Chó sủa là chó không cắn nghĩa là gì? Các câu tục ngữ dân gian

Chó sủa là chó không cắn là gì? Đây là một trong những thắc mắc được khá nhiều người quan tâm. Trong chúng ta ai cũng biết đến chó là một trong những loài vật rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta. Người đời luôn truyền tai nhau câu nói chó sủa là chó không cắn, vậy ngụ ý của câu nói này là gì? Hãy cùng Điện tử sáng tạo VN tìm hiểu trong nội dung dưới đây của bài viết.

Chó sủa là chó không cắn nghĩa là gì?

Chó sủa là chó không cắn bắt nguồn từ đâu không ai biết được, nhưng theo một số thông tin thì nó được bắt nguồn từ những người nông dân Đông Âu.

Câu nói này được sinh ra khi người ta quan sát thấy rằng những chú chó sủa rất nhiều sẽ thường không có ý định tấn công bạn mà ngược lại chúng có thể sợ bạn.

Chó sủa là chó không cắn nghĩa là gì?
Chó sủa là chó không cắn nghĩa là gì?

Chó sủa là chó không cắn thường được sử dụng để ngụ ý chỉ những người nói nhiều, tranh luận gay gắt với người khác, hay phàn nàn thường sẽ không phải mà một người biết hành động, ý nghĩa đơn giản là anh ta nói rất nhiều, nhưng sẽ không thực hiện những hành động đe dọa đến người khác.

Các câu tục ngữ về loài chó

Chó cũng được biết là một trong những loài vật gắn liền với nhiều câu tục ngữ dân gian Việt Nam. Điển hình như một số câu như:

  • Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang
  • Chó đâu chó sủa lỗ không/ Chẳng thằng ăn trộm cũng ông ăn mày.
  • Chó giữ nhà, gà gáy sáng.
  • Dù ai buôn bán trăm nghề/chẳng bằng nuôi chó huyền đề bốn chân.
Đọc thêm:  Sự khác nhau giữa Lightroom và Photoshop mà bạn cần biết

Đối với xã hội phương Tây thì con chó được mọi người yêu quý và được đối xử rất tốt thông qua câu nói:

“Nhất con nít, nhì đàn bà, thứ ba mèo chó, sau đó mới đàn ông”.

 Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang
Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang

Phương Tây cho rất được mọi người yêu quý và được coi như một người bạn, đúng nghĩa giống như một thành viên trong gia đình.

Còn ở Việt Nam chúng ta thì loài chó, đặc biệt là giống chó nhà hiện nay vẫn được coi là một trong những món ăn phổ biến. Tuy nhiên thì loài chó cũng mang 1 nét văn hóa riêng của người Việt như phong tục đặt chó đá ở trước cổng nhà, đền miếu để giúp xua đuổi tà mà ở các vùng nông thôn.

Người Việt đặt chó đá trước cổng giống như 1 linh vật với ý nghĩa trừ tà, cầu phúc, coi nhà để tránh những thứ không sạch sẽ đi vào nhà. Và tục lệ chó đá cũng được nhắc đến trong câu tục ngữ “Chó đá vẫy đuôi”.

Ngoài ra, những câu ca dao tục ngữ liên quan tới chó cũng được nhắc đến nhiều trong ca dao, tục ngữ dân gian của Việt Nam như:

  • Treo đầu dê, bán thịt chó.
  • Lên voi xuống chó.
  • Chó ngáp phải ruồi.
  • Lạc đường nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu.

Hình tượng loài chó trong văn hóa Việt

Như chúng tôi đã nhắc ở trên, hình tượng loài chó gắn liền với nhiều ca dao, tục ngữ dân gian Việt Nam và nó cũng đã xuất hiện từ rất lâu rồi. Cho đến nay, dân gian vẫn lưu truyền câu chuyện về việc xây thành Cổ Loa của An Dương Vương hay huyền thoại về sự ra đời của Vua Lý Công Uẩn đều có liên quan tới Thần Cẩu.

Đọc thêm:  Bản cam kết không vi phạm pháp luật phòng chống tham nhũng

Những phẩm chất tốt đẹp như sự thông minh, trung thành, mang lại may mắn của con có được gắn liền với các câu ca dao, tục ngữ như: “Chó giữ nhà, gà gáy sáng” hay “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang”. Hoặc dựa vào những kinh nghiệm đúc kết của ông cha có thể dự báo thời tiết, về mùa vụ hay cả việc chọn chó để nuôi qua những câu tục ngữ “Ráng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa” hay “Nào ai buôn bán trăm bề/ Chẳng bằng nuôi chó huyền đề bốn chân”.

Hình tượng loài chó trong văn hóa Việt
Hình tượng loài chó trong văn hóa Việt

Hình ảnh chú chó còn được xuất hiện nhiều trong các tác phẩm thơ văn của nhiều tác giả nổi tiếng, nó gắn liền với hình ảnh sinh hoạt của con người nông thôn Việt Nam, là người bạn gần gũi với con người.

Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam thì người ta tin rằng, chó là loài vật, canh giữ, xua đuổi tà ma vào ban đêm. Nên người Việt đã có tập tục thờ chó đá đặt trước đền, miếu, trước cổng làng, trước cổng nhà,… mang ý nghĩa bảo vệ, canh gác phần âm.

Hình tượng loài chó trong văn hóa đại chúng

Trong văn hóa đại chúng loài chó được các nghệ sĩ như nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, các nhà điêu khắc mỹ thuật tạo hình thành các tác phẩm nghệ thuật, dù vậy hình tượng chú chó trong nghệ thuật Phương Đông thường sẽ hiếm hơn các các vật khác như rồng, hổ, ngựa,…

Đọc thêm:  Xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng theo tư tưởng

Ở nước ngoài hình ảnh những chú chó sẽ xuất hiện nhiều trong các tác phẩm phim điện ảnh, các tác phẩm phim Hollywood. Những bộ phim như: Trở về nước, Chú chó săn, Chuyến du lịch kỳ lạ, Người đàn ông mảnh khảnh, 101 chú chó đốm,… Đều để lại trong người xem những ấn tượng sâu sắc.

Video chó sủa là chó không cắn

Hình ảnh con chó trong các câu tục ngữ Việt Nam và ý nghĩa

Hình ảnh loài chó được gắn liền với rất nhiều các câu tục ngữ Việt Nam, bạn có thể tham khảo dưới đây:

  • Chó ăn đá, gà ăn sỏi – Đất đai khô cằn.
  • Chó cùng cắn dậu – Bước đường cùng dẫn tới làm càn.
  • Chó chê mèo lắm lông – Chỉ nhìn nhận cái xấu của người khác mà không nhìn bản thân mình.
  • Chó cậy nhà, gà cậy chuồng – Dựa vào những cái khắc để ra oai với người khác.
  • Chó cắn áo rách – Khốn quẫn.
  • Nhờn với chó, chó liếm mặt – Thân thiết quá mức, bị vượt qua giới hạn.
  • Chó chui gầm chạn – Nhục nhã cam chịu, câu nói thường chỉ thân phận ở rể thời xưa.
  • Mồm chó, vó ngựa – Chỉ những nơi nguy hiểm không an toàn.
  • Chó treo, mèo đậy – Cần phải cẩn thận.
  • Treo đầu dê, bán thịt chó – Nói 1 đằng làm 1 nẻo, không đúng lời nói.

Chó sủa là chó không cắn nghĩa là gì? Câu hỏi đã được chúng tôi giải đáp đến bạn. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn. Mọi thắc mắc hãy để lại cho chúng tôi dưới phần bình luận.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button