Cif là gì? Hướng dẫn tính giá Cif – Xuất nhập khẩu Lê Ánh

Nội dung bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS. Nguyễn Huy Hòa – Thạc sĩ Thương mại quốc tế Trường Đại học Ngoại thương, Quản lý Kinh doanh Quốc tế Công ty CP In Hà Nội, Giảng viên Khóa học xuất nhập khẩu thực tế & Khóa học Thanh toán Quốc tế Chuyên sâu tại Trung tâm Lê Ánh.

Nếu bạn làm nghề xuất nhập khẩu chắc chắn đã biết đến các điều khoản giao hàng trong bộ quy tắc thương mại quốc tế Incoterms là Điều kiện Cif, vậy bạn đã từng biết đến giá cif và cách tính giá cif chưa?

Bài viết này, Xuất nhập khẩu Lê Ánh muốn chia sẻ đến bạn về Cif là gì? Hướng dẫn tính giá Cif được vận dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay.

>>>>> Xem thêm: Tờ khai hải quan là gì? Cách truyền tờ khai hải quan trên phần mềm Vnaccs

1. Cif là gì?

CIF được viết tắt của Cost , Insurance ,Freight ( chi phí, bảo hiểm, cước tàu), là điều kiện giao hàng tại cảng dỡ hàng hay cảng đến, khi tàu cập bên, người bán hết trách nhiệm và chuyển giao cho người mua. Điểm chuyển giao rủi ro là nơi mà hàng hóa được bốc xuống ở cảng dỡ hàng.

Điều kiện Cif sẽ có nhiều điểm trái ngược so với điều kiện fob, vì thế hai điều kiện này thường được so sánh với nhau. Nếu chọn xuất khẩu theo điều kiện cif, người bán là người chịu trách nhiệm thuê tàu, mua bảo hiểm. Chi phí có thể tính cho người mua trong số tiền mà người mua thanh toán.

Đọc thêm:  Dảk, bủh, lmao là gì? Những từ này dùng trên Facebook như thế nào?

Với điều kiện CIF, người bán có trách nhiệm: Thuê tàu,, đặt booking đóng các khoản phí: phí tàu biển, phí bảo hiểm và các loại local charges như THC, Seal. Bill fee hoặc telex Release nếu có. Trucking và làm các thủ tục hải quan, thanh lý hải quan để thông quan cho lô hàng và thanh toán các chi phí để đưa hàng hóa đến đích.

Người mua có trách nhiệm: Nhận hàng tại cảng đến, lấy vận đơn và các chứng từ liên quan đến tiền hàng; chịu mọi rủi ro tổn thất và rủi ro hàng hóa khi hàng hóa đã được đưa qua lan can tàu; chịu chi phí dỡ hàng, làm hàng, cầu tàu trừ trường hợp người bán chịu theo hợp đồng quy định; lấy giấy cho phép nhập khẩu và các giấy tờ liên quan khác.

Người bán và người mua chuyển giao rủi ro và trách nhiệm tại một thời điểm.

Trong hợp đồng, CIF được viết gắn với tên cảng dỡ hàng. Ví dụ CIF Hải Phòng Port tức là cảng HP là nơi dỡ hàng.

2. Hướng dẫn tính giá Cif

Giá Cif là mức giá được tính tại cầu cảng của nước nhập khẩu, nghĩa là bên bán chịu mọi chi phí cho đến khi hàng hóa được giao tại cảng của bên mua theo qui định.

Giá CIF là giá tại cửa khẩu của bên mua hàng, đã bao gồm chi phí vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa đến cửa khẩu bên nhận hàng.

Giá CIF = Giá FOB + cước vận chuyển

3. Số CIF là gì?

Số CIF là số mã khách hàng, công ty tại ngân hàng. Môt công ty có thể mở nhiều tài khoản tại ngân hàng và ngân hàng quản lý nó bằng số CIF. Hiểu đơn giản số CIF là số code của công ty tại một ngân hàng.

Đọc thêm:  Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả Tế Hanh đối với quê hương

Cif là gì? Hướng dẫn tính giá Cif

4. Mối liên hệ giữa giá FOB và giá CIF

Chúng ta thực hiện so sánh về giá FOB và giá CIF:

Giá Cif

Giá fob

Giống nhau

  • Vị trị chuyển rủi ro giữa người mua và người bán là tại cảng xếp hàng
  • Người bán làm thủ tục hải quan, người mua làm thủ tục nhập hàng.
  • Dù bên nào mua bảo hiểm thì nếu có tốn thấy xảy ra với lô hàng, cả 2 trường hợp người mua là người đứng ra đòi bảo hiểm.

Điều kiện giao hàng

Tiền hàng, bảo hiểm và cước tàu

Giao hàng lên tàu

Bảo hiểm hàng hóa

Trong CIF, người bán bắt buộc phải mua bảo hiểm đường biển cho lô hàng. Sau đó, người bán gửi các chứng từ, hợp đồng bảo hiểm cho người mua. Mức bảo hiểm là tùy 2 bên thỏa thuận.

Trong FOB, người bán không phải mua bảo hiểm cho lô hàng, đây là quyết định của người mua.

Thuê tàu

Người bán không phải thuê tàu, người mua tự book tàu

Người bán tìm tàu vận chuyển

– Giá FOB và giá CIF là hình thức biểu hiện của giá quốc tế theo điều kiện mua bán hàng hóa.

– Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa giá FOB và giá CIF bằng công thức dưới đây:

Giá CIF = Giá FOB + Chi phí bảo hiểm quốc tế của hàng hóa (Insurance) + Cước phí vận chuyển (Freight)

Nói cách khác, giá CIF là giá FOB cộng thêm chi phí bảo hiểm và vận chuyển hàng hóa.

Ý nghĩa

– Trong quan hệ thương mại quốc tế, nước xuất khẩu nên sử dụng giá CIF vì sử dụng giá CIF sẽ đem lại lợi ích cho cả quốc gia và doanh nghiệp xuất khẩu. Cụ thể:

  • Quốc gia xuất khẩu thu được tiền bảo hiểm và cước phí vận chuyển, từ đó tăng thu ngoại tệ và giúp ổn định cán cân thương mại.
  • Bên xuất khẩu chủ động trong việc thuê phương tiện cũng như thời gian vận chuyển.
  • Giải quyết việc làm giúp các ngành vận tải và bảo hiểm trong nước phát triển.
  • Ngoài ra, nhà xuất khẩu còn nhận được một khoản hoa hồng từ bảo hiểm, cước vận chuyển.
Đọc thêm:  Thánh thiện là gì? Con người thánh thiện là gì? Tâm hồn thánh

Tuy nhiên những lợi ích trên chỉ đạt được khi các công ty bảo hiểm và vận chuyển trong nước có khả năng cạnh tranh cao để bảo toàn toàn bộ lợi nhuận trong nước mà không chảy ra nước ngoài.

– Nước nhập khẩu nên lựa chọn giá FOB vì:

  • Nhà nhập khẩu tiết kiệm được một khoản chi phí vận chuyển.
  • Khối lượng ngoại tệ bỏ ra ít hơn, từ đó góp phần ổn định cán cân thương mại.
  • Bên cạnh đó, sử dụng giá FOB giúp nhà nhập khẩu chủ động trong việc nhập khẩu hàng hóa.

Mong rằng bài viết của xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ giúp bạn hiểu hơn về Cif là gì? Hướng dẫn tính giá Cif.

>>>>> Bài viết tham khảo: Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Nơi đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu, và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu: 0904848855/0966199878

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button