Bài văn mẫu Có thể khái quát trình tự dẫn dắt tạo ra xung đột đầy kịch
Đề bài: Có thể khái quát trình tự dẫn dắt tạo ra xung đột đầy kịch tính của Nguyễn Dữ như thế nào?
Bài làm:
Trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ đã xây dựng cốt truyện vô cùng hấp dẫn người đọc. Để làm được điều đó, nhà văn đã dẫn dắt tạo ra xung đột đầy kịch tính. Xung đột ấy có bắt đầu, có đi đến cao trào, thắt nút và cuối cùng mở nút. Người đọc không chỉ bị cuốn vào câu chuyện được kể mà bên cạnh đó, qua các sự kiện trên, chúng ta còn nhận thấy nhà văn đã gửi gắm tư tưởng của mình vào cốt truyện.
Có thể khái quát trình tự dẫn dắt tạo ra xung đột đầy kịch tính của Nguyễn Dữ như sau:
Hành động Ngô Tử Văn đốt đền tà. Đây là hành động quyết đoán để tiêu diệt hồn ma tên tướng giặc phương Bắc vốn đã làm yêu làm quái trong dân gian. Hắn là kẻ vô cùng độc ác, xảo trá nên hành động đốt đền của Tử Văn khiến mọi người lắc đầu lè lưỡi, lo sợ cho chàng, song chàng vung tay không hề sợ hãi. Chàng đang trực tiếp muốn đối đầu với hồn ma tên tướng giặc. Đây là sự kiện dự báo cho những diễn biến căng thẳng hơn sẽ diễn ra.
Tử Văn gặp hồn ma tên tướng giặc. Hắn đề nghị Tử Văn trả lại đền, đe dọa chàng nếu không nghe lời thì sẽ biết. Tử Văn mặc kệ, cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên. Cuộc đối đầu bắt đầu có xung đột.
Tử Văn gặp Thổ Công. Đây là người trước kia cai quản đền, giúp dân nhưng bị hồn ma tên tướng giặc đánh đuổi. Thổ Công cho chàng biết hồn ma tên tướng giặc đã kiện chàng ở Minh Ti, ông căn dặn Tử Văn những điều cần làm khi đối phó với tên hung thần ở dưới âm phủ. Lúc này, xung đột đã được đẩy lên thành cuộc đối đầu giữa cái thiện – cái ác, chính nghĩa – gian tà.
Tử Văn bị bắt xuống Âm phủ, cuộc đấu trí giữa chàng – cái thiện với hồn ma tên tướng giặc – cái ác diễn ra vô cùng căng thẳng. Dù Tử Văn khảng khái đấu tranh nhưng viên Bách hộ Thôi lại vô cùng xảo trá. Cốt truyện trở nên kịch tính với cao trào Diêm Vương quát mắng và không tin lời Tử Văn.
Diêm Vương sinh nghi và tiến hành điều tra theo lời Tử Văn. Sự kiện này đã dần dần mở nút cho câu chuyện.
Nhờ bằng chứng xác thực, Tử Văn chiến thắng và sau đó được mời giữ chức quan Phán sự đền Tản Viên, còn hồn ma tên tướng giặc bị bỏ vào ngục Cửu U. Mâu thuẫn được giải quyết, kết thúc thỏa mãn mong ước của bao bạn đọc.
Có thể nói, quá trình dẫn dắt tạo ra xung đột đầy kịch tính của Nguyễn Dữ đã làm nên sự hấp dẫn của “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”. Đồng thời, qua đó, quá trình đấu tranh vô cùng khó khăn của cái thiện, chính nghĩa cũng được khắc họa. Sau tất cả, cái thiện luôn luôn chiến thắng, đó là tư tưởng then chốt mà nhà văn muốn gửi gắm thông qua cốt truyện đầy kịch tính.
https://thuthuat.taimienphi.vn/co-the-khai-quat-trinh-tu-dan-dat-tao-ra-xung-dot-day-kich-tinh-cua-nguyen-du-nhu-the-nao-42013n.aspx Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là tác phẩm nổi bật trong ngữ văn lớp 10, ngoài bài làm văn Phân tích ý nghĩa của đoạn kết trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên và lời bình cuối truyện, học sinh và thầy cô tham khảo thêm các bài làm văn mẫu khác như Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Tóm tắt Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Kết thúc câu chuyện, Ngô Tử Văn được nhận chức phán sự ở đền Tản Viên. Ý nghĩa của chi tiết này? hay cả phần Soạn văn Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!