Vị trí và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Công an nhân dân ?

Ngày 20/11/2018, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Công an nhân dân số 37/2018/QH13 (sau đây gọi là Luật Công an nhân dân năm 2018). Chủ tịch nước ký Lệnh số 15/2018/L-CTN ngày 04/12/2018 công bố Luật Công an nhân dân. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2019 (riêng các quy định về cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng; phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ có cấp bậc hàm cấp nhất là cấp tướng có hiệu lực thi hành từ ngày 11/01/2019).

Vậy, Công an nhân dân có vị trí như thế nào? Và hoạt động, tổ chức của Công an nhân dân theo những nguyên tắc nào?

Vị trí của Công an nhân dân

Căn cứ theo Điều 3 của Luật Công an nhân dân số 37/2018/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2018 (gọi tắt là Luật Công an nhân dân năm 2018), Công an nhân dân có vị trí như sau:

Điều 3. Vị trí của Công an nhân dân

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.”

Từ quy định trên, có thể thấy vị trí của Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Đọc thêm:  Dropshipping là gì? Ưu nhược điểm của Dropshipping? - VILAS

Luật Công an nhân dân năm 2018 không quy định cơ cấu của Công an nhân dân gồm lực lượng An ninh nhân dân, lực lượng Cảnh sát nhân dân và Công an xã như Luật Công an nhân dân năm 2014 nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy cho phù hợp. Bởi Công an nhân dân không chỉ có lực lượng An ninh nhân dân, Cảnh sát nhân dân và Công an xã mà bao gồm nhiều lực lượng như: An ninh, Cảnh sát, Tình báo, Hậu cần – Kỹ thuật… Do đó, việc không quy định cơ cấu các lực lượng này để bảo đảm linh hoạt, thuận lợi cho việc điều động, luân chuyển lãnh đạo, cán bộ giữa các đơn vị với nhau.

Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Công an nhân dân

Căn cứ theo Điều 4 của Luật Công an nhân dân số 37/2018/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2018 (gọi tắt là Luật Công an nhân dân năm 2018), Luật quy định Công an nhân dân phảo tổ chức, hoạt động theo các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.

Thứ hai, Được tổ chức tập trung, thống nhất, chuyên sâu, tinh gọn và theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.

Đọc thêm:  File SRT là gì? Cách mở, xem và chỉnh sửa file SRT đơn giản

Thứ ba, Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

So với Luật Công an nhân dân năm 2014, Luật Công an nhân dân năm 2018 đã sửa đổi một số nội dung về mặt kỹ thuật để bảo đảm kỹ thuật lập pháp được gọn gàng, phù hợp với tên Điều luật.

Xây dựng Công an nhân dân

Luật Công an nhân dân số 37/2018/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2018 (gọi tắt là Luật Công an nhân dân năm 2018), quy định về việc xây dựng Công an nhân dân tại Điều 5 như sau:

Điều 5. Xây dựng Công an nhân dân

1. Nhà nước xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; ưu tiên hiện đại hóa một số lực lượng.

2. Cơ quan, tổ chức và công dân có trách nhiệm tham gia xây dựng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh.”

Luật Công an nhân dân năm 2018 đã bổ sung quy định “ưu tiên hiện đại hóa một số lực lượng” để mang tính nguyên tắc. Qua đó, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng các văn bản pháp luật dưới luật quy định cụ thể về vấn đề này để bảo đảm tính linh hoạt, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và điều kiện ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ. Đồng thời, bỏ quy định “có chính sách đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân”, bởi nội dung này đã được bao hàm trong xây dựng Công an nhân dân.

Đọc thêm:  Mã ZIP Phú Yên là gì? Danh bạ mã bưu điện Phú Yên cập nhật mới

Ngày truyền thống của Công an nhân dân

Căn cứ theo Điều 6 của Luật Công an nhân dân số 37/2018/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2018 (gọi tắt là Luật Công an nhân dân năm 2018), Luật quy định Ngày 19 tháng 8 hằng năm là ngày truyền thống của Công an nhân dân và là ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày các quy định về vị trí của Công an nhân dân và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Công an nhân dân, xây dựng Công an nhân dân.

Luật Hoàng Anh

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button