Chiến tranh lạnh là gì? Tính chất, mục đích chiến tranh lạnh?

Chiến tranh lạnh là gì? Tính chất, mục đích chiến tranh lạnh?

Chiến tranh lạnh là cụm từ khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay, thông thường, khi có mâu thuẫn xung đột , hai bên không trực tiếp giảng hòa và cũng không có cãi vã xô xát mà cả hai đều im lặng để tạo sức ép cho đối phương, đó là một hình thức đơn giản của “ chiến tranh lạnh”. Chiến tranh lạnh thực chất là cụm từ xuất phát từ rất lâu, với tên gọi tiếng Anh là Cold War- là cuộc chiến căng thẳng giữa hai đế chế siêu cường là Hoa Kỳ và Liên Xô những năm giữa thế kỉ 20. Vậy chiến tranh lạnh là gì? Tính chất, diễn biến và mục đích của chiến tranh lạnh như nào?

1. Chiến tranh lạnh là gì?

Chiến tranh Lạnh là “ cuộc chiến” diễn ra từ năm 1947 đến năm 1991, tên gọi tiếng Anh là Cold War, chiến tranh lạnh là sự căng thẳng đối đầu về mặt chính trị và xung đột ý thức hệ đỉnh điểm giữa hai siêu cường quốc là Hoa Kỳ (chủ nghĩa tư bản) và Liên Xô (chủ nghĩa xã hội).

Các nhà sử học cho rằng Chiến tranh Lạnh bắt đầu vào năm 1947 với cái gọi là Học thuyết Truman – một chương trình “kiềm chế” nhằm vào kẻ thù không đội trời chung của Mỹ lúc bấy giờ- Liên Xô, cuộc chiến khơi mào theo khuyến nghị của nhà ngoại giao Mỹ George Kennan và kéo dài đến ngày 26/12/1991, khi Liên bang Xô Viết chính thức giải thể.

Tuy nhiên theo một luồng ý kiến khác cho rằng Chiến tranh Lạnh thực sự bắt đầu từ tận năm 1945 khi Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử lên các thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản vào những ngày cuối cùng của Thế chiến II. Chính hành động này đã bắt nguồn cho những phẫn nộ tiêu cực của người dân Nhật Bản nói riêng và toàn thế giới nói chung. Liên Xô lúc bấy giờ không thể nhắm mắt làm ngơ trước sự lộng hành của quân đội Mỹ, và cũng chính hành động ném bom hạt nhân xuống Nhật Bản đáng sợ đó – điều khiến cả Liên Xô và thế giới bất ngờ, thúc đẩy lãnh tụ Liên Xô Joseph Stalin tăng tốc chương trình hạt nhân Xô viết. Vào ngày 29/8/1949, Liên Xô thử nghiệm thành công vũ khí hạt nhân đầu tiên của mình, nhờ đó đạt được thế cân bằng chiến lược và gây sức ép với Mỹ. Việc Liên Xô thử nghiệm thành công như một cú đánh vào nền quân sự Mỹ, không chỉ giúp Liên Xô củng cố vị thế trên chiến trường quân sự thế giới mà còn là một cú hích khiến Mỹ gia tăng lực lương quân sự.

Đọc thêm:  Suy nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu

Đối với hàng triệu người trên thế giới, đây là sự khởi đầu của cuộc Chiến tranh Lạnh – một cơn ác mộng thực sự, trong đó 2 cường quốc vũ trang chạy đua hạt nhân bị vướng vào một trận chiến ý thức hệ. Tại Mỹ, cũng như tại Liên Xô, hầu như tất cả học sinh đều tham gia các cuộc diễn tập khẩn cấp để chuẩn bị cho những điều khủng khiếp có thể xảy ra do chiến tranh hạt nhân.

Bên cạnh đó, dù các lực lượng tham gia chiến tranh lạnh chủ yếu không bao giờ chính thức xảy ra xung đột nhưng bằng cách xúi giục đồng mình của mình gây sự như cách mà Hoa Kỳ đã làm, điều này là một cách gián tiếp khi họ đã thể hiện sự xung đột của mình thông qua các liên minh quân sự. Hoa Kỳ và Liên Xô đã tiến hành triển khai lực lượng quy ước chiến lược và ráo riết tiến hành củng cố lực lượng quân sự, thực hiện chạy đua vũ trang hạt nhân, tình báo cũng như chiến tranh ủy nhiệm. Ngoài ra, đó còn là sự cạnh tranh kỹ thuật và cuộc chạy đua không gian. Như vậy có thể nói, chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu một cách gián tiếp bằng cách chạy đua vũ trang giữa hai phe: tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa.

2. Diễn biến và tính chất của chiến tranh lạnh:

Diễn biến của cuộc chiến tranh lạnh tương đối phức tạp. Dù là các phe đồng minh chống lại Phe Trục, Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh Quốc hay Pháp đều không đồng thuận sau Chiến tranh thế giới thứ 2 và đặc biệt là về vấn đề thiết lập thế giới thời hậu chiến. Do vậy, khi chiến tranh lạnh kết thúc, họ đã nhanh chóng chiếm hầu hết các nước châu Âu cùng với việc Hoa Kỳ và Liên Xô là sự hình thành của hai lực lượng quân sự mạnh nhất.

Bên cạnh đó, Liên Xô đã lập ra khối Đông Âu với các quốc gia mà họ đã giải phóng được sau chiến tranh lạnh. Đồng thời, tiến hành sáp nhập một số nước trở thành các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết và vẫn duy trì hoạt động của các quốc gia khác như những nước đồng minh của mình.

Đọc thêm:  Năm 2023 là năm con gì, mệnh gì, hợp tuổi nào? – Xwatch

Hoa Kỳ đã cùng với một số quốc gia Tây Âu phối hợp lập ra chính sách ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản và tiêu biểu là những chính sách phòng vệ, lập ra liên minh NATO (1949) để nhằm phục vụ cho mục đích của mình. NATO ra đời đã buộc Liên Xô nghĩ đến việc thành một liên minh quân sự riêng. Ngày 14/5/1955, Liên Xô thành lập Tổ chức Hiệp ước Warsaw.

Ngoài ra, nhiều quốc gia trong số đó đã tham gia vào kế hoạch tái thiết châu Âu và đặc biệt là Tây Đức – nơi vốn bị Liên Xô phản đối. Bên cạnh đó ở nhiều nơi khác như Mỹ Latinh và Đông Nam Á, Liên Xô lại ủng hộ mạnh mẽ các cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, trong đó những cuôc đấu tranh giải phóng dân tộc đã giành thắng lợi như ở Việt Nam. Ngược lại, nhiều nước phương Tây lại ủng hộ chủ nghĩa thực dân phản đối. Còn lại, một số nước đã tìm mọi cách nhằm hạ thấp và nhanh chóng dập tắt phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc.

Tính chất nổi bật của cuộc chiến tranh này đó chính là có những giai đoạn khá yên tĩnh nhưng cũng có các giai đoạn căng thẳng được đẩy lên cao trào trong mối quan hệ quốc tế. Trong số đó nổi bật phải kể đến như cuộc phong tỏa Berlin (1948 – 1949), chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) hay khủng hoảng Berlin 1961, chiến tranh Đông Dương (1945 – 1975) và rất nhiều những sự kiện khác nữa.

Cũng trong thập niên 1980, Hoa Kỳ ngày càng tăng cường sức ép ngoại giao, quân sự và kinh tế nhằm mục đích chống lại Liên Xô vốn đang gặp phải những khó khăn về kinh tế. Tiếp đó, tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev đã phải đưa ra những cải cách để khắc phục tình hình này. Không những thế, việc tìm hiểu chiến tranh lạnh sẽ biết được nguyên nhân Liên bang Xô Viết hoàn toàn sụp đổ vào năm 1991 khiến Hoa Kỳ trở thành cường quốc quân sự có vị thế thống trị hàng đầu thế giới.

3. Hậu quả của chiến tranh lạnh:

Chiến tranh lạnh kết thúc nhưng để lại rất nhiều hậu quả và hệ lụy cho nhân loại. Thậm chí có những lúc còn đứng trước nguy cơ bùng nổ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Đời sống nhân dân của nhiều nước bị giảm sút nghiêm trọng. Đồng thời, tình hình xã hội cũng luôn xảy ra sự bất ổn do phải đầu tư quá nhiều về kinh phí và sức người phục vụ cho cuộc chạy đua vũ trang cũng như tham vọng của giới cầm quyền. Đời sống của người dân vô cùng cực khổ khi luôn trong tình trạng căng thẳng và bị đàn áp.Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, thậm chí có lúc đứng trước nguy cơ bùng nó một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Đọc thêm:  Bí ẩn lời giải về hiện tượng song trùng – Thời đại Plus

Các cường quốc đã chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí hủy diệt, xây dựng hàng nghìn căn cứ quân sự. Trong khi đó, loài người vẫn phải chịu đựng bao khó khăn do đói nghèo, dịch bệnh, thiên tai… gây ra, nhất là các nước ở châu Á, châu Phi. Số tiền chạy đua vũ trang vô cùng lớn, các cường quốc ra sức bóc lột thuộc địa khiến đời sống người dân đã khó khăn lại càng thêm khốn khổ.

4. Mục đích của chiến tranh lạnh:

Chiến tranh lạnh là một cuộc đối đầu về ý thức hệ, kinh tế và địa chính trị giữa 2 phe: chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản sau Thế chiến thứ hai. Bản chất chung của cuộc chiến là sự mâu thuẫn giữa Mỹ và Liên bang Xô Viết những năm sau cuộc chiến tranh của Thế chiến thứ hai. Trong Thế chiến thứ hai, mâu thuẫn chủ yếu là xảy ra giữa hai thế lực: phe Đồng Minh gồm các nước theo chủ nghĩa tư bản như Anh, Mỹ… liên minh với Liên Xô chống lại chủ nghĩa phát xít như Đức, Ý, Nhật. Sau khi chiến tranh chấm dứt, một loạt các nước xã hội chủ nghĩa ra đời ở Đông Âu, mâu thuẫn chuyển sang giữa hệ thống các nước thuộc hệ thống chủ nghĩa tư bản và các nước theo chủ nghĩa cộng sản, mà nổi trội nhất là giữa Mỹ và Liên Xô. Như thế rõ ràng rằng, sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa thực sự trở thành mối lo ngại nhất của chính giới Hoa Kì. Vì vậy, việc phát động chiến tranh lạnh cũng là nhằm mục đích ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN.

Chiến tranh dù phát động bởi mục đích nào đi chăng nữa cũng đều là tội ác lớn nhất của nhân loại. Hậu quả mà chiến tranh để lại dù hàng trăm năm trôi qua vẫn sẽ còn lưu lại và là nỗi đau không thể nào xoa dịu. Vì vậy việc phát động chiến tranh là tội ác cần lên án mạnh mẽ, thế giới này cần được sống trong bầu trời hòa bình, không có đau thương.

Đánh giá bài viết