Chất bán dẫn là gì? Ứng dụng của chất bán dẫn trong đời sống

Chất bán dẫn là gì? Có những loại chất bán dẫn nào? Các thuộc tính của chất bán dẫn? Ứng dụng của chất bán dẫn ra sao? Đó là những câu hỏi mà LabVIETCHEM nhận được từ rất nhiều bạn đọc trong thời gian qua. Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc này thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây cùng chúng tôi nhé.

Chất bán dẫn một trong những nhân tố quan trọng để tạo ra các linh kiện hoàn chỉnh

Chất bán dẫn là một trong những nhân tố quan trọng để tạo ra các linh kiện hoàn chỉnh

Chất bán dẫn là gì?

– Chất bán dẫn hay Semiconductor là chất có độ dẫn điện ở mức trung gian giữa chất dẫn điện (nói chung là kim loại) và chất cách điện (như hầu hết các loại gốm).

– Chất bán dẫn có thể là các nguyên tố tinh khiết (silicon, germanium) hoặc các hợp chất (gallium arsenide, cadmium selenide)và chúng hoạt động như một chất cách điện ở nhiệt độ thấp và dẫn điện ở nhiệt độ phòng.

– Tính bán dẫn có thể thay đổi khi có tạp chất và nó phụ thuộc vào loại tạp chất thêm vào.

– Khi 2 chất bán dẫn khác nhau được gắn với nhau sẽ hình thành nên một lớp tiếp xúc. Các tính chất của các hạt mang điện như electron, ion và lỗ trống điện tử trong lớp tiếp xúc này chính là cơ sở để tạo ra diot, bóng bán dẫn và các thiết bị điện tử hiện đại ngày nay.

Phân loại chất bán dẫn

1. Chất bán dẫn tinh khiết

– Chất bán dẫn tinh khiết (chất bán dẫn thuần) là chất bán dẫn không có tạp chất, điển hình là Silicon hay Germanium. Chúng còn được gọi là chất bán dẫn nguyên tố nhóm IV.

– Mỗi nguyên tử của nguyên tố nhóm IV có 4 electron ở lớp ngoài cùng liên kết các nguyên tử Si khác bằng liên kết cộng hóa trị tạo nên chất bán dẫn trung hòa về điện ở điều kiện nhiệt độ thấp.Chất bán dẫn tinh khiết

Đọc thêm:  TOP 22 bức thư gửi các chú bộ đội hay nhất - Download.vn

Chất bán dẫn tinh khiết

– Điện trở suất của chất bán dẫn thuần rất cao khi ở nhiệt độ thấp và giảm nhanh khi nhiệt độ tăng.

– Độ dẫn điện của chất bán dẫn tinh khiết tỷ lệ thuận với nhiệt độ, tức là cùng tăng hoặc cùng giảm.

– Hệ số nhiệt điện trở của chất bán dẫn thuần có giá trị âm.

2. Chất bán dẫn pha tạp chất

2.1. Chất bán dẫn loại P

– Chất bán dẫn loại P (chất bán dẫn dương) có tạp chất là các nguyên tố thuộc nhóm III, xảy ra khi tạp chất như boron chỉ có ba electron trong lớp vỏ hóa trị.

– Khi một lượng nhỏ được chất có hóa trị III được tích hợp vào tinh thể, nguyên tử chất đó có thể liên kết với bốn nguyên tử silicon theo liên kết cộng hóa trị. Tuy nhiên, vì nó chỉ có ba electron để cung cấp nên một lỗ trống được tạo ra.

=> Lỗ này này mang điện tích dương nên chất bán dẫn pha tạp theo cách này được gọi là chất bán dẫn loại P (Positive: Dương).

Chất bán dẫn loại P

Chất bán dẫn loại P

2.2. Chất bán dẫn loại N

– Chất bán dẫn loại N (chất bán dẫn âm) có tạp chất là các nguyên tố thuộc nhóm V, xảy ra khi tạp chất là một nguyên tố có năm electron trong lớp vỏ hóa trị.

– Khi một lượng nhỏ chất có hóa trị V như photpho được thêm vào cấu trúc tinh thể của silic, mỗi nguyên tử sẽ liên kết với bốn nguyên tử silicon liền kề. Vì photpho có năm electron trong vỏ hóa trị của nó nên chỉ sẽ có bốn trong số đó được liên kết với các nguyên tử silic lân cận theo liên kết cộng hóa trị còn electron hóa trị thứ năm bị bỏ lại không có gì để liên kết, trở thành điện tử tự do.

=> Chất bán dẫn được tạo ra theo cách này mang điện tích âm và được gọi là chất bán dẫn loại N (Negative : Âm).

Đọc thêm:  Lượm có phải là Kim Đồng không? Nếu không thì là ai? - Hoc24

Chất bán dẫn loại N

Chất bán dẫn loại N

Các thuộc tính đặc trưng của chất bán dẫn

1. Hiệu ứng trường (bán dẫn)

– Khi kết hợp hai lớp P – N với nhau, trao đổi điện tích sẽ xảy ra tại lớp tiếp xúc P – N.

– Các điện tử từ P sẽ chuyển sang lớp N và ngược lại, khiến cho các lỗ trống lớp N chuyển sang lớp P do quá trình trung hòa về điện.

=> Kết quả của quá trình này là ion sẽ tích điện và tạo ra một điện trường.

2. Dị thể

Khi hai vật liệu bán dẫn pha tạp khác nhau được nối với nhau, sự trao đổi điện tử và lỗ trống giữa các vật liệu này sẽ xảy ra và hình thành nên dị thể.

– Chất bán dẫn pha tạp N có thừa electron còn chất bán dẫn pha tạp P lại có quá nhiều lỗ trống.

– Sự trao đổi điện tử và lỗ trống sẽ xảy ra cho đến khi đạt trạng thái cân bằng bởi một quá trình gọi là tái hợp, khiến các electron di chuyển từ loại N tiếp xúc với các lỗ di chuyển từ loại N.

=> Kết quả của quá trình này là ion sẽ tích điện và tạo ra một điện trường.

3. Electron kích thích

– Sự khác biệt về điện thế trên vật liệu bán dẫn sẽ khiến nó mất đi trạng thái cân bằng nhiệt và cung cấp các electron, lỗ trống cho hệ thống thông qua quá trình khuếch tán xung quanh.

– Khi sự cân bằng nhiệt bị xáo trộn trong vật liệu bán dẫn, lượng lỗ trống và electron sẽ thay đổi. Nguyên nhân là sự chênh lệch nhiệt độ hoặc photon có thể xâm nhập vào hệ thống và tạo ra các electron và lỗ trống.

– Quá trình hình thành và tự hủy electron và lỗ trống được gọi là thế hệ và tái tổ hợp.

4. Độ dẫn điện biến đổi

– Ở trạng thái tự nhiên, chất bán dẫn là chất dẫn điện kém.

– Chất bán dẫn có pha tạp chất loại N, P có thể hoạt động giống như vật liệu dẫn điện vì chúng bị thừa hoặc thiếu điện tử khiến lượng điện tử không cân bằng và cho phép dòng điện chạy qua vật liệu.

Đọc thêm:  Cháo Kasha – món ăn cổ truyền của người Nga

5. Độ dẫn nhiệt cao

Chất bán dẫn có tính dẫn nhiệt cao, vì vậy chúng thường được dùng để tản nhiệt và cải thiện quản lý nhiệt cho thiết bị điện tử.

6. Phát xạ nhẹ

– Với một số chất bán dẫn nhất định, khi các electron bị kích thích, nó có thể thư giãn bằng cách phát ra ánh sáng thay vì tạo ra nhiệt.

– Chất bán dẫn có phát xạ nhẹ được ứng dụng để sản xuất các diode phát sáng và chấm lượng tử huỳnh quang.

7. Chuyển đổi năng lượng nhiệt

Chất bán dẫn có các yếu tố năng lượng nhiệt điện lớn được sử dụng trong các máy phát nhiệt điện.

Ứng dụng của chất bán dẫn trong đời sống

– Là một trong những nhân tố quan trọng để tạo ra các linh kiện hoàn chỉnh như diode, transistor, các loại thẻ nhớ, SSD, HDD,…. Các linh kiện này thông qua sự phối hợp, lắp ghép và liên kết với nhau sẽ tạo nên những bản mạch điện tử.

Một số ứng dụng của chất bán dẫn Silic

Một số ứng dụng của chất bán dẫn Silic

– Chất bán dẫn giúp tạo nên những thiết bị điện như rơ le bán dẫn, linh kiện bán dẫn, bóng bán dẫn, cảm biến nhiệt độ, cảm biến áp suất, cảm biến đo mức, diot bán dẫn, bộ chuyển đổi tín hiệu, CT dòng, PLC, biến tần,…

– Chất bán dẫn có trong rất nhiều thiết bị điện tử ngày nay, ví dụ như:

+ Cảm biến nhiệt độ của điều hòa không khí.

+ Bộ vi xử lý CPU của máy tính.

+ Bộ chuyển đổi tín hiệu trong các loại điện thoại, TV,…

– Chất bán dẫn có vai trò trung tâm trong hoạt động của các máy ATM, internet, thiết bị trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, xe lửa,…..

Hy vọng qua những thông tin mà labVIETCHEM đưa ra trong bài viết trên, các bạn đã hiểu được chất bán dẫn là gì? Phân loại và những ứng dụng của chất bán dẫn trong đời sống. Để bài viết được hoàn thiện hơn, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn, bằng cách để lại bình luận ở phía dưới.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button