Chứng minh những người đói họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn ý chi tiết

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý sau:

1. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:
    • Kim Lân ( 1920 – 2007) là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Ông thường viết về nông thôn và người nông dân.
    • Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân trong tập Con chó xấu xí (1962). Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại.
  • Trích dẫn ý kiến: Những người đói họ không nghĩ đến cái chết, mà nghĩ đến

cái sống

2. Thân bài

  • Giải thích ý kiến: Những người đói họ không nghĩ đến cái chết, mà nghĩ đến cái sống
    • Nạn đói khủng khiếp năm 1945: Cái đói bao trùm khắp nơi và tràn đến cái xóm nghèo của dân ngụ cư. Những gia đình từ Nam Định, Thái Bình lũ lượt đội chiếu, dắt díu bồng bế nhau lên, xám lại như những bóng ma. Buổi sáng nào cũng có vài người chết còng queo bên đường, toả mùi gây gây của xác chết.
    • Toàn bộ câu truyện của Tràng diễn ra trên cái cảnh đói khổ và tang tóc ấy: Cảnh xóm ngụ cư vào buổi chiều Tràng đưa người vợ theo về; tiếng hờ khóc trong đêm, mùi đốt đống rấm.
  • Tình cảnh của gia đình Tràng
    • Tràng: nghèo, không lấy nổi vợ.
    • Vợ Tràng: Vì đói mà phải theo không về làm vợ, không có cưới cheo gì.
    • Tình cảm xót xa của bữa cơm đón nàng dâu mới (nồi cháo loãng và bát cám).
    • Sự cưu mang, niềm hi vọng của người lao động nghèo khổ: Truyện đã làm sáng lên trên cái nền đen tối ảm đạm ấy sức sống, khát vọng: mái ấm gia đình và sự nương tựa, che chở cho nhau của những người lao động nghèo khổ, sáng lên niềm tin hy vọng của họ.
  • Tình huống Tràng có vợ, “nhặt” được vợ và ý nghĩa: Thái độ của Tràng từ lúc chỉ coi là chuyện tầm phào đến lúc xem đó là truyện nghiêm chỉnh của đời mình (Dẫn và phân lích những lời nói, hàng động của Tràng khi mới gặp người đàn bà và trong cảnh đưa chị ta về nhà).
    • Ánh sáng của hơi ấm hạnh phúc gia đình giữa lúc nạn đói hoành hành
    • Cảnh gia đình Tràng, căn nhà, mảnh vườn trong buổi sáng hôm sau.
    • Sự biến đổi trong tâm trạng của Tràng, của người vợ nhặt.
    • Ý nghĩa và thái độ của bà cụ Tứ, nỗi xót xa, thương cảm và niềm hy vọng cùa người mẹ.
    • Niềm hi vọng của họ về sự đổi thay số phận hướng về cuộc cách mạng.
  • Giá trị nhân đạo của tác phẩm
    • Một tư tưởng nhân đạo hướng về quần chúng lao động, khẳng định phẩm chất và sức sống bền bỉ của họ.
    • Niềm tin của tác giả đặt vào những khát vọng bình dị mà chân chính những con người vẫn muốn sống, vẫn khát khao tình thương và sự gắn bó, việc nương tựa vào nhau đã cho họ niềm tin để sống.
    • Chủ nghĩa nhân đạo của tác phẩm dựa trên sự am hiểu sâu sắc, gắn với đời sống người nông dân của Kim Lân. Tác giả không tô vẽ, lí tưởng các nhân vật của mình
Đọc thêm:  Bài văn mẫu Phân tích Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt để thấy được số

3. Kết bài

  • Nêu cảm nhận, đánh giá, nhận xét về vấn đề
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng cá nhân

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Những người đói họ không nghĩ đến cái chết, mà nghĩ đến cái sống (Kim Lân). Hãy làm sáng tỏ tư tưởng trên qua các nhân vật trong truyện ngắn “Vợ nhặt” – Kim Lân.

Gợi ý làm bài:

“Vợ nhặt” là tác phẩm ưu tú của nhà văn Kim Lân và cũng là một trong những thành tựu xuất sắc của nền vãn học cách mạng. Tác phẩm ra đời cách đây đã trên bốn mươi năm, viết về một giai đoạn đau thương trong lịch sử dân tộc: nạn đói năm 1945 – từ Quảng Trị đến Bắc Bộ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói; thế nhưng, tác phẩm không mang tính nhất thời và sẽ bất tử với thời gian bởi giá trị nhân văn cao cả, niềm tin không bao giờ tắt hướng về con người. Trong tác phẩm, niềm tin ấy được thể hiện ở chỗ: những người đói, họ không nghĩ đến cái chết, mà nghĩ đến cái sống.

Như nhiều tác phẩm trước đó viết về nạn đói, ngòi bút Kim Lân chứa chan thương cảm trước những số phận lương thiện và cùng khổ. Ông không dành nhiều trang viết mô tả kĩ hiện thực tàn khốc lúc bấy giờ – người chết đói như ngả rạ – mà chủ tâm thể hiện vẻ đẹp tinh thần ẩn giấu trong cái bề ngoài xác xơ vì đói khát của những người nghèo khổ. Cốt truyện “Vợ nhặt” thật đơn giản: Một anh chàng nghèo khổ – tên Tràng độc thân, chỉ với mấy câu “hò chơi cho đỡ nhọc”, đã có được cô “vợ nhặt” – đang sống dở, chết dở vì đói. Họ thành vợ thành chồng giữa cái cảnh “tối sầm lại vì đói khát”. Đêm tân hôn của họ âm thầm trong bóng tối, giữa tiếng than khóc tỉ tê của những nhà có người chết đói theo gió đưa lại. Bữa cơm cưới của đôi vợ chồng trẻ và người mẹ già chỉ có cháo loãng, muối hột, nhưng ăn uống rất ngon lành, trong hồi trống thúc thuế. Ba mẹ con vừa ăn cơm, vừa bàn chuyện Việt Minh phá kho thóc chia cho dân nghèo. “Trong óc Tràng, vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”.

Ngay từ đầu, câu truyện đã hiện lên đượm màu sắc tang thương tử khí: “Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”. Thực không còn gì ảm đạm hơn bức tranh quê ấy. Trong khi trước đó không lâu, mỗi chiều Tràng đi làm về, “cái xóm ngụ cư tồi tàn ấy lại xôn xao lên được một lúc” còn bây giờ, cái đói đã đè nặng lên vai mỗi người; ngay cả bọn trẻ – những đứa bé hồn nhiên, vô tư nhất cũng mất đi sự tự nhiên, ngây thơ của mình, chúng ủ rũ, không buồn nhúc nhích…

Đọc thêm:  Trắc nghiệm bài Thề nguyền (trích Truyện Kiều) có đáp án

“Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều, người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa”. Tràng dẫn người đàn bà này về làm vợ, xây dựng gia đình, sinh con đẻ cái để tiếp nối sự sống. Giọng văn lúc này thật dồn nén và gây cảm xúc mạnh, mộc mạc mà lôi cuốn: “Mặt hắn có vẻ gì phởn phơ khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”. Đọc đến đây, ta không thể không nghĩ đến những trang bi kịch của Secxpia, Môlie hay Stăngđan. Tuy nhiên, bi kịch ở đây đã vượt lên sự thông thường vẫn có; nó cũng không phải là “hiện thân của sự ngu dốt” như Mác nói, mà trở nên sự cao cả “đẹp tươi lạ thường”. Đó là biểu hiện cao nhất của sự chiến thắng, vượt lên trên thực tại chết chóc, đen tối để hướng tới sự sống, niềm tin, ánh sáng. Với chi tiết Tràng cùng vợ đi về nhà, chủ nghĩa nhân đạo trong văn học nước nhà cũng có thêm một tiêng nói mới, có sức mạnh.

Chuyện lấy vợ của Tràng, trước hết là một chuyện lạ mà thi vị. Điều ấy đã khiến người dân ở xóm ngụ cư hết sức tò mò, từ bọn trẻ con cho đến tất cả người làng; “Họ bàn tán… Họ hiểu đôi phần, khuôn mặt họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên”. Từ trong sâu thẳm tâm hồn những người dân làng, le lói lên một chút niềm vui. Họ thú vị nghĩ tới chuyện Tràng có vợ. Có thể nói, trong phút chốc, khi Tràng cùng với cô “Vợ nhặt” đi về làng, cái chết, sự ảm đạm thâm u nơi xóm ngụ cư được đẩy sang một bên. Xóm ngụ cư đang ở trên miệng vực cái chết, bỗng hé lên một thoáng sống.

Nhưng, niềm vui vừa đến, đã phải nhường chỗ cho sự âu lo. Dân làng lo thay cho Tràng: Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không. Tuy nhiên, đó không phái là nỗi lo tuyệt vọng, mà là lo cho cái sống. Sự chết chóc cứ ám ảnh, đe dọa sự sống, nhưng sự sống vẫn vượt lên cái chết. Khuôn mặt “rạng rỡ” của người dân làng, ánh mắt của họ thực ý nghĩa, nói với chúng ta bao điều.

-Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-

Đọc thêm:  Hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa (Sơ đồ tư duy + 14 mẫu)

Bà cụ Tứ càng để lại cho người đọc những thiện cảm tốt đẹp. Thấy con lấy vợ trong hoàn cảnh khó khăn, bà không khỏi bùi ngùi, thương xót: “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái, mở mày mở mặt sau này. Còn mình thì…”. Nhưng, bà thực sự vui mừng khi con trai đã yên bề giá thất: “Bà lão nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo, u ám của bà rạng rỡ hẳn lên…”. Rồi trong bữa cơm, cả ba mẹ con đều quên đi hiện thực đau lòng để hướng đến một tương lai tươi đẹp hơn: “Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tin rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này, ngoảnh đi ngoảnh lại, chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem…”. “Nghĩ đến cái sống, không nghĩ đến cái chết là ở chỗ đấy. Bà cố gắng xua đi thực tại hãi hùng, để nhen nhóm niềm tin vào cuộc sống cho các con. Tuy nhiên, món chè cám đã nhắc họ về với thực tại. Chao ôi, chè cám! Phải đói đến một mức nào đó, người ta ăn cám mới cảm thấy ngon! Cuộc sống khắc nghiệt, đày đọa, bắt họ phải sống cuộc sống loài vật, nhưng nào có dập tắt được phần Người đáng quí trong mỗi con người. Cái phần Người ấy, sẽ giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Sẽ là thiếu sót lớn nếu bỏ qua hình ảnh những người nông dân trên đê Sộp cùng nhau đi phá kho thóc, khi nói đến những kẻ hấp hối trong vòng tử địa vẫn hướng tới cuộc sống. Đó là hình ảnh không hề ngẫu nhiên chút nào, được nhà văn chuẩn bị từ trước. Nó là dấu hiệu của “bước đường cùng”, không còn cách giành sự sống nào khác, phải vùng dậy đấu tranh, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tràng thấy “ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu” bởi anh chưa bắt được mạch nguồn cách mạng. Trước mắt người đọc lúc này, sự sống trở thành mục đích chung của mỗi người; họ đấu tranh, đoạn tuyệt dứt khoát với cái chết. Và chắc chắn, mẹ con Tràng sẽ tiếp nối dòng người kia, giành sự sống cho mình.

Vợ nhặt là thành công xuất sắc của nền văn học cách mạng. Với truyện ngắn này, Kim Lân bày tỏ thiện cảm sâu sắc với những người nghèo khổ, nhưng giàu lòng nhân ái. Ông luôn khẳng định cái đói khát, chết chóc không thể giết chết niềm tin vào cuộc sống. Năm tháng qua đi, còn mãi với thời gian là chất nhân văn cao cả của một nghệ sĩ nhân đạo.

Trên đây là bài văn mẫu Chứng minh những người đói họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến cái sống. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

  • Cảm nhận về người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt

-Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button