Thuật lại đoạn trích Mã giám sinh mua Kiều bằng văn xuôi
KhoaHoc mời các bạn cùng tham khảo các mẫu Thuật lại đoạn trích Mã giám sinh mua Kiều bằng văn xuôi được chúng tôi tổng hợp và đăng tải trong bài viết dưới đây.
- Soạn văn bài: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
- Tóm tắt truyện Kiều
- Sơ đồ tư duy Mã Giám Sinh mua Kiều
Luyện tập trang 117 SGK Văn 9 tập 1: Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, tr. 97 – 98 bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều.
Bài làm:
Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều – mẫu 1
Mụ mối đưa người viễn khách vào vấn danh Thúy Kiều, đó là Mã Giám Sinh, quê huyện Lâm Thanh. Tuổi đã ngoài 40 mà ăn mặc chải chuốt, lố bịch. Hành động thì thô lỗ, ngồi tót sỗ sàng ở ghế trên. Kiều là cô gái khuê các, lâm vào cảnh bán thân, nàng đau xót, tủi hổ, ngượng ngùng. Mỗi bước chân nối liền dòng lệ tuôn rơi. Gương mặt ủ rũ, buồn bã nét buồn như cúc điệu gầy như mai. Kiều phải đánh đàn, làm thơ chiều lòng tên họ Mã. Nhưng khi trả giá, hắn mới lộ rõ bản chất con buôn khi đắn đo, cò kè trả giá cho một trang tuyệt sắc.
Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều – mẫu 2
Để có tiền cứu cha và em, Thuý Kiều phải nhờ người mai mối để bán mình. Mụ mối đã đưa một người viễn khách tên là Mã Giám Sinh vào để vấn danh. Tuổi ông ta trạc ngoài tứ tuần, quê ở huyện Lâm Thanh, ăn mặc rất chải chuốt, bảnh bao. Mày râu nhẵn nhụi đến khó chịu, theo sau là một lũ đầy tớ lao xao, ồn ào. Vừa bước vào lầu trang, ngay lập tức ông ta ngồi tót lên ghế một cách sỗ sàng.
Kiều được bà môi đưa ra giới thiệu với Mã Giám Sinh, Kiều trở thành món hàng khiến nàng rất đau đớn, tủi hổ. Mã Giám Sinh xem “hàng” và bắt đầu cò kè ngã giá.
Kiều bước ra với tâm trạng tủi hổ, xót xa và đau đớn. Vốn là tiểu thư con nhà khuê các, mà nay phải đứng ra mua vui, làm trò cho kẻ mua mình. Thương xót cho thân phận mình như vậy, nàng càng tê tái trong lòng khi nghĩ về cảnh gia đình điêu đứng. Mụ mối thì vén tóc, cầm tay, để giới thiệu cho người khách xem mặt, còn nàng thì buồn thảm vô cùng nét buồn như cúc điệu gầy như mai. Mã Giám Sinh ép nàng phải thể hiện đủ thứ từ đánh đàn, làm thơ và bắt đầu ngã giá. Cò kè từng đồng với người con gái vẹn sắc toàn tài. Đau đớn và xót xa thay thân phận rẻ mạt người phụ nữ trong xã hội đồng tiền.
Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều – mẫu 3
Gần đó, có một mụ mối muốn ngỏ ý có viễn khách đến vấn danh Thúy Kiều. Hỏi tên rằng Mã Giám Sinh, tức là học sinh trường Quốc Tử Giám, quê ở huyện Lâm Thanh. Tuổi đã ngoài 40 nhưng tên họ Mã bề ngoài trông chải chuốt, áo quần bảnh bao, mày râu nhẵn nhụi, tưởng rằng làm vẻ thư sinh nhưng thực chất lại tố cáo sự lố bịch của mình. Mã Giám Sinh đi hỏi vợ còn dắt theo một bọn đầy tớ lao xao, ồn ào. Lúc bước vào lầu, mụ mối chưa kịp ngỏ lời mời thì hắn đã nhảy bộ lên ghế, ngồi một cách sỗ sàng như một kẻ vô học. Mã thúc giục Kiều ra xem mặt. Nàng là con nhà gia giáo, nay lâm vào bước đường này, Kiều đau đớn, xót xa cho số kiếp của mình, cứ mỗi bước đi là hai hàng lệ rơi của sự tủi nhục và xấu hổ. Kiều càng thấy tủi nhục hơn trước những thái độ cử chỉ vô phép của tên họ Mã. Hắn ép nàng vén tóc, bắt tay, thử tài gảy đàn, ngâm thơ. Kiều lúc này trông ủ rũ, buồn bã nhưng vẫn là trang tuyệt sắc giai nhân làm say đắm lòng người. Sau khi ‘đắn đo cân sắc, cân tài’, Mã Giám Sinh lộ rõ bản chất con buôn chính hiệu, hắn ngả giá mua Kiều như một món hàng với giá chỉ ngoài 400. Sau đó, nàng Kiều thực sự bước ra cuộc đời và gặp phải những biến cố xót xa, đau đớn.
Luyện tập trang 117 SGK Văn 9 tập 1 sẽ giúp ích cho các em có thêm tài liệu tham khảo, nắm chắc nội dung của bài qua đó chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Ngoài việc tham khảo tài liệu trên các em có thể tham khảo thêm các bài học khác tại Ngữ văn 9 tập 1. Chúc các em học tốt!
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!