Chứng minh nhận định: Đoàn thuyền đánh cá là bài thơ đầy ánh sáng

Chứng minh nhận định: Đoàn thuyền đánh cá là bài thơ đầy ánh sáng

Hướng dẫn

Đoàn thuyền đánh cá là bài thơ ca ngợi cuộc sống lao động của con người. Có nhận định cho rằng: Đoàn thuyền đánh cá là bài thơ đầy ánh sáng. Bằng những dẫn chứng cụ thể, em hãy chứng minh nhận định này.

I. Dàn ý chi tiết cho đề chứng minh nhận định: Đoàn thuyền đánh cá là bài thơ đầy ánh sáng

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả và bài thơ, nêu nhận định bài thơ đầy ánh sáng: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận được sáng tác năm 1958 khi ông có chuyến đi thực tế dài ngày tại Hòn Gai. Đây là một bài thơ ca ngợi cuộc sống của những con người lao động mới

2. Thân bài

  • Hình ảnh đoàn thuyền ra khơi lúc hoàng hôn: Mở đầu bài thơ là hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc hoàng hôn, mặt trời đỏ rực như hòn lửa đang lặn dần vào lòng đại dương, đó là khoảnh khắc kết thúc một ngày, nhường chỗ cho bóng đêm
  • Vẻ đẹp của biển cả và màu sắc trên biển đêm: Hình ảnh những con cá bạc trắng xóa giữa biển khơi như là ánh sáng của bội thu, sự hào phóng và lung linh, kì diệu của biển cả trong đêm tối. Trước vẻ đẹp say mê của biển, người ngư dân như được vơi đi bao nỗi nhọc nhằn
  • Vẻ đẹp màu sắc của các loài cá: Trên mặt biển đêm, ánh trăng lung linh dát bạc, cá quẫy đuôi tạo nên sóng ánh trăng, hình ảnh trăng đã thức cùng ngư dân, trăng và sóng vỗ vào mạn thuyền như gõ nhịp cho tiếng hát
  • Cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá khi rạng đông: Đoàn thuyền đi trên biển, giữa màu hồng rạng rỡ tinh khôi của ánh bình minh, ánh mặt trời chiếu vào muôn ngàn mắt cá trong khoang thuyền khiến tác giả liên tưởng tới hàng ngàn mặt trời nhỏ xíu đang tỏa rạng niềm vui
Đọc thêm:  Cách sửa các lỗi phổ biến trên Microsoft Teams - Download.vn

3. Kết bài

Khẳng định bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một bài thơ đầy ánh sáng: Đó là màu sắc hào hùng, hứng khởi và tràn ngập tinh thần hăng say lao động của người ngư dân, vẻ đẹp kì vĩ, mênh mông của biển cả.

Bài liên quan đến bài thơ Đoàn thuyền đánh cá:

>>Giới thiệu về nhà thơ Huy Cận – Tác giả của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá >>Giới thiệu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Cù Huy Cận >>Phân tích bài thơ đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận – Văn mẫu lớp 9 tuyển chọn >>Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận >>Phân tích hai khổ thơ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của tác giả Cù Huy Cận

II. Bài tham khảo cho đề chứng minh nhận định Đoàn thuyền đánh cá là bài thơ đầy ánh sáng

Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận được sáng tác năm 1958 khi ông có chuyến đi thực tế dài ngày tại Hòn Gai. Đây là một bài thơ ca ngợi cuộc sống của những con người lao động mới. Có thể thấy, bài thơ như một bức tranh sơn mài lộng lẫy sắc màu huyền ảo, cuốn hút, hay nói cách khác, bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là một bài thơ đầy ánh sáng.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc hoàng hôn, mặt trời đỏ rực như hòn lửa đang lặn dần vào lòng đại dương, đó là khoảnh khắc kết thúc một ngày, nhường chỗ cho bóng đêm:

Đọc thêm:  Soạn bài Việt Bắc - Phần 1: Tác giả | Soạn văn 12 hay nhất

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa…

Câu hát căng buồm với gió khơi”

Không gian bao la mênh mông của biển cả lại được miêu tả kín đá như một căn phòng lớn của thiên nhiên “Sóng đã cài then, đêm sập cửa”. Thời điểm ấy, người ngư dân bắt đầu với công việc quen thuộc của mình – ra khơi đánh cá. Tiếng hát âm vang trên mặt biển thể hiện một khí thế tràn trề năng lượng, thổi căng buồm để đưa thuyền ra khơi.

“Hát rằng cá bạc biển đông lặng…

Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi”

Hình ảnh những con cá bạc trắng xóa giữa biển khơi như là ánh sáng của bội thu, sự hào phóng và lung linh, kì diệu của biển cả trong đêm tối. Trước vẻ đẹp say mê của biển, người ngư dân như được vơi đi bao nỗi nhọc nhằn, vất vả trong việc đánh cá, chính vẻ đẹp của biển cả đã mang lại cho họ sức mạnh và niềm vui trong công việc. Cảnh đánh cá của đoàn thuyền được diễn ra trong đêm nhưng lại được miêu tả một cách rất rõ nét, không hề u tối, mờ mịt.

“ Thuyền ta lái gió với buồm trăng…

Dàn đan thế trận lưới vây giăng”

Con thuyền của ngư dân đã trở nên kì vĩ, khổng lồ và hòa nhập với thiên nhiên, chuyến ra khơi như một trận đánh hào hùng, cũng thăm dò, dàn đan thế trận, bủa vây văng lưới,…

Đọc thêm:  Cảm nhận về 6 câu thơ đầu bài khi con tu hú - VnDoc.com

“Cá nhụ cá chim cùng cá đé…

Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”

Trên mặt biển đêm, ánh trăng lung linh dát bạc, cá quẫy đuôi tạo nên sóng ánh trăng, hình ảnh trăng đã thức cùng ngư dân, trăng và sóng vỗ vào mạn thuyền như gõ nhịp cho tiếng hát.

“Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng…

Lưới xếp buồm lên đón nắng đông”

Màu sắc trong đoạn thơ thật phong phú, lấp lánh vẩy bạc, đuôi vàng khiến cho cảnh rạng đông càng thêm rực rỡ. Và trong đoạn thơ cuối bài, khi đoàn thuyền đang trên đường trở về là một khung cảnh tuyệt đẹp.

“Câu hát căng buồm với gió khơi…

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”

Đoàn thuyền đi trên biển, giữa màu hồng rạng rỡ tinh khôi của ánh bình minh, ánh mặt trời chiếu vào muôn ngàn mắt cá trong khoang thuyền khiến tác giả liên tưởng tới hàng ngàn mặt trời nhỏ xíu đang tỏa rạng niềm vui. Đoạn thơ cuối đã khép lại một bức tranh biển cả tràn ngập màu sắc và ăm ắp chất sống trong từng dáng hình và đường nét của cảnh vật, con người.

Bằng cảm hứng trữ tình và nghệ thuật miêu tả điêu luyện, tác giả Huy Cận đã vẽ lên một bức tranh “Đoàn thuyền đánh cá” tràn ngập màu sắc. Đó là màu sắc hào hùng, hứng khởi và tràn ngập tinh thần hăng say lao động của người ngư dân, vẻ đẹp kì vĩ, mênh mông của biển cả.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Từ khóa tìm kiếm:

  • https://nhungbaivanhay vn/chung-minh-nhan-dinh-doan-thuyen-danh-ca-la-bai-tho-day-anh-sang html

Chủ đề: bình minhcon ngườicuộc sốngĐoàn thuyền đánh cágiới thiệuhoàng hônHuy Cậnlao độngphân tích

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button