Tiền chuyên cần là gì? Thưởng chuyên cần có phải đóng BHXH?
1. Tiền chuyên cần là gì?
Tiền chuyên cần hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định rõ về khái niệm. Nhưng thực tế có thể hiểu đây được coi là một khoản phụ cấp với mục đích để khuyến khích người lao động làm việc chăm chỉ, năng suất và tuân thủ đúng các nội quy, quy định về lao động trong công ty.
Mức hưởng chuyên cần luật không có quy định cụ thể mức là bao nhiêu. Đây là khoản tiền mà doanh nghiệp và người lao động tự thỏa thuận với nhau trong hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể hoặc quy định chung từ phía bên người sử dụng lao động.
2. Các khoản thu nhập làm căn cứ tính đóng bảo hiểm xã hội:
Bản chất của bảo hiểm xã hội là một sự đảm bảo, thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi gặp phải những sự cố làm giảm hoặc mất thu nhập vì nguyên nhân như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm những khoản là:
– Mức lương.
– Phụ cấp lương.
– Các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau về chế độ tiền lương do doanh nghiệp tự quyết định chi trả:
– Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bao gồm:
+ Mức lương: Mức lương theo công việc hoặc chức danh: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của Bộ luật Lao động.
Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
+ Phụ cấp lương: đây là khoản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động với mục đích nhằm để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
+ Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:
Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.
3. Thưởng chuyên cần có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm những chế độ và các khoản phụ cấp sau:
– Tiền thưởng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019, thưởng được hiểu là số tiền căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động hoặc tài sản, những hình thức khác mà phía bên doanh nghiệp thưởng cho người lao động.
– Tiền thưởng sáng kiến.
– Tiền ăn giữa ca.
– Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ.
– Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
Do đó, căn cứ theo quy định trên, tiền thưởng chuyên cần sẽ không nằm trong khoản tiền để tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
4. Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối thiểu:
Căn cứ theo quy định tại điểm 2.6 Khoản 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sẽ phải đảm bảo không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng 2023 theo tháng và mức lương tối thiểu vùng 2023 theo giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Vùng
Mức lương tối thiểu tháng
(Đơn vị: đồng/tháng)
Mức lương tối thiểu giờ
(Đơn vị: đồng/giờ)
Vùng I
4.680.000
22.500
Vùng II
4.160.000
20.000
Vùng III
3.640.000
17.500
Vùng IV
3.250.000
15.600
(căn cứ theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP).
Ví dụ mức lương tối thiểu tại một số địa bàn tỉnh thành hiện nay như sau:
STT
Tỉnh/thành phố trực thuộc TW
Quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh
Vùng
Lương tối thiểu tháng
(Đồng/tháng)
Lương tối thiểu giờ
(Đồng/giờ)
01
Hồ Chí Minh
– Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Bình Thạnh, Tân Phú, Tân Bình, Bình Tân, Phú Nhuận, Gò Vấp
– Thành phố Thủ Đức
– Các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè
I
4.680.000
22.500
– Huyện Cần Giờ
II
4.160.000
20.000
02
Hà Nội
– Các quận: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân.
– Các huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ
– Thị xã Sơn Tây
I
4.680.000
22.500
– Các huyện: Ba Vì, Đan Phượng, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Ứng Hòa, Mỹ Đức
II
4.160.000
20.000
03
Bình Dương
– Thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An
– Các thị xã Bến Cát, Tân Uyên
– Các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo
I
4.680.000
22.500
04
Hải Phòng
– Các quận: Dương Kinh, Hồng Bàng, Hải An, Đồ Sơn, Ngô Quyền, Lê Chân, Kiến An
– Các huyện: Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Cát Hải, Kiến Thụy
I
4.680.000
22.500
– Huyện Bạch Long Vĩ
II
4.160.000
20.000
05
Đồng Nai
– Các thành phố Biên Hòa, Long Khánh
– Các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Xuân Lộc
I
4.680.000
22.500
– Các huyện Định Quán, Thống Nhất
II
4.160.000
20.000
– Các huyện Cẩm Mỹ, Tân Phú
III
3.640.000
17.500
06
Bà Rịa – Vũng Tàu
– Thành phố Vũng Tàu
– Thị xã Phú Mỹ
I
4.680.000
22.500
– Thành phố Bà Rịa
II
4.160.000
20.000
– Các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo
III
3.640.000
17.500
07
Quảng Ninh
– Thành phố Hạ Long
I
4.680.000
22.500
– Các thành phố Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái
– Các thị xã Quảng Yên, Đông Triều
II
4.160.000
20.000
Các huyên Vân Đồn, Đầm Hà, Tiên Yên, Hải Hà
III
3.640.000
17.500
– Các huyên Cô Tô, Bình Liêu, Ba Chẽ
IV
3.250.000
15.600
08
Hải Dương
– Thành phố Hải Dương
II
4.160.000
20.000
– Thành phố Chí Linh
– Thị xã Kinh Môn
– Các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ
III
3.640.000
17.500
– Các huyện Thanh Hà, Thanh Miện, Ninh Giang
IV
3.250.000
15.600
09
Hưng Yên
– Thành phố Hưng Yên
– Thị xã Mỹ Hào
– Các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ
II
4.160.000
20.000
– Các huyện Ân Thi, Khoái Châu, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ
III
3.640.000
17.500
Lưu ý:
– Đối với trường hợp người lao động làm việc hoặc chức danh mà đòi hỏi qua đào tạo, học nghề thì mức lương đóng bảo hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
– Với trường hợp người lao động làm công việc hoặc chức danh trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mức đóng phải cao hơn ít nhất 5%.
Với công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Bộ luật Lao động 2019.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!