Đề thi học sinh giỏi về bài Vội vàng :Thế nào là thơ? Đó không phải
Câu 1 (8.0 điểm)
Có người cho : “ Ta hãy học theo cách của dòng sông nhìn thấy núi thì đi
đường vòng”, nhưng người khác lại cho “ Trong rừng có rất nhiều lối đi, ta chọn lối
đi chưa có dấu chân người”. Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về những ý kiến trên.
Câu 2 (12.0 điểm)
Lamáctin nhà thơ Pháptâm sự : “ Thế nào là thơ? Đó không phải chỉ là một nghệ thuật, đó là sự giải thoát của lòng tôi”.
Anh/ chị có suy nghĩ gì về lời tâm sự trên? Hãy dựa vào những hiểu biết về bài thơ Vội vàng ( Xuân Diệu) để làm sáng tỏ những suy nghĩ của mình
Câu kiến thức Điểm
Câu 1
Yêu cầu về kĩ năng:
HS biết vận dụng kiến thức để viết bài nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ chức, sắp xếp ý một cách logic, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, hành văn trôi chảy, mạch lạc, không mắc các lỗi chính tả.
0.5 Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng về cơ bản phải làm rõ những ý sau:
– Giải thích: 1.0 + Dòng sông khi gặp núi thì đi đường vòng: con người khi gặp khó khăn, trở
ngại thì nên tìm hướng đi khác dễ dàng hơn.
+ Chọn lối đi chưa có dấu chân người: con người cần mạo hiểm, dũng cảm đối
đầu với thử thách .
+ Bằng cách nói hình ảnh hai câu nói nêu lên những bài học về lẽ sống. Hai ý
kiến nêu lên hai cách sống: một cách sống linh hoạt, khôn khéo, một cách sống dũng cảm, mạo hiểm.
0.25
0.25
0.5
– Phân tích, chứng minh: 3.0 + Trong cuộc sống, khó khăn, thử thách là điều không thể tránh khỏi.
+ Gặp khó khăn lớn, vượt quá khả năng của mình, nên tìm cách giải quyết
bằng những hướng khác nhau, thậm chí phải đi đường vòng, phải mất thêm thời gian,công sức. Nếu linh hoạt trong cách giải quyết vấn đề ta vẫn gặt hái được thành công,đến được đích mình đã định. Không linh hoạt, mềm dẻo, cứ đâm đầu vào đá ta sẽ chuốc lấy thất bại.(Lấy các dẫn chứng từ cuộc sống)
+ Nhưng trong cuộc sống, để đến được đích mà mình đã chọn, ta cũng phải biết mạo hiểm, dũng cảm, sáng tạo, phải tìm cho mình một lối đi riêng. Lối đi ấy có thể có những rủi ro, nhưng ta phải biết chấp nhận. Chỉ có như vậy ta mới có thể đến được đích một cách nhanh nhất, có thể biến ước mơ thành hiện thực. Nếu có thất bại đó cũng là bài học quý cho thành công tiếp theo.(Lấy các dẫn chứng từ cuộc sống).
0.5
1.25
1.25
– Bàn luận, mở rộng vấn đề: 2.0 + Hai ý kiến không hề đối lập mà chỉ là những cách thức khác nhau để giúp
chúng ta đạt được thành công trong cuộc sống.
+Trong cuộc sống cần sự mềm dẻo, khôn khéo, linh hoạt. Tuy nhiên khôn khéo, linh hoạt phải có mức độ, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và không vi phạm pháp luật.
+ Cuộc sống cũng cần phải mạo hiểm,dũng cảm. Nhưng mạo hiểm, dũng cảm không có nghĩa là liều lĩnh, bất chấp mọi hiểm nguy, thấy chết mà vẫn lao vào.
0.5
0.75
0.75
– Bài học nhận thức và hành động: 1.5 + Trong cuộc sống, chúng ta phải biết linh hoạt, mềm dẻo nhưng có lúc cần
mạo hiểm, dũng cảm, sáng tạo.
+ Để làm được điều đó, cần phải xác định, phân tích đúng hoàn cảnh. Nếu vận dụng linh hoạt những phẩm chất ấy trong từng hoàn cảnh cụ thể nhất định ta sẽ biến ước mơ thành hiện thực.
0.5
0.5
Câu 2
Yêu cầu về kĩ năng:
HS biết cách vận dụng kiến thức về tác phẩm văn học kết hợp với kĩ năng làm văn nghị luận để viết bài nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ chức, sắp xếp ý một cách logic, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, hành văn trôi chảy, mạch lạc, không mắc các lỗi chính tả
1.0 Yêu cầu về kiến thức :
HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, nhưng cơ bản cần đảm bảo được các ý sau :
– Giải thích 2.0 + Thơ không chỉ là một nghệ thuật: thơ là nghệ thuật kì diệu nhất của ngôn ngữ, hấp dẫn, lay động lòng người bởi cái đẹp của từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu….
+ Thơ là “sự giải thoát của lòng tôi” : Thơ là tiếng nói tâm hồn, tình cảm của nhà thơ với bao buồn, vui, ước mơ, hi vọng….
+ Thơ không chỉ là sản phẩm kì diệu của nghệ thuật ngôn từ mà thơ là phương tiện giao tiếp, bộc bạch tình cảm của người nghệ sĩ với đời.
+ Ý kiến nói lên được đặc trưng cơ bản của thơ: Thơ là nghệ thuật ngôn từ , là tiếng nói tâm hồn của người nghệ sĩ, là nơi người nghệ sĩ giãi bày tâm tư, tình cảm của mình với cuộc đời
0.5
0.5
0.5
0.5
– Phân tích, chứng minh: 7.0 – Cơ sở lí luận:
+ Những nhà thơ lớn là những bậc thầy về ngôn ngữ, những bài thơ hay phải có ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, giàu cảm xúc, giàu sức gợi, hình ảnh đẹp, phong phú…
+ Nhưng thơ chỉ tràn ra khi các cung bậc cảm xúc trong tâm hồn nhà thơ dâng trào cao độ, đòi hỏi được giãi bày, chia sẻ, cảm thông….
+ Là tiếng nói tâm hồn nên thơ dễ lay động hồn người. Đó là tiếng lòng đi tìm những lòng “đồng điệu”.
1.5 – Phân tích bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu:
+ Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm.
+ Bài thơ hay bởi những cảm xúc được biểu hiện trong một hệ thống ngôn ngữ giàu tính nghệ thuật: Ngôn từ sáng tạo và táo bạo kết hợp với nhịp thơ linh hoạt khi gấp gáp, vội vã, lúc chậm rãi trầm tư
+ Nhưng trên hết bài thơ ám ảnh người đọc bởi tiếng nói sôi nổi, mãnh liệt của một hồn thơ yêu đời ham sống, bởi những quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ.
0.5
2.0
3.0
– Bàn luận, mở rộng: 2.0 + ý kiến nói đúng về tiêu chí của bài thơ hay.
+ Những cảm xúc, tình cảm mãnh liệt chân thành, mang tính thẩm mĩ cùng sự sáng tạo trong hình thức biểu hiện sẽ làm nên sức sống cho thơ.
+ Đó là bài học quý giá cho những người muốn trở thành thi sĩ, những người yêu thơ muốn thâm nhập thế giới vi diệu, bí ẩn của thơ ca:
Là nhà thơ cần có cảm xúc mãnh liệt, chân thực. Bên cạnh đó cũng phải thường xuyên trau dồi tài năng, trau dồi vốn ngôn ngữ…
Người đọc cần tiếp cận tác phẩm trên nhiều phương diện: Ngôn từ, nội dung và cảm nhận được tình cảm, cảm xúc của người nghệ sĩ.
0.5
0.5
1.0
* Lưu ý: Cần linh hoạt khi cho điểm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sự sáng tạo.
Người làm đáp án :Quách Thị Hà
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!