Có được nuôi chó, mèo trong khu chung cư, nhà tập thể không?

Căn cứ Điều 2 Phụ lục số 01 mẫu nội quy quản lý ban hành, sử dụng nhà chung cư (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng) quy định cấm thực hiện các nội dung như sau:

– Cấm các chủ thể thực hiện hành vi gây mất an ninh, trật tự, nói tục, chửi bậy, sử dụng truyền thanh, truyền hình hoặc các thiết bị phát ra âm thanh gây ồn ào làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư.

– Cấm các chủ thể thực hiện hành vi phóng uế, xả rác hoặc các loại chất thải, chất độc hại không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường nhà chung cư.

– Cấm các chủ thể thực hiện hành vi ném bất cứ vật gì từ cửa sổ, ban công của căn hộ.

– Cấm các chủ thể thực hiện hành vi chăn, thả, nuôi gia súc, gia cầm trong nhà chung cư.

– Cấm các chủ thể thực hiện hành vi đốt vàng mã, đốt lửa trong nhà chung cư, trừ địa điểm được đốt vàng mã theo quy định tại nhà chung cư.

– Cấm các chủ thể thực hiện hành vi phơi, để quần áo và bất cứ vật dụng nào trên lan can hoặc tại phần không gian từ lan can trở lên hoặc vắt ngang cửa sổ của căn hộ.

– Cấm các chủ thể thực hiện hành vi đánh bạc, hoạt động mại dâm trong nhà chung cư.

– Cấm các chủ thể thực hiện hành vi kinh doanh các ngành nghề có liên quan đến vật liệu nổ, dễ cháy, gây nguy hiểm cho tính mạng, tài sản của người sử dụng nhà chung cư.

– Cấm các chủ thể thực hiện hành vi mua, bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy tại căn hộ và các khu vực khác trong nhà chung cư.

– Cấm các chủ thể thực hiện hành vi tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần diện tích, các thiết bị thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của nhà chung cư.

– Cấm các chủ thể thực hiện hành vi khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến nhà chung cư: do Hội nghị nhà chung cư quy định thêm cho phù hợp với từng nhà chung cư.

– Cấm các chủ thể thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy tại Điều 2 Phụ lục số 01 mẫu nội quy quản lý ban hành, sử dụng nhà chung cư có quy định hành vi “Chăn, thả, nuôi gia súc, gia cầm trong nhà chung cư” là hành vi bị nghiêm cấm trong việc sử dụng nhà chung cư.

Đọc thêm:  Những cách dùng Canva mà nhiếp ảnh gia nên biết - Trường Trung

Chúng ta hiểu về khái niệm gia súc gia cầm như sau:

Khái niệm về gia súc, gia cầm theo Luât Chăn nuôi 2018 đều gắn với quy mô và hình thức sản xuất kinh doanh nhất định bao gồm có: siêu lớn, lớn, vừa, nhỏ, siêu nhỏ hộ gia đình.

Có được nuôi chó, mèo trong khu chung cư, nhà tập thể không?

Có thể thấy nội dung quy định phù hợp với tư duy trên, thú cưng nuôi để bầu bạn sẽ không đồng nhất về cách hiểu cũng như mục đích nuôi như với gia súc, gia cầm.

Như vậy, ta nhận thấy, cho tới khi cơ quan chức năng chưa ban hành cụ thể một văn bản hướng dẫn hoặc quy định rõ ràng, cấm nuôi gia súc, gia cầm và thú cưng (chó, mèo, chim, chuột…) trong chung cư thì quy định cấm nuôi chó, mèo và thú cưng nói chung trong chung cư được biết đến là không có căn cứ pháp luật.

Tuy nhiên trên thực tế thì ta nhận thấy, mẫu nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng chỉ được coi là một mẫu văn bản để nhằm mục đích giúp cho Ban quản lý các chung cư tham khảo và xây dựng nội quy riêng cho nhà chung cư của mình. Cũng chính bởi vì thế mà cũng rất khó có thể coi nội dung trong mẫu nội quy nêu trên là một quy định của pháp luật. Việc cấm nuôi chó, mèo ở chung cư hay không phụ thuộc vào nội quy riêng của từng chung cư, được xây dựng dựa trên sự thống nhất với các cư dân chung cư đó.

Có những chung cư đã quy định rất nghiêm ngặt việc nuôi chó, mèo, do lo ngại mất vệ sinh chung hoặc gây tiếng ồn, ảnh hưởng tới an toàn của những người sống tại chung cư nhưng cũng có chung cư có quy định “cởi mở” hơn, tạo điều kiện cho những người yêu thích chó, mèo sống cùng thú cưng của mình.

2. Những quy định cần nắm rõ để đảm bảo việc nuôi chó, mèo, thú cưng trong chung cư được phù hợp:

Các chủ thể là những người nuôi thú cưng nói chung, và chủ nuôi trong chung cư nói riêng cũng cần phải nắm quy định pháp luật để nhằm mục đích có thể đảm bảo việc nuôi chó, mèo, thú cưng trong chung cư được phù hợp. Cụ thể:

– Thứ nhất:

Đọc thêm:  Đấu tranh phòng, chống bạo loạn chính trị, ly khai trên địa bàn Tây

Đối với chung cư được phép nuôi thú cưng thì việc nuôi thú cưng nhằm mục đích kinh doanh (mua, bán) sẽ bị xếp vào nhóm gia súc, gia cầm theo quy định và tùy mức độ thiệt hại có khả năng bị yêu cầu giải tán, bồi thường và buộc di dời ra khỏi chung cư. Hình thức xử lý vi phạm cụ thể trên thực tế cũng sẽ do ban quản lý chung cư xây dựng dựa trên Điều 8 Mẫu nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư. Và, trong trường hợp này thì các biện pháp cắt điện, cắt nước…có khả năng được áp dụng.

– Thứ hai:

Đối với chủ nuôi chó, mèo cần thực hiện các biện pháp bảo đảm cho thú cưng của mình để tránh những rủi ro không đáng có xảy ra. Căn cứ Điều 66 Luật chăn nuôi 2018 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2020) về việc Quản lý nuôi chó, mèo quy định chủ nuôi chó, mèo phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

+ Chủ nuôi chó, mèo phải thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật về thú y.

+ Chủ nuôi chó, mèo khi nghi ngờ chó, mèo có triệu chứng bệnh dại phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cán bộ chăn nuôi, thú y cơ sở và thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về thú y.

+ Chủ nuôi chó, mèo phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y.

+ Đối với trường hợp chó, mèo tấn công, gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

3. Lưu ý khi nuôi chó, mèo:

Khi nuôi chó mèo tại chung cư hay tại bất cứ đâu thì các chủ thể cũng nên lưu ý các vấn đề sau đây:

– Chọn nuôi một chú chó hay chú mèo đã lớn không phải là ý định tồi. Như vậy, các chủ thể cũng sẽ không cần phải dạy nhiều về những kĩ năng cơ bản như đi vệ sinh đúng chỗ. Chó, mèo trưởng thành cũng không cần để tâm đến quá nhiều như những chú chó, mèo nhỏ khác. Nếu các chủ thể lại không có nhiều kinh nghiệm nuôi thú cưng, bạn nên cẩn thận với giống chó, mèo từng bị hành hạ vì tính tình không ổn định và có thể gây nguy hiểm cho con cái của chính các chủ thể đó.

– Với những người chưa từng nuôi thú cưng, việc nuôi chó, mèo có thể là một thử thách lớn với các chủ thể . Chúng có thể làm hư đồ đạc trong nhà, đi vệ sinh lung tung, nhảy vào người hoặc cắn các chủ thể và bé. Người bạn này cũng giống như đứa trẻ vậy, luôn cần tình cảm và sự thấu hiểu. Vậy nên đừng từ bỏ chú chó, mèo của mình quá nhanh, các chủ thể cũng có thể đưa chúng đến các trung tâm huấn luyện hoặc nhờ bác sĩ thú ý tư vấn.

Đọc thêm:  Đánh giá kết quả rèn luyện - Cổng tư vấn Nhập học - UEH

– Mua một quyển sách dạy nuôi chó, mèo hay tham dự một chương trình đào tạo bài bản, thường xuyên sẽ gắn kết bạn và thú cưng của mình hơn, không còn lo vấn đề tuân thủ các điều lệnh hay hung hang quá mức. Nếu được, các thành viên trong nhà nên tham gia vào khóa huấn luyện để biết cách chăm sóc và chơi đùa cùng chú chó, mèo của cả nhà. Đây chính là khoản đầu tư mà bạn không bao giờ hối hận về sau.

– Nếu trong nhà có người dị ứng với lông chó, lông mèo, thì hãy chọn loại chó lông ngắn hoặc ít rụng lông như Poodles hoặc Schnauzers. Ngoài ra, các chủ thể cũng nên mua máy hút bụi hoặc làm sạch không khí để dọn dẹp lông chó trong nhà.

– Khi quyết định nuôi chó, mèo, xung quanh các chủ thể sẽ có rất nhiều người bàn ra tán vào, đưa ra không ít lời khuyên về việc nên chọn con này hay bỏ con kia. Nếu bạn bỏ qua cảm xúc của bản thân, rất có thể cả nhà sẽ có 1 chú chó, mèo hoàn toàn không phù hợp. Nuôi thú cưng không phải là chuyện mua bán theo cảm tính. Các chủ thể cũng nên thật bình tĩnh và suy xét liệu chú chó, mèo mình chọn ban đầu có thích hợp hay không.

Trong trường hợp nếu nhà có trẻ nhỏ, cha mẹ nên lưu ý:

– Cha mẹ cần khuyến khích những tương tác tích cực và ngăn những xung đột giữa trẻ với vật nuôi. Cha mẹ có thể dắt cả hai cùng đi dạo với nhau hoặc cho chú chó ngồi bên cạnh khi bạn thay tã hay cho con bú.

– Cha mẹ không cho chó lại gần khi bé đang chơi, ngủ. Nên đóng cửa hoặc sử dụng một hàng rào ở cửa để ngăn chặn.

– Cha mẹ không bao giờ để chó và bé ở bên nhau mà không có người lớn coi sóc.

– Cha mẹ nên ngăn con mình tiếp xúc với cún khi bạn không thể giám sát cận kề hoặc khi trẻ đang ăn, chơi, lúc chó ngủ….

– Thưởng cho cả trẻ và cún khi chúng hành xử đúng theo đúng ý mình.

– Hãy trò chuyện với những người hàng xóm để dặn họ trông và nhốt chó cẩn thận.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button