Bi kịch cuộc đời Cô Ba Sài Gòn: Từ nhan sắc “thu phục” đàn ông
Nói đến “tứ đại mỹ nhân Hà thành” thời xưa, ta nhớ ngay đến cô Phượng Hàng Ngang, cô Síu Cột cờ, cô Nga Hàng Gai hay cô Bính Hàng Đẫy… Còn ở Sài Thành, không ai có thể quên nhắc đến Cô Ba Sài Gòn.
Từ lâu, đã cónhiều tài liệu ghi chép về danh tiếng lẫy lừng của người phụ nữ được mệnh danh là “Cô Ba Sài Gòn”, với nhan sắc được ví như ”liều độc dược ái tình” làm si mê trái tim của mọi đàn ông. Hàng nghìn giai thoại thêu dệt xoay quanh cuộc đời đầy sóng gió của bóng hồng khiến thân thế cô Ba vẫn còn là ẩn số, và thế hệ ngày nay chỉ được nghe kể qua những câu chuyện mang màu sắc kì ảo thiếu tính xác thực.
Theo những tư liệu lịch sử, có đến hai người phụ nữ nổi tiếng xinh đẹp giai đoạn cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX cùng mang cái tên gần giống nhau là Ba Thiệu và Ba Trà. Cả hai người này đều được gọi chung là ”Cô Ba Sài Gòn”. Hai người phụ nữ, hai nhan sắc khác nhau, cuộc đời cũng khác nhau.
Cô Ba Trà với vẻ đẹp nức tiếng và khả năng “đốn ngã” hàng loat tay chơi hào hoa
Cô là một trong những phụ nữ nổi tiếng nhất Nam Kỳ được xem là “Đệ nhất mỹ nhân Sài Gòn xưa” mà 2 thiếu gia lừng danh Lục tỉnh là Hắc công tử và Bạch công tử đã đốt tiền để thi xem ai nấu sôi nồi chè đậu xanh trước.
Được biết, cô Ba Trà có tên thật là Trần Ngọc Trà, sinh năm 1906. Côđặt chân lên đất Sài Gòn khi chỉ mới 16 tuổi, xuất thân từ làng quê nghèo Cần Đước (Long An).
Tuổi thơ cơ cực và bị hắt hủiđã góp phần hình thành nên tính cách của người đẹp đất Nam Kỳ sau này: Coi đời lạnh như băng.
Ba Trà sớm bộc lộ dung mạo xinh đẹp khi mới chỉ 16 tuổi và nhanh chóng trở thành “ngôi sao” của đất Sài Gòn hoa lệ. Người ta thường ví Cô Ba Tràđẹp đổ quán xiêu đình nên làm mê hoặc, khuynh đảo bao nam nhân lẫy lừng cùng thời, từ những vị thiếu gia miệt tỉnh đến các quý ông học vị học hàm thành thị, văn nhân đa tình…
Được các nhà văn, nhà báo tiền bối mô tả như Ngôi sao Sài Gòn, Huê Khôi Nam Kỳ, sắc đẹp của Cô Ba Trà (Trần Ngọc Trà) đã trở thành niềm mơ ước của tất cả người Sài Gòn, Lục tỉnh.
Với nhan sắc hiếm có của mình, cô lần lượt “đốn ngã” hàng loạt những tay chơi hào hoa, giàu có bậc nhất, trong đó có cả Công tử Bạc Liêu ăn chơi khét tiếng một thời của Lục tỉnh.
Thời ấy có bốn người đàn ông mê mẩn nhan sắc quyến rũ của Ba Trà, đó là vua cờ bạc Sáu Ngọ, bạch công tử, ông đốc phủ B, xứ Trà Vinh và một ông nữa vốn là Phó giám đốc ngân hàng Pháp Á, chi nhánh tại Cần Thơ gọi là ông trọc phú Lâm. Tuy nhiên, Ba Trà trước khi được những trọc phú và những tay chơi khét tiếng này say đắm thì cô đã có một đời chồng Tây, một đời chồng Ta lai tàu ở tận xứ Phan Thiết, và một lô ông hội đồng, ông trọc phú ở các tỉnh miền Tây Nam bộ. Theo thống kê sơ bộ của những người am hiểu về Ba Trà thời ấy thì cùng một lúc Ba Trà có đến một chục đủ đầu (mười hai người) đàn ông ở dưới tay mình. Người nào cũng giàu có và lúc nào cũng sẵn sàng cung phụng cho cô Ba tiền của ăn chơi thỏa thích.
Vì thế, cô sở hữu không biết bao nhiêu đồ quý giá từ trang sức, áo quần hàng hiệu cho đến nhà cửa, xe cộ.
Dẫu được nhiều công tử vây quanh, không tiếc tiềncung phụng cho cô Ba tiền của ăn chơi thỏa thích nhưng lòng cô vẫn “giá lạnh”, khôngxiêu lòng thuộc về ai. Có lẽ vì được nuông chiều nên cô đã ngã vào con đường đỏ – đen lúc nào không hay.
Cũng vì chót mang phận “hồng nhan đa đoan”, cuộc đời của giai nhân Sài Gòn một thuở quả là bảy nổi ba chìm, lên voi xuống vịnh.Những canh bạc dần đốt sạch gia sản của người đẹp. Cô Ba bỗng nhiên “một bước xuống đường” lâm vào cảnh nợ nần, túng bấn và phải đi làm thuê ở một cửa tiệm nhỏ.
Sau này, khi thời thanh xuân đã trôi qua, nhan sắc cô Ba Trà ngày càng phai nhạt bởi hậu quả của một thời ăn chơi trác tán ngập chìm trong thuốc phiện, và những người đàn ông si mê sắc đẹp của cô cũng dần lảng tránh.
Lúc về già cô Ba Trà phải sống khổ cực nghèo khó và qua đời trong đơn độc một mình, chấm dứt cuộc đời đầy sống gió của đóa hoa quỳnh nở vội trong đêm.
Cô Ba “xà bông”: Đệ nhất Hoa khôi của Hòn ngọc Viễn Đông
Cũng tên là cô Ba nhưng người đẹp mang danh cô Ba Thiệu (hay cô Ba “xà bông”) lại có cuộc đời và số phận dường như trái ngược hoàn toàn với cô Ba Trà.Được sinh ra trong một gia đình quyền thế, cha của cô Ba Thiệu là thầy thông Chánh ở Trà Vinh nên cô sống rất hiểu chuyện, được học hành tử tế, am hiểu lễ nghi phép tắc.Nhiều giai thoại kể rằng, tiếng tăm của cô Ba Thiệu nổi lên như cồn từ cuộc thi hoa hậu đầu tiên do chính người Việt Nam tổ chức tại Sài Gòn diễn ra năm 1865.
Cuộc thi này có tên gọiMiss Sài Gòn. Không giới hạn trong phạm vi “Hòn ngọc Viễn Đông”, cuộc thi còn cho phép những mỹ nhân từ các vùng phụ cận tham dự.
Cuối cùng, vượt qua gần 100 cô gái, vương miện Hoa hậu thuộc về cô Ba Thiệu.
Sau khi đăng quang ngôi vị Miss Sài Gòn, nhan sắc của cô Ba nổi tiếng khắp cả Đông dương ngày ấy. Cô được học giả Vương Hồng Sển miêu tả trong quyển Sài Gòn năm xưa là “Cô đẹp tự nhiên, không răng giả, không ngực cao su nhơn tạo. Tóc dài chấm gót, bới ba vòng một ngọn, mướt mượt và thơm phức”. Là hoa hậu nhưng cô Ba sống bình dị, chân chất của một gái quê. Người đẹp Trà Vinh nhận được vô số lời mời chào của nhiều thiếu gia, quan tây giàu có.
Trước vẻ mỹ miều của cô Ba, nhiều người Pháp đã đề nghị cô chụp ảnh để đăng báo ở chính quốc. Họ rất muốn chụp cô trong trang phục áo tắm nhưng cô không đồng ý. Chân dung cô sau đó được vẽ rồi in thành tem với số lượng phát hành lớn chưa từng có ở Đông Dương. Cô là phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện trên con tem.
Một thời gian sau, cô Ba quyết định lấy chồng trong sự tiếc nuối của rất nhiều chàng trai. Thay vì lấy một ông quan tây giàu có, cô Ba lấy một người đàn ông Việt Nam bình thường và chọn cho mình một lối sống giản dị, bỏ lại đằng sau nhiều ánh hào quang.
Ngỡ rằng khi không màng đến ánh hào quang đô thị và chọn lối sống bình dị chốn thôn quê thì cô Ba Thiệu sẽ được hưởng niềm hạnh phúc. Nhưng số phận nghiệt ngã vùi dập đời hoa, gia đình cô bất ngờ hứng chịu bi kịch khủng khiếp, dẫn đến tính mạng cả nhà lâm nguy. Tên biện lý người Pháp Jaboin nhiều lần cậy quyền thế ve vãn và trêu ghẹo mẹ cô vì nhan sắc của bà cũng mặn mòi nhất nhì xứ. Trong một lần nóng giận, cha cô đã rút súng bán chết tên Jaboin và bị chính quyền Pháp thẳng tay xử tử, ngay sau đó cô bị bắt giam và quyên sinh nơi tù ngục.
Xung quanh bi kịch này, lịch sử cũng ghi nhận nhiều câu chuyện khác nhau. Có một ý kiến khác trích từ quyển Hỏi đáp về Sài Gòn – TP HCM xuất bản năm 2006 lại nói chính cô Ba Thiệu mới là người cầm súng bắn chết tên Jaboin, Tòa đại hình Mỹ Tho tuyên án cô tử hình ngày 19/06/1893 rồi hành quyết ngày 18/1/1894.
Tuy cuộc đời của hoa khôi bậc nhất Hòn Ngọc Viễn Đông mang hồi kết cay đắng nhưng vẻ đẹp và danh tiếng của cô đã lưu truyền khắp lục tỉnh. Bức ảnh chụp chân dung cô Ba Thiệu trở thành biểu tượng cho thương hiệu xà bông nổi tiếng do ông Trương Văn Bền sáng lập. Chất lượng của loại xà bông này giành lại thị trường trong nước mà bấy lâu hãng xà bông Pháp Marseille độc chiếm.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!