Cô bé bán diêm – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý – Ngữ văn 8
Cô bé bán diêm – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Cô bé bán diêm Ngữ văn lớp 8, bài học tác giả – tác phẩm Cô bé bán diêm trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
A. Nội dung tác phẩm Cô bé bán diêm
* Tóm tắt văn bản:
Trong đêm giao thừa gió tuyết đầy phố có một cô bé bán diêm nhà nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói đang dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày em không bán được bao diêm nào. Em không dám về nhà vì sợ bố mắng. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi quẹt một que diêm để sưởi ấm. Em quẹt que diêm thứ nhất, lò sưởi hiện ra. Em quẹt que diêm thứ hai, một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Rồi em quẹt que diêm thứ ba, cây thông Nô-en xuất hiện. Quẹt que diêm thứ tư, em gặp bà nội. Sáng hôm sau, cô bé bán diêm đã chết trong giá rét.
B. Tìm hiểu tác phẩm Cô bé bán diêm
1. Tác giả
– An-đéc-xen (1808- 1875), là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em.
– Truyện của ông nhẹ nhàng, trong trẻo, toát lên lòng yêu thương con người, nhất là người nghèo khổ.
2. Tác phẩm
a, Xuất xứ:
– Văn bản được viết vào năm 1845, khi tên tuổi của tác giả lừng danh thế giới với trên 20 năm cầm bút.
– Văn bản “Cô bé bán diêm” trích gần hết truyện ngắn “Cô bé bán diêm”.
b, Bố cục: 3 phần
– Phần 1: Từ đầu → cứng đờ ra: Hình ảnh của cô bé bán diêm trong đêm giao thừa
– Phần 2: Tiếp theo → thượng đế : Các lần quẹt diêm và mộng tưởng của cô bé
– Phần 3: Còn lại: Cái chết thương tâm của cô bé
c, Thể loại: Truyện ngắn.
d, PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
e, Giá trị nội dung:
– Qua câu chuyện nhà văn đã đưa đến chúng ta một thông điệp ý nghĩa: Lòng thương cảm trước số phận của trẻ thơ bất hạnh, hãy phấn đấu vì một tương lai cho tuổi thơ tốt đẹp tràn đầy hạnh phúc.
f, Giá trị nghệ thuật:
– Kể chuyện hấp dẫn chân thực
– Diễn biến tâm lí nhân vật sâu sắc
– Đan xem giữa mộng ảo và thực tại, biện pháp tương phản tạo điểm nhấn về một số phận nhân vật
C. Sơ đồ tư duy Cô bé bán diêm
D. Đọc hiểu văn bản Cô bé bán diêm
1. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa
– Hoàn cảnh:
+ Nhà nghèo, mồ côi mẹ, bà nội đã mất
+ Sống với cha: khó tính, nghiện rượu
+ Sống chui rúc một xó trên gác sát mái nhà
+ Em phải đi bán diêm trên phố
→ Nghèo khổ, bất hạnh, cô đơn, vất vả.
– Hình ảnh em bé:
+ Thời gian: đêm khuya, giao thừa gần đến
+ Không gian: đường phố rét dữ dội, trong các nhà sáng rực, ngoài phố sực nức mùi ngỗng quay.
+ Em bé: đầu trần chân đất, bụng đói cật rét, dò dẫm trong bóng tối.
– Nghệ thuật: tương phản
→ Tình cảnh đáng thương, tội nghiệp của cô bé.
=> Làm nổi bật nỗi cực khổ của cô bé bán diêm, gợi niềm thương cảm cho người đọc
2. Những lần quẹt diêm và mộng tưởng, thực tại của cô bé bán diêm.
Mộng tưởng
Thực tại
Lần 1
– Ngồi trước lò sưởi rực hồng
→ Mong ước được sưởi ấm
– Lò sưởi biến mất
– Bần thần cả người, nghĩ về nhà thế nào cũng bị cha mắng
Lần 2
– Bàn ăn sạch sẽ, những đồ dùng quý giá, có ngỗng quay.
→ Ước được ăn ngon
– Bức tường dày đặc lạnh lẽo
– Khách qua đường lãnh đạm
Lần 3
– Cây thông Noel, hàng trăm ngọn nến, những ngôi sao sáng lấp lánh
→ Ước được vui đón Noel
– Tất cả bay lên trời
– Nghĩ đến bà
Lần 4
– Bà nội hiện về
→ Mong được mãi ở cùng bà, được bà che chở, yêu thương.
-Bà biến mất
=> Bốn lần quẹt diêm là bốn mong ước giản dị, chân thành, chính đáng
Lần 5
– Bà dắt em lên trời
– Em đã chết vì đói rét.
=> Làm nổi bật mong ước chính đáng và số phận bất hạnh của em bé
3. Cái chết của cô bé bán diêm
– Em bé: thi thể ngồi giữa những bao diêm, má hồng, môi mỉm cười → cái chết thương tâm.
– Cảnh vật: bừng sáng
– Mọi người: vui vẻ ra khỏi nhà, không ai để ý đến cô bé đã chết bên đường.
→ Xót thương, đồng cảm với số phận của cô bé, tố cáo xã hội thờ ơ trước người nghèo khổ.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!