Chứng minh Chiếc lá cuối cùng kết thúc bởi sự kiện đối lập, bất ngờ

Bạn đang gặp khó khi làm bài văn Chứng minh Chiếc lá cuối cùng kết thúc bởi sự kiện đối lập, bất ngờ? Đừng lo! Hãy tham khảo những bài văn mẫu đã được tuyển chọn và biên soạn của Top lời giải dưới đây để nắm được cách làm cũng như bổ sung thêm vốn từ ngữ nhé. Chúc các bạn có một tài liệu bổ ích!

Dàn ý Chứng minh Chiếc lá cuối cùng kết thúc bởi sự kiện đối lập, bất ngờ

Chứng minh Chiếc lá cuối cùng kết thúc bởi sự kiện đối lập, bất ngờ | 900 bài Văn mẫu 8 hay nhất

1. Mở bài

– O Hen-ri (1862-1910), ông là một nhà văn Mỹ nổi tiếng chuyên viết những câu chuyện ngắn với cốt truyện nhẹ nhàng, ít kịch tính nhưng lại mang những giá trị nhân văn nhân đạo sâu sắc, lòng yêu thương con người tha thiết, cảm động.

– Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng là tiêu biểu cho những phẩm của ông xoay quanh ba nhân vật chính là hai nữ họa sĩ Giôn-xi, Xiu và họa sĩ già Bơ-men, với kết thúc truyện đầy đối lập và bất ngờ.

2. Thân bài

– Tóm tắt đoạn kết

– Sự kiện đảo ngược thứ nhất:

+ Giôn-xi khỏi bệnh, vui vẻ đan khăn và nhìn Xiu, bạn mình nấu nướng, thậm chí cô còn nói đến ước mơ được vẽ vịnh Na- plơ.

+ Xuất phát từ việc cô nhận thức được rằng đến chiếc lá thường xuân còn cố bám trụ trên cành sau mưa bão => Bản thân cũng phải nỗ lực vượt qua bệnh tật.

=> Sự kiện đem đến niềm vui cho độc giả, vì một cái kết có hậu cho hai cô gái.

– Sự kiện đảo ngược thứ hai:

+ Cái chết của cụ Bơ-men một con người vốn dĩ đang khỏe mạnh, nhưng lại gặp phải cơn bạo bệnh phù phổi giống Giôn-xi rồi nhanh chóng từ giã cõi đời trong vòng hai ngày => Đem đến cho người đọc một cú sốc.

+ Cụ chết vì vẽ chiếc lá thường xuân để khôi phục ý chí muốn sống của Giôn-xi ngay trong đêm mưa bão, khiến cụ phát bệnh nặng.

=> Sự nhân ái, hi sinh thầm lặng, lòng thương yêu con người sâu sắc của của Bơ-men.

– Sự đối lập giữa hai tình huống đảo lộn ấy được liên kết với nhau bằng bức tranh chiếc lá thường xuân, là nút thắt cho toàn bộ câu chuyện:

+ Để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả, tăng tính hấp dẫn.

+ Khiến câu chuyện trở nên nhân văn và ý nghĩa với sự hi sinh, thầm lặng và cao cả của một người họa sĩ già.

3. Kết bài

– Chiếc lá cuối cùng là một loạt những sự kiện cảm động về tình cảm của con người trong xã hội, đặc biệt là giữa những con người đồng cảnh ngộ nghèo khổ với nhau. Ở đó ta thấy được tình bạn cao cả của Xiu dành cho Giôn-xi, thấy được tình cảm nhân hậu, yêu thương của người họa sĩ già dành cho cô gái trẻ bệnh tật, họ luôn sống vì nhau, sẵn sàng đánh đổi hi sinh cho nhau.

>> Vào vai Giôn-xi kể lại truyện Chiếc lá cuối cùng

Chứng minh Chiếc lá cuối cùng kết thúc bởi sự kiện đối lập, bất ngờ – Bài mẫu 1

Chứng minh Chiếc lá cuối cùng kết thúc bởi sự kiện đối lập, bất ngờ | 900 bài Văn mẫu 8 hay nhất (ảnh 2)

O Hen-ri (1862-1910), ông là một nhà văn Mỹ nổi tiếng chuyên viết những câu chuyện ngắn, với đề tài xung quanh những con người nghèo khổ, sự nỗ lực vượt lên trên khó khăn, bệnh tật. Cốt truyện của ông thường nhẹ nhàng, ít kịch tính nhưng lại mang những giá trị nhân văn nhân đạo sâu sắc, lòng yêu thương con người tha thiết, cảm động. Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng là tiêu biểu cho những phẩm của ông quanh quanh ba nhân vật chính là hai nữ họa sĩ Giôn-xi, Xiu và họa sĩ già Bơ-men, với kết thúc truyện đầy đối lập và bất ngờ.

Đọc thêm:  15 ý tưởng kinh doanh tại nhà ít vốn mà hiệu quả năm 2022 - Sapo

Đoạn cuối của câu chuyện đó là hình ảnh Giôn-xi nằm liệt giường bởi căn bệnh phù phổi, với tâm trạng bi quan chờ đợi cái chết, và lấy chiếc lá thường xuân ngoài cửa sổ làm dấu mốc chấm hết cuộc đời. Bạn của cô là Xiu vô cùng lo sợ, và đau khổ với ý tưởng chán nản của Giôn -xi cô đã tâm sự chuyện này với người họa sĩ già Bơ-men. Cụ Bơ-men đã vẽ một chiếc lá y hệt chiếc lá thường xuân đã rụng trước cửa để thay thế, nhằm kéo lại hy vọng sống cho cô gái trẻ, và đó chính là kiệt tác duy nhất trong đời của cụ, cũng đã lấy đi mạng sống của người họa sĩ già nhân ái.

Như vậy qua tóm tắt đoạn kết của câu chuyện ta có thể thấy rằng câu chuyện có kết cấu đảo ngược, đối lập bất ngờ rất hay đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc. Trước là sự kiện Giôn – xi khỏi bệnh, vui vẻ đan khăn và nhìn Xiu, bạn mình nấu nướng, thậm chí cô còn nói đến ước mơ được vẽ vịnh Na- plơ của mình. Tất cả những khởi sắc tốt đẹp của một cô gái chán chường, luôn nghĩ về cái ngày kết thúc cuộc đời ấy lại xuất phát từ việc cô nhận thức được rằng đến chiếc lá thường xuân còn cố bám trụ trên cành sau bao nhiêu ngày mưa bão, thì cớ chi bản thân lại luôn bi quan với bệnh tật. Nhận thức được điều ấy đã khiến tinh thần cô tốt lên, dường như sự tồn tại của chiếc lá (vốn là chiếc lá được vẽ lên) chính là liều thuốc tinh thần hữu hiệu, là loại giả dược tuyệt vời đã cứu cô ra khỏi bàn tay tử thần và hồi phục một cách diệu kỳ. Đây là sự kiện đảo ngược tình thế đem đến cho người đọc niềm vui, sự xúc động về tinh thần lạc quan chiến thắng bệnh tật của cô họa sĩ trẻ, cùng với sự nỗ lực chăm sóc bạn của Xiu trong những ngày tháng khó khăn, tưởng chừng như thất bại, thì cuối cùng Xiu đã chiến thắng tử thần giành Giôn-xi về bên mình.

Sự kiện đảo ngược thứ hai đó chính là cái chết của cụ Bơ-men một con người vốn dĩ đang khỏe mạnh, nhưng lại gặp phải cơn bạo bệnh phù phổi giống Giôn-xi rồi nhanh chóng từ giã cõi đời trong vòng hai ngày. Điều này đã đem đến cho người đọc một cú sốc, bởi trước đó Giôn-xi vừa mới chiến thắng bệnh tật với tình trạng vô cùng xấu trước đó, thì cụ Bơ-men lại ra đi một cách quá nhanh chóng, đột ngột. Sau đó độc giả và hai cô gái mới vỡ lẽ ra rằng, cụ Bơ-men đã mất vì lòng thương vô hạn với Giôn-xi, đó là sự đồng cảm giữa những người cùng cảnh ngộ, điều ấy đã thôi thúc cụ làm điều gì đó để cứu cô gái khỏi lưỡi hái tử thần. Một ý tưởng đã hình thành trong đầu cụ, và buộc cụ phải hành động ngay trước khi quá muộn, cụ biết rằng chiếc lá ấy sẽ chẳng thể bám trụ được sau đêm mưa bão, cụ phải vẽ một chiếc lá thay thế vào đó trước khi Giôn-xi nhìn thấy và chán nản lìa đời. Như vậy, chúng ta có thể hình dung ra một ông cụ giữ trời mưa bão, lạnh giá, cố gắng trèo lên chiếc thang đơn, dùng toàn bộ trái tim ấm nóng, nhân hậu của mình, để vẽ lên chiếc lá sinh động nhất, đẹp đẽ nhất. Đó là một kiệt tác nghệ thuật, đúng vậy, dẫu rằng nó có thể không có những nét vẽ tuyệt vời nhất, cách phối màu phù hợp nhất nhưng chính bức tranh ấy đã cứu sống một mạng người, một cô gái đang đứng ở ranh giới sinh tử.

Đọc thêm:  Chứng minh nhận định: Đoàn thuyền đánh cá là bài thơ đầy ánh sáng

Như vậy hai sự kiện đối lập nhau đã xảy ra ở đoạn kết của câu chuyện, Giôn-xi từ ốm nặng bỗng vực dậy tinh thần và hồi phục nhanh chóng, còn cụ Bơ-men thì từ một người khỏe mạnh lại ốm rồi mất một cách đột ngột. Sự đối lập giữa hai tình huống đảo lộn ấy được liên kết với nhau bằng bức tranh chiếc lá thường xuân, là nút thắt cho toàn bộ câu chuyện, tình huống đặc biệt ấy đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Đồng thời khiến câu chuyện trở nên nhân văn và ý nghĩa với sự hi sinh, thầm lặng và cao cả của một người họa sĩ già, người đã tạo nên kiệt tác để cứu sống một sinh mạng bằng lòng nhân hậu, trái tim yêu thương ấm áp giữa mùa đông khắc nghiệt.

Toàn bộ câu chuyện Chiếc lá cuối cùng là một loạt những sự kiện cảm động về tình cảm của con người trong xã hội, đặc biệt là giữa những con người đồng cảnh ngộ nghèo khổ với nhau. Ở đó ta thấy được tình bạn cao cả của Xiu dành cho Giôn-xi, thấy được tình cảm nhân hậu, yêu thương của người họa sĩ già dành cho cô gái trẻ bệnh tật, họ luôn sống vì nhau, sẵn sàng đánh đổi hi sinh cho nhau. Đặc biệt là bức tranh chiếc lá, kiệt tác của cụ Bơ-men đã cứu sống Giôn-xi nhưng cũng cướp đi mạng sống của cụ, đó là sự hy sinh cao đẹp mà không phải ai cũng có thể làm được trong cuộc đời, khiến độc giả xúc động vô cùng.

Chứng minh Chiếc lá cuối cùng kết thúc bởi sự kiện đối lập, bất ngờ – Bài mẫu 2

Câu chuyện Chiếc lá cuối cùng được xoay quanh 3 nhân vật Xiu và Giôn-xi hai nữ họa sĩ nghèo và cụ Bơ-men. Giôn-xi bị bệnh nặng và thời gian không còn dài, cô đếm chiếc lá cuối cùng rơi.

Câu chuyện có sự bất ngờ:

– Câu chuyện xảy ra tháng mười một mùa đông thời điểm rất lạnh của mùa đông khắc nghiệt.

– Hai nữ họa sĩ trẻ và nghèo Xiu và Giôn-xi thuê chung một căn phòng trên tầng thượng. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi khá nặng. Cô không muốn sống nữa vì bệnh nặng, vì nghèo không có tiền thuốc thang. Cô đếm chiếc lá cuối cùng rơi là mình sẽ qua đời.

– Cụ Bơ-men cũng là họa sĩ nghèo sống ở căn phòng thuê dưới cùng.

– Xiu kể cho cụ Bơ-men nghe bệnh tình của Giôn-xi và ý định của bạn.

– Cụ Bơ-men đã vẽ lên tường chiếc lá khi chiếc lá thật trên tường đã rụng.

– Cụ Bơ-men vẽ chiếc lá trong đêm mưa gió dữ dội, cụ bị sưng phổi, qua đời.

Đảo ngược lần thứ nhất bạn có thể thấy đó là từ một con người ốm đau, bệnh tật Giôn-xi bỗng trở nên khỏe mạnh và yêu đời. Giôn-xi ngồi đan, xin chị Xiu cho ăn, Giôn-xi còn nói về ước mơ của mình.

Đảo ngược lần thứ hai đó là cụ Bơ-men đang khỏe mạnh chẳng ai ngờ đến cái chết của cụ được thông báo cũng vào lúc truyện gần kết thúc: “Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi.” Lần đảo ngược tình huống thứ hai khiến nhân vật trong truyện bất ngờ mà độc giả cũng lấy làm bất ngờ về kết thúc của câu chuyện trên.

Như vậy qua 2 lần đảo ngược tình huống trái (Giôn-xi bệnh -> sống lại, cụ Bơ-men từ khỏe mạnh -> chết). Sự đảo ngược này làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn. Kết thúc câu chuyện cụ Bơ-men nhân vật chiếm nhiều cảm tình của người đọc vì sự hi sinh thầm lặng, cao cả. Chiếc lá cuối cùng trở thành một trong những hình ảnh trung tâm của câu chuyện này.

Đọc thêm:  Giới thiệu về nhà văn Nguyên Hồng và văn bản Trong lòng mẹ

Chứng minh Chiếc lá cuối cùng kết thúc bởi sự kiện đối lập, bất ngờ – Bài mẫu 3

Chứng minh Chiếc lá cuối cùng kết thúc bởi sự kiện đối lập, bất ngờ | 900 bài Văn mẫu 8 hay nhất (ảnh 3)

Truyện kể về cuộc sống của những người họa sĩ nghèo nhưng lại rất giàu về lòng yêu thương, nhân từ và độ lượng.

Đọc “Chiếc lá cuối cùng” chúng ta không chỉ bị cuốn hút bởi những tình cảm cao thượng của chính những con người nghèo khó như Xiu, Bơ- men và kiệt tác của bác Bơ- men mà còn bị cuốn hút bởi nghệ thuật xây dựng truyện hết sức độc đáo của tác giả: Nghệ thuật đảo ngược tình huống của truyện.

Trong truyện, tác giả đã hai lần đảo ngược tình huống. Đọc từ đầu cho đến gần hết truyện, người đọc chứng kiến được nỗi tuyệt vọng, chán đời của Giôn-xi ngày càng tăng. Cơn bệnh sưng phổi cùng với cuộc sống nghèo khổ là nguyên nhân của nỗi tuyệt vọng ấy. Giôn -xi nằm đếm những chiếc lá thường xuân đang rụng dần ngoài kia qua khung cửa sổ và thầm nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân trên bức tường kia rụng hết cũng là lúc cô từ giã cuộc đời này.

Người đọc lo âu, thương cảm cho nỗi tuyệt vọng ấy. thế nhưng đến cuối truyện, nỗi tuyệt vọng của Giôn-xi đã được thay bằng niềm yêu đời, yêu cuộc sống và bệnh tật cũng dần qua cơn nguy hiểm. Bạn đọc như thở phào nhẹ nhõm, sự lo âu giờ không còn nữa. Đó là lần đảo ngược tình huống thứ nhất. Vậy lần đảo ngược tình huống thứ hai là gì? Trong câu chuyện, cụ Bơ- men mặc dù đã lớn tuổi nhưng so với Giôn-xi sức khỏe của cụ hơn hẳn. Trong cuộc đời họa sĩ của được. Trong đêm mưa gió, bão bùng, tuyết rơi dày đặc khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống, cụ đã bất chấp thời tiết vẽ nên kiệt tác “chiếc lá cuối cùng”. Bức tranh chính là khát vọng, là ao ước chân chính của người học sĩ. Điều quan trọng hơn là bức tranh ấy đã chứa đựng không biết bao nhiêu tình cảm nồng ấm, sự hy sinh thầm lặng. Nó không chỉ vẽ bằng đường nét, màu sắc mà còn được vẽ bằng cả tấm lòng nhân hậu. Bức tranh ấy đã đem lại sự sống cho Giôn- xi nhưng cũng chính vì nó, vì lòng thương người mà cụ Bơ-men phải từ giã cuộc đời. Cái chết của cụ làm cho mọi người phải sửng sốt, ngậm ngùi, xót xa.

Đó là hai lần đảo ngược tình thế. Nhờ nghệ thuật này tạo nên sự bất ngờ, hứng thú cho người đọc. Cái thú vị, độc đáo của tác phẩm chính là ở đó. “Chiếc lá cuối cùng” là tác phẩm thành công cả nội dung lẫn nghệ thuật. Phải chăng tác phẩm là tiếng lòng của chính nhà văn. Tình yêu thương, sự hy sinh của cụ Bơ-men cũng chính là tình cảm của tác giả dành cho những người nghèo khổ trong xã hội. Qua tác phầm cho ta hiểu và thấm thía rằng cuộc sống không có gì quí bằng tình yêu thương, tình yêu thương sẽ trường tồn bất diệt trong thời gian.

Tham khảo:

  • Phân tích tác phẩm Chiếc lá cuối cùng
  • Ý nghĩa hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng

-/-

Trên đây là các bài văn mẫu Chứng minh Chiếc lá cuối cùng kết thúc bởi sự kiện đối lập, bất ngờ do Top lời giải sưu tầm và tổng hợp, mong rằng với nội dung tham khảo này thì các em sẽ có thể hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất!

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button