Ba thách thức để cửa hàng tiện lợi phát triển tại Việt Nam – LinkedIn

7-Eleven, chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất thế giới với hơn 61,500 cửa hàng toàn cầu đã vào Việt Nam với buổi lễ khai trương đầy hứng khởi vào ngày 15/6. Và không chỉ 7-Eleven mà thị trường cửa hàng tiện lợi (CHTL) tại Việt Nam cũng đột nhiên trở nên rất sôi động và nhận được nhiều sự chú ý.

Thực tế là thị trường bán lẻ tại Việt Nam là vô cùng tiềm năm. Theo AT Kearney, Việt Nam thuộc top 5 quốc gia có tiềm năng phát triển bán lẻ lớn nhất thế giới (leo 5 hạng so với năm 2016). Tuy nhiên có một thực tế đây vẫn là một thị trường rất chuộng kệnh truyền thống khi 85% doanh số FMCG vẫn thuộc về kênh này. Và để thực sự thành công về bán lẻ tại Việt Nam, có 3 thách thức lớn mà những nhà bán lẻ CHTL cần chú ý.

Vũ khí tối thượng của nhà bán lẻ: Đồ ăn sẵn và Thực phẩm tươi sống

Đối với CHTL, đồ ăn sẵn là vô cùng quan trọng. Thực tế là việc cửa hàng có nhiều lựa chọn đồ ăn sẵn hay không là một trong top 3 yếu tố quan trọng nhất một người cân nhắc khi lựa chọn một cửa hàng tiện lợi (1). Và thực tế, các CHTL tại Việt Nam đang rất chiều lòng khách hàng về phương diện này. Trong các cửa hàng CHTL hàng đầu tại Việt Nam như Circle K, Family Mart, B’s Mart hay Ministop, người ta có thể tìm thấy mọi thứ đồ ăn từ bánh bao, bánh giò, phở, bún, lẩu, kem, cà phê, si rô, gà rán, xúc xích,… Và những thương hiệu này cũng rất chiều lòng khách hàng với khu bàn ghế để phục vụ cho nhu cầu tại cửa hàng.

Đọc thêm:  Lượm có phải là Kim Đồng không? Nếu không thì là ai? - Hoc24

Một CHTL nội rất nổi bật trong thị trường lại chọn một hướng đi khác. Đối với Vinmart+, vũ khí của họ lại chính là thực phẩm tươi sống. Bước chân vào hơn 800 cửa hàng Vinmart+ chủ yếu tại TP.HCM và Hà Nội, mọi người có thể dễ dàng nhận ra một khu vực tủ mát lớn bán rất nhiều loại rau củ thương hiệu VinEco và một số loại thịt đóng gói phổ biến phục vụ cho bữa ăn gia đình. Thực phẩm thực tế chiếm đến 2/3 tiêu dùng hộ gia đình trong thực phẩm (1/3 còn lại vào nhóm hàng hóa FMCG) (2) và là ‘mỏ vàng’ cho mọi nhà bán lẻ ở Việt Nam.

Không chỉ chiếm tỉ trọng lớn trong chi tiêu của người tiêu dùng, Đồ ăn và thực phẩm còn đóng một vai trò khác rất quan trọng: gia tăng tần suất mua hàng. Người tiêu dùng có thể không mua bột giặt trong vài tuần, không mua nước ngọt trong vài ngày, nhưng thực phẩm nhất thiết phải mua mỗi ngày, và đồ ăn ít nhất là 3 bữa. Một khi nhiều khách hàng bước vào cửa hàng của bạn là cơ hội để họ mua những nhu yếu phẩm khác vốn có rất nhiều cạnh tranh và dễ tìm thấy ở kênh truyền thống.

Nhấn mạnh đồ ăn và thực phẩm có thể là một hướng đi chung của nhiều CHTL, nhưng tạo ra một dấu ấn đặc trưng cho riêng mình là một thách thức không của riêng ai.

Đọc thêm:  Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết của Ban Chấp

Địa điểm , Địa điểm, Địa điểm

“Ba điều quan trọng nhất trong bán lẻ là địa điểm, địa điểm, địa điểm” – Jeff Bezos (Amazon CEO)

Người Việt Nam rất thích trải nghiệm những điều mới mẻ. Tuy nhiên, theo Nielsen, yếu tố quan trọng nhất để lựa chọn CHTL vẫn là việc địa điểm thuận tiện (3) vậy nên yếu tố cốt lõi để thành công là việc chuỗi cửa hàng có được mở ở những nơi thuận tiện mà người tiêu dùng có thể mua sắm mỗi ngày hay không.

Mặt khác tìm địa điểm tốt cũng không hề dễ dàng. Chỉ tính riêng những chuỗi cửa hàng FMCG hiện đại (siêu thi, siêu thị mini & CHTL), trong 12 tháng qua đã có gần 1,200 cửa hàng đã được mở ra, và phần lớn trong số đó là tại TP.HCM và Hà Nội. Cạnh tranh không chỉ diễn ra trong kinh doanh mà còn trong bản thân việc tìm kiếm địa điểm kinh doanh tốt. Chi phí mở cửa hàng thực tế cũng không hề nhỏ, dao động từ 30,000-60,000 USD đối với loại hình nhỏ dưới 300m2. Nếu mở cửa hàng ở những địa điểm không thuận lợi, nhà bán lẻ sẽ phải lựa chọn giữa việc duy trì kinh doanh không hiệu quả hoặc đóng cửa và tiêu tốn chi phí đầu tư nói trên.

Doanh nghiệp bán lẻ nào cũng muốn đạt được nhiều mục tiêu. Vừa mở địa điểm nhanh để tăng trưởng, thâu tóm thị trường hay gia tăng lợi thế đàm phán nhưng vừa muốn doanh thu tăng trưởng thực được bền vững. Do đó phương pháp và quy trình tìm địa điểm trong một thị trường ít thông tin là một thử thách không hề nhỏ cho các nhà bán lẻ.

Đọc thêm:  Thầy Cao Anh là ai? Tiểu sử Thầy Cao Anh - Người thầy truyền lửa

Thấu hiểu người tiêu dùng để phát triển

Việc gia nhập của một nhà bán lẻ lớn vào Việt Nam là một sự nhấn mạnh về tiềm năng phát triển của thị trường nhưng cũng là gợi lên không ít những thách thức mà thị trường mang lại. Dù chợ và tạp hóa vẫn là loại hình thương mại phổ biến nhất, cuối cùng người tiêu dùng sẽ vẫn là người có quyền chọn lựa kênh mua sắm của chính mình. Hiểu người tiêu dùng và cách họ mua sắm là lợi thế quan trọng nhà bán lẻ để phát triển, và thậm chí tạo ra những đột phá thay đổi hoàn toàn cách mọi người mua sắm. 2017 -2018 sẽ còn là một thời điểm vô cùng sôi động của thị trường bán lẻ tại Việt Nam.

Minh Đạo

You can read English version here

(1), (2), (3) Báo cáo Xu hướng mua sắm 2017 của Nielsen Việt Nam. Chi tiết insight của báo cáo tại Nielsen Webpage hoặc liên hệ để biết thêm chi tiết.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button