bối cảnh người mẹ nói chuyện với con, có thể mẹ đi làm về không thấy bạn ở nhà (nhưng thực ra bạn đang ở trong phòng) và mẹ gọi điện cho bạn. Từ “đâu có” phủ định lại ý kiến của mẹ, nói rằng mình vẫn đang ở nhà.

Câu phủ định bác bỏ

Phân biệt câu phủ định bác bỏ và câu phủ định miêu tả

Dựa vào vị trí để phân biệt: câu phủ định bác bỏ bao giờ cũng phải đứng sau một ý kiến, nhận định nào đó đưa ra trước đó. Vì vậy, câu phủ định bác bỏ thường sẽ không đứng ở đầu câu.

Dựa vào hoàn cảnh để phân biệt: nhiều trường hợp chúng ta không thể dựa vào dấu hiệu hình thức để phân biệt thì cần dựa vào hoàn cảnh cụ thể để biết được đó là phủ định miêu tả hay phủ định bác bỏ

Ví dụ: “Không, chúng con không đói nữa đâu. Hai đứa ăn hết ngần kia củ khoai thì no mỏng bụng ra rồi còn đói gì nữa”.

=> Dựa vào ý nghĩ của chị Dậu là các con đang đói, nhưng cái Tí đã bác bỏ ý kiến của chị Dậu là chúng con không có đói.

Phân biệt câu phủ định bác bỏ và câu phủ định miêu tả

Các ví dụ về câu phủ định

Đây là loại câu rất dễ và sử dụng phổ biến hàng ngày thông qua những ví dụ sau đây: – Vân đi chơi (1) – Vân chưa đi chơi (2) Mục đích câu (1) khẳng định sự việc Vân đi chơi nhưng trong câu (2) phủ định sự việc Vân không đi chơi. Câu (2) mang ý nghĩa ngược với câu (1). – Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu ! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác. (Nam Cao, Lão Hạc). Câu phủ định bác bỏ được sử dụng trong câu “Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu”. – Chú chim bị thương không đứng dậy được nữa, nằm thở dốc. “Không” từ ngữ phủ định, khẳng định cho việc chú chim bị thương nằm hoàn toàn dưới đất.

Đọc thêm:  Hướng dẫn cách học và soạn bài Tiếng Việt lớp 3: Người liên lạc nhỏ

Lưu ý khi sử dụng câu phủ định

  • Trong câu có cấu trúc: Phủ định + Phủ định = Ý nghĩa khẳng định. Câu có cấu trúc này không phải câu phủ định nhưng có thể được dùng để biểu thị ý nghĩa phủ định.

Ví dụ: Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.

  • Cấu trúc “không những/chẳng những … mà còn” không được dùng để biểu thị ý nghĩa phủ định.

Ví dụ: Người Hà Nội không những thanh lịch mà còn vô cùng hiếu khách.

  • Câu nghi vấn, câu cảm thán cũng có thể mang ý nghĩa khẳng định.

Ví dụ:

A: Cái Lan xinh quá nhỉ!

B: Nó mà xinh á?

Bài tập ví dụ về câu phủ định

Bài 1: Tìm từ ngữ phủ định và cho biết chức năng của mỗi câu phủ định sau.

a) Tôi đâu có biết anh ấy làm nghề gì.

b) Nó chưa được học tiếng Pháp.

c) Ngày mai chúng ta không phải đến đó nữa.

d) – Em đã là vỡ lọ hoa của lớp phải không?

– Không, em không hề làm vỡ.

Từ ngữ phủ định và chức năng của câu phủ định trong đề bài trên là:

a) Từ ngữ phủ định là “đâu có” và câu phủ định này có chức năng bác bỏ ý kiến.

b) Từ ngữ phủ định là “chưa” và câu phủ định có chức năng xác nhận sự việc chưa diễn ra.

c) Từ ngữ phủ định là “không phải” và câu phủ định có chức năng thông báo không có sự việc.

Đọc thêm:  Tạo tài khoản Instagram không cần số điện thoại - Download.vn

d) Từ ngữ phủ định là “Không” và câu phủ định có chức năng phản bác ý kiến.

Bài 2: Xét câu văn sau và trả lời câu hỏi

Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp.

Nếu Tô Hoài thay từ “không” bằng từ “chưa” thì nhà văn phải viết lại câu văn này như thế nào? Nghĩa của câu có thay đổi không? Câu nào phù hợp với câu chuyện hơn, vì sao?

Choắt chưa dậy được nữa, nằm thoi thóp.

Ý nghĩa của câu khi thay sẽ có thay đổi, bởi: từ “chưa” biểu thị ý phủ định đối với điều mà cho tới thời điểm nào đó không có nhưng sau đó có thể.

Nghĩa là Dế Choắt lúc ấy không dậy được nhưng sau đó có thể dậy được. Trái lại, từ không mang nghĩa phủ định sự tồn tại ở thời điểm hiện tại và cả sau này nữa. Sau khi Dế Choắt bị chị Cốc mổ đã không bao giờ dậy được nữa và sau đó chết. Vì thế, câu phủ định có từ không sẽ thích hợp với tình huống truyện.

Bài 3: Những câu sau đây có phải câu phủ định không? Những câu này dùng để làm gì? Đặt những câu có ý nghĩa tương đương

a) Đẹp gì mà đẹp!

b) Làm gì có chuyện đó!

c) Bài thơ này mà hay à!

d) Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng.

Các câu đã cho không phải là câu phủ định vì không có từ ngữ phủ định, nhưng được biểu thị ý phủ định.

Đặt câu có ý nghĩa tương đương:

– Các câu đã cho biểu thị ý nghĩa phản bác:

a) Không đẹp!

b) Không có chuyện đó!

c) Bài thơ này không hay!

d) Tôi cũng chẳng sung sướng hơn.

Xem thêm:

  • Câu rút gọn là gì? Tác dụng và ví dụ về câu rút gọn
  • Câu hỏi tu từ là gì? Đặc điểm, tác dụng và cách đặt câu hỏi tu từ
  • Câu ghép là gì? Các cách nối câu ghép? Bài tập về câu ghép có đáp án

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến Câu phủ định là gì? Chức năng, phân loại, ví dụ câu phủ định trong tiếng Việt? Hy vọng bài viết trên sẽ hỗ trợ các em phần nào đó trong học tập. Cùng theo dõi Bamboo School để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button