Tổng hợp các công thức kế toán quản trị thường dùng – MeInvoice

Bài viết sau đây của MISA MeInvoice sẽ tổng hợp các công thức kế toán quản trị thường được dùng khi làm kế toán quản trị tại các doanh nghiệp.

Lưu ý: Nếu bạn cần tìm hiểu tổng quan về kế toán quản trị bao gồm các thông tin về mức lương, kỹ năng nghề nghiệp thì hãy xem bài viết xem thêm trước khi tìm hiểu bài viết này.

Xem thêm: Kế toán quản trị là gì? Mức lương, kỹ năng cần thiết

công thức kế toán quản trị

1. Công thức kế toán quản trị phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận

1.1 Số dư đảm phí

Số dư đảm phí (hay còn gọi là Lãi trên biến phí) là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến. Số dư đảm phí khi đã bù đắp chi phí bất biến, số dôi ra sau khi bù đắp chính là lợi nhuận. Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn vị sản phẩm.

  • Số dư đảm phí toàn bộ sản phẩm = Doanh thu – Biến phí toàn bộ sản phẩm
  • Số dư đảm phí 1 sản phẩm = Giá bán 1 sản phẩm – Biến phí 1 sản phẩm

1.2 Tỷ lệ số dư đảm phí

Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ giữa số dư đảm phí với doanh thu một công cụ rất mạnh khác. Tỷ lệ số dư đảm phí được sử dụng để xác định mức chênh lệch của tổng số dư đảm phí khi doanh thu thay đổi.

  • Tỷ lệ số dư đảm phí = (Tổng số dư đảm phí / Tổng doanh thu) * 100%

Nếu tính riêng từng loại sản phẩm có thể tính như sau:

  • Tỷ lệ số dư đảm phí = (Giá bán – Biến phí) / Giá bán * 100%

1.3 Đòn bẩy kinh doanh

Khái niệm đòn bẩy kinh doanh hay còn gọi là đòn bẩy hoạt động được sử dụng để phản ánh mức độ ảnh hưởng của kết cấu chi phí kinh doanh của doanh nghiệp (kết cấu giữa chi phí kinh doanh cố định và chi phí kinh doanh biến đổi) đến lợi nhuận trước thuế và lãi vay khi doanh thu thay đổi.

  • Đòn bẩy kinh doanh = (Tốc độ tăng lợi nhuận / Tốc độ tăng doanh thu) > 1
  • Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = Số dư đảm phí / Lợi nhuận (trước thuế)

1.4 Điểm hòa vốn

Điểm hòa vốn được xác định là thời điểm khi chi phí cố định được thu hồi. Nó chỉ xảy ra khi chúng ta có cái gọi là lãi trên Số dư đảm phí, đó là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí biến đổi. Khi lấy chi phí cố định chia cho lãi trên số dư đảm phí, chúng ta sẽ có điểm hòa vốn (công thức kế toán quản trị).

  • Sản lượng tiêu thụ hòa vốn = Định phí / Số dư đảm phí 1 sản phẩm
  • Doanh thu hòa vốn = Định phí / Tỷ lệ số dư đảm phí
Đọc thêm:  Nghị luận xã hội: Thực trạng nhiều học sinh không thích học môn

1.5 Sản lượng cần bán, doanh thu cần bán

  • Sản lượng cần bán = (Định phí + Lợi nhuận mong muốn) / Số dư đảm phí 1 sản phẩm
  • Doanh thu cần bán = (Định phí + Lợi nhuận mong muốn) / Tỷ lệ số dư đảm phí

1.6 Số dư an toàn

Số dư an toàn là con số biểu thị mức độ chênh lệch giữa doanh thu và hòa vốn. Điều này bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kết cấu chi phí của từng doanh nghiệp.

  • Số dư an toàn = Doanh thu thực hiện (doanh thu dự kiến) – Doanh thu hòa vốn
  • Tỷ lệ số dư an toàn = (Số dư an toàn / Doanh thu thực hiện) * 100%

1.7 Sản lượng tiêu thụ

  • Sản lượng tiêu thụ = (Tổng số dư đảm phí / Số dư đảm phí 1 sản phẩm) * 100%

Lưu ý: Nếu muốn tìm hiểu về đề thi kế toán quản trị, bạn có thể tham khảo bài viết xem thêm.

Xem thêm: Một số câu hỏi trắc nghiệm kế toán quản trị có đáp án

2. Công thức kế toán quản trị phân tích biến động chi phí sản xuất

các công thức kế toán quản trị

2.1 Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

– Xác định chỉ tiêu phân tích

  • C0 = Q1*m0*G0
  • C1 = Q1*m1*G1
  • C0: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp định mức
  • C1: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế
  • Q1: Số lượng sản phẩm sản xuất thực tế
  • m0: Lượng nguyên vật liệu trực tiếp định mức sản xuất 1 sản phẩm
  • m1: Lượng nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sản xuất 1 sản phẩm
  • G0: Giá mua định mức 1 đơn vị nguyên vật liệu trực tiếp
  • G1: Giá mua thực tế 1 đơn vị nguyên vật liệu trực tiếp

– Xác định đối tượng phân tích – Biến động chi phí (∆C)

  • ∆C = C1 – C0
  • ∆C > 0: bất lợi
  • ∆C <= 0: thuận lợi

– Xác định ảnh hưởng của các nhân tố (công thức kế toán quản trị)

Lượng nguyên vật liệu trực tiếp tiêu hao – biến động lượng (∆Cm):

Cố định nhân tố giá mua nguyên vật liệu trực tiếp theo trị số định mức:

  • ∆Cm = Q1*m1*G0 – Q1*m0*G0
  • ∆Cm > 0: bất lợi
  • ∆Cm <= 0: thuận lợi

Giá mua nguyên vật liệu trực tiếp – biến động giá (∆CG):

Cố định nhân tố lượng nguyên vật liệu trực tiếp tiêu hao theo trị số thực tế:

  • ∆CG = Q1*m1*G1 – Q1*m1*G0
  • ∆CG > 0: bất lợi
  • ∆CG <= 0: thuận lợi

2.2 Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp

– Xác định chỉ tiêu phân tích

  • C0 = Q1*t0*G0
  • C1 = Q1*t1*G1
  • C0 : chi phí nhân công trực tiếp định mức
  • C1: chi phí nhân công trực tiếp thực tế
  • Q1: Số lượng sản phẩm sản xuất thực tế
  • t0: Lượng thời gian lao động trực tiếp định mức sản xuất 1 sản phẩm
  • t1: Lượng thời gian lao động trực tiếp thực tế sản xuất 1 sản phẩm
  • G0: Giá định mức 1 giờ lao động trực tiếp
  • G1: Giá thực tế 1 giờ lao động trực tiếp (công thức kế toán quản trị)
Đọc thêm:  Kể về lễ hội chọi trâu (30 mẫu) SIÊU HAY - vietjack.me

– Xác định đối tượng phân tích – biến động chi phí (∆C)

  • ∆C = C1 – C0
  • ∆C ≤ 0: thuận lợi
  • ∆C > 0: bất lợi

– Xác định ảnh hưởng của các nhân tố

Lượng thời gian lao động trực tiếp tiêu hao – biến động lượng (∆Ct):

Cố định nhân tố đơn giá lao động trực tiếp theo trị số định mức:

  • ∆Ct = Q1*t1*G0 – Q1*t0*G0
  • ∆Ct ≤ 0: thuận lợi
  • ∆Ct > 0: bất lợi

Giá thời gian lao động trực tiếp – biến động giá (∆CG)

Cố định nhân tố lượng thời gian lao động trực tiếp tiêu hao theo trị số thực tế:

  • ∆CG = Q1*t1*G1 – Q1*t1*G0
  • ∆CG ≤ 0: thuận lợi
  • ∆CG > 0: bất lợi (công thức kế toán quản trị)

2.3 Phân tích biến động chi phí sản xuất chung

2.3.1 Phân tích biến động biến phí sản xuất chung

– Xác định chỉ tiêu phân tích:

  • C0 = Q1*t0*b0
  • C1 = Q1*t1*b1
  • C0: Biến phí sản xuất chung định mức
  • C1: Biến phí sản xuất chung thực tế
  • Q1: Số lượng sản phẩm sản xuất thực tế
  • t0: Lượng thời gian chạy máy định mức sản xuất một sản phẩm
  • t1: Lượng thời gian chạy máy thực tế sản xuất một sản phẩm
  • b0: Biến phí sản xuất chung định mức một giờ máy sản xuất
  • b1: Biến phí sản xuất chung thực tế một giờ máy sản xuất

– Xác định đối tượng phân tích – biến động chi phí (∆C):

  • ∆C = C1 – C0
  • ∆C ≤ 0: thuận lợi
  • ∆C > 0: bất lợi

– Xác định ảnh hưởng của các nhân tố

Lượng thời gian máy sản xuất tiêu hao – biến động năng suất (∆Ct):

Cố định nhân tố chi phí sản xuất chung đơn vị theo trị số định mức

  • ∆Ct = Q1*t1*b0 – Q1*t0*b0
  • ∆Ct ≤ 0: thuận lợi
  • ∆Ct > 0: bất lợi

Giá mua và lượng vật dụng, dịch vụ – biến động chi phí (∆Cb):

Cố định nhân tố lượng thời gian chạy máy sản xuất theo trị số thực tế

  • ∆Cb = Q1*t1*b1 – Q1*t1*b0
  • ∆Cb ≤ 0: thuận lợi
  • ∆Cb > 0: bất lợi (công thức kế toán quản trị)

2.3.2 Phân tích biến động định phí sản xuất chung

– Xác định chỉ tiêu phân tích

  • C0 = Q1*t0*đ0
  • C1 = Q1*t1*đ1
  • C0: Định phí sản xuất chung định mức
  • C1: Định phí sản xuất chung thực tế
  • Q1: Số lượng sản phẩm sản xuất thực tế
  • t0: Lượng thời gian chạy máy định mức sản xuất một sản phẩm
  • t1: Lượng thời gian chạy máy thực tế sản xuất một sản phẩm
  • đ0: Định phí sản xuất chung định mức một giờ máy sản xuất
  • đ1: Định phí sản xuất chung thực tế một giờ máy sản xuất

– Xác định ảnh hưởng của các nhân tố

Lượng sản phẩm sản xuất – biến động lượng (∆Cq):

  • ∆Cq = – (Q1*t0*đ0 – Q0*t0*đ0)
  • ∆Cq ≤ 0: thuận lợi
  • ∆Cq > 0: bất lợi (công thức kế toán quản trị)

Giá mua vật dụng, dịch vụ – biến động dự toán (∆Cd):

  • ∆Cd = Q1*t1*đ1 – Q0*t0*đ0
  • ∆Cd ≤ 0: thuận lợi
  • ∆Cd > 0: bất lợi
Đọc thêm:  Bài văn Tưởng tượng cảnh Lão Hạc bán chó và kể lại câu chuyện ấy

– Xác định tổng biến động

  • ∆C = ∆Cq + ∆Cd
  • ∆C ≤ 0: thuận lợi
  • ∆C > 0: bất lợi

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

3. Công thức kế toán quản trị quyết định giá bán sản phẩm

3.1 Xác định giá bán hàng loạt

3.1.1 Phương pháp toàn bộ

  • Giá bán = Chi phí nền + Số tiền tăng thêm
  • Chi phí nền = chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + chi phí nhân công trực tiếp + chi phí sản xuất chung
  • Số tiền tăng thêm = Tỷ lệ số tiền tăng thêm * Chi phí nền
  • Tỷ lệ số tiền tăng thêm = (chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp + Mức hoàn vốn mong muốn / Tổng chi phí nền ) * 100%
  • Mức hoàn vốn mong muốn = Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) * Tài sản hoạt động bình quân

3.1.2 Phương pháp trực tiếp (đảm phí)

  • Giá bán = Chi phí nền + Số tiền tăng thêm
  • Chi phí nền = Biến phí sản xuất + Biến phí bán hàng + Biến phí quản lý doanh nghiệp
  • Số tiền tăng thêm = Tỷ lệ số tiền tăng thêm * Chi phí nền (công thức kế toán quản trị)
  • Tỷ lệ số tiền tăng thêm = (Định phí sản xuất, bán hàng, quản lý doanh nghiệp + Mức hoàn vốn mong muốn) / Tổng chi phí nền * 100%
  • Mức hoàn vốn mong muốn = Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) * Tài sản hoạt động bình quân

3.2 Xác định giá bán dịch vụ

  • Giá bán = Giá thời gian lao động trực tiếp thực hiện + Giá bán hàng hóa.
  • Giá thời gian lao động trực tiếp = Giá một giờ lao động trực tiếp + Số giờ lao động trực tiếp.
  • Giá một giờ lao động trực tiếp = Chi phí nhân công trực tiếp của 1 giờ lao động trực tiếp + chi phí quản lý, phục vụ của 1 giờ lao động trực tiếp + Lợi nhuận của 1 giờ lao động trực tiếp.
  • Chi phí nhân công trực tiếp của 1 giờ lao động trực tiếp = Tổng chi phí nhân công trực tiếp / Tổng số giờ lao động trực tiếp.
  • Chi phí quản lý phục vụ của 1 giờ lao động trực tiếp = Tổng chi phí quản lý phục vụ / Tổng số giờ lao động trực tiếp.

Tạm kết

Trên đây là các công thức kế toán quản trị thường gặp. Bên cạnh đó, để giúp kế toán tổng hợp, kế toán trưởng theo dõi, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các báo cáo, biểu đồ trực quan, MISA tiên phong ra mắt Phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice.

MeInvoice đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC và có thể kết nối trực tiếp với Tổng Cục Thuế. Qua đó, giúp quá trình thông báo phát hành hóa đơn của khách hàng diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn và tăng độ tin cậy, tính pháp lý cho hóa đơn của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button