Công Thức Tính Quãng Đường Lớp 10 – Trung Tâm Gia Sư WElearn

Công thức tính quãng đường là một trong những công thức được sử dụng nhiều nhất, không chỉ trong bài học mà còn được vận dụng ở thực tế. Hãy cùng Trugg tâm WElearn gia sư tìm hiểu về những kiến thức liên quan đến quãng đường như định nghĩa, công thức, cách vận dụng công thức vào bài tập nhé!

>>>> Xem thêm: Gia sư môn Vật Lý

1. Quãng đường là gì

Quãng đường là độ dài di chuyển của một vật hoặc của con người hay phương tiện.

Độ dài của quãng đường được đo bằng đơn vị: km, m, cm,…

2. Công thức tính quãng đường, thời gian, vận tốc

Công thức: v = s/t

Trong đó ta có:

  • v là vận tốc
  • s là quãng đường đi được
  • t là thời gian vật di chuyển

Từ công thức trên, ta có công thức tính quãng đường: S = V.t

Và công thức tính thời gian: t = S/V

A.Chuyển động cùng chiều:

Tính vận tốc: v = s : t

  • v : là hiệu vận tốc V1 và V2 vận tốc……………..đơn vị là : km/h
  • s : là quãng đường……….đơn vị là : km
  • t : là thời gian…………… đơn vị là : giờ
  • Thời gian là đi từ A đến B hết bao nhiêu giờ: tkết thúc – txuất phát = tthực(thời gian)
  • Thời điểm là từ lúc xuất phát đến khi về đích là: t (xuất phát) + t(thực)(thời gian) = t(thời điểm)

Tính quãng đường: s = v x t ⇔ s = (v1 – V2) x t

  • v : là hiệu vận tốc V1 và V2……………..đơn vị là : m/phút
  • s : là quãng đường……….đơn vị là : m
  • t : là thời gian…………… đơn vị là : phút

Tính thời gian: t = s : v ⇔ t = s : (v1 – V2)

  • v : là vận tốc……………..đơn vị là : m/giây
  • s : là quãng đường……….đơn vị là : m
  • t : là thời gian…………… đơn vị là : giây

B.Chuyển động ngược chiều:

Tính vận tốc: v = s : t

  • v : là vận tốc……………..đơn vị là : km/h
  • s : là quãng đường……….đơn vị là : km
  • t : là thời gian…………… đơn vị là : giờ

Tính quãng đường: s = v x t ⇔ s = (v1 + V2) x t

  • v : là vận tốc……………..đơn vị là : m/phút
  • s : là quãng đường……….đơn vị là : m
  • t : là thời gian…………… đơn vị là : phút

Tính thời gian: t = s : v ⇔ t = s : (v1 + V2)

  • v : là vận tốc……………..đơn vị là : m/giây
  • s : là quãng đường……….đơn vị là : m
  • t : là thời gian…………… đơn vị là : giây

3. Phương trình tọa độ

a) Phương trình chuyển động thẳng đều

Xét một chất điểm chuyển động thẳng đều

Giả sử ở thời điểm ban đầu t0 chất điểm ở vị trí M0(x0), đến thời điểm t chất điểm ở vị trí M(x).

Quãng đường đi được sau quảng thời gian t – t0 là

  • s = x – x0 = v(t – t0)
  • hay x = x0 + v(t – t0)

b) Đồ thị tọa độ – thời gian của chuyển động thẳng đều

Đồ thị tọa độ – thời gian là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tọa độ của vật chuyển động theo thời gian.

Ta có:

Đồ thị tọa độ – thời gian là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tọa độ của vật chuyển động theo thời gian.

= hệ số góc của đường biểu diễn (x,t)

Đọc thêm:  Dàn ý phân tích Hồn Trương Ba da hàng thịt với các đề văn thường

Lưu ý:

  • Nếu v > 0 ⇒ > 0, đường biểu diễn thẳng đi lên.
  • Nếu v < 0 ⇒ < 0, đường biểu diễn thẳng đi xuống.

c) Đồ thị vận tốc – thời gian

Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng đều.

4. Vận tốc trung bình là gì? Công thức tính

Vận tốc trung bình là vận tốc của vật bị thay đổi theo thời gian.

Trong một khoảng thời gian nhất định, vận tốc trung bình là thương giữa sự thay đổi vị trí trong thời gian đang xét với khoảng thời gian đó.

5. So sánh vận tốc và tốc độ

Cơ sở để so sánh

Tốc độ

Vận tốc

Ý nghĩa

Tốc độ đề cập đến khoảng cách được bao phủ bởi một đối tượng trong đơn vị thời gian.

Vận tốc đề cập đến sự dịch chuyển của vật thể trong thời gian đơn vị.

Xác định

Làm thế nào nhanh chóng một cái gì đó đang di chuyển?

Theo hướng nào một cái gì đó đang di chuyển?

Số lượng

Số lượng vô hướng

Số lượng Vetor

Chỉ ra

Sự nhanh chóng của đối tượng.

Nhanh chóng và vị trí của đối tượng.

Tỷ lệ

Thay đổi khoảng cách

Thay đổi dịch chuyển

Khi cơ thể trở về vị trí ban đầu

Sẽ không bằng không

Sẽ là số không

Vật di chuyển

Tốc độ của đối tượng di chuyển không bao giờ có thể là tiêu cực.

Vận tốc của vật chuyển động có thể dương, âm hoặc bằng không.

6. Chuyển động thẳng nhanh dần đều và chuyển động thẳng chậm dần đều

Gia tốc là đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc và được đo bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc Δv và khoảng thời gian vận tốc biến thiên Δt.

Biểu thức:

Trong hệ SI, đơn vị của gia tốc là m/s2

* Vectơ gia tốc

Vì vận tốc là đại lượng vectơ nên gia tốc cũng là đại lượng vectơ:

Chiều của vecto gia tốc

  • Cùng chiều với vecto vận tốc khi chuyển động thẳng nhanh dần đều
  • Ngược chiều với vecto vận tốc khi chuyển động thẳng chậm dần đều

Vận tốc, quãng đường đi, phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều và chuyển động thẳng chậm dần đều

  • Công thức tính vận tốc: v = v0 + at
  • Công thức tính quãng đường:

Phương trình chuyển động:

Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường trong chuyển động thẳng biến đổi đều:

Trong đó:

  • v0 là vận tốc ban đầu
  • v là vận tốc ở thời điểm t
  • a là gia tốc của chuyển động
  • t là thời gian chuyển động
  • x0 là tọa độ ban đầu
  • x là tọa độ ở thời điểm t

Lưu ý: Nếu chọn chiều dương là chiều chuyển động thì:

  • v0 > 0 và a > 0 với chuyển động thẳng nhanh dần đều
  • v0 > 0 và a < 0 với chuyển động thẳng chậm dần đều

7. Các công thức liên quan đến vận tốc

7.1 Công thức tính vận tốc dòng nước

Công thức tính vận tốc ngược chiều

  • Vận tốc xuôi dòng = Vận tốc thực vật + Vận tốc dòng nước
  • Vận tốc ngược dòng = Vận tốc thực vật – Vận tốc dòng nước

Trong đó:

  • Vận tốc thực vật: Vận tốc khi dòng nước yên lặng
  • Trên cùng một quãng đường ta sẽ luôn có thời gian và vận tốc là hai đại lượng có tỉ lệ nghịch.

7.2. Công thức tính vận tốc truyền âm

Công thức:: v = S/t . Trong đó:

Trong đó:

  • v: Vận tốc truyền âm, đơn vị m/s
  • s: Quãng đường truyền âm, đơn vị m
  • t: Thời gian truyền âm.
Đọc thêm:  Mẫu sơ kết lớp của giáo viên chủ nhiệm 2023 - VnDoc.com

7.3. Công thức tính vận tốc góc

  • Vận tốc góc là đại lượng vecto thể hiện sự thay đổi của vật theo thời gian khi quay tròn.
  • Độ lớn vận tốc góc bằng với tốc độ góc
  • Hướng vectơ vận tốc góc được xác định quy tắc bàn tay phải.
  • Công thức tính vận tốc góc: ω=dθ/dt.

Trong đó, ω là kỳ hiệu véc tơ vận tốc góc.

8. Bài tập áp dụng công thức tính quãng đường

Bài 1:. Chiếc ca nô đang di chuyển với vận tốc 15 km/h. Tính quãng đường ca nô di chuyển trong thời gian 3 giờ.

Lời Giải: Dựa vào công thức tính quãng đường suy ra ca nô di chuyển trong thời gian 3 giờ là: s=15×3=45 (km).

Đáp số: Trong 3 giờ ca nô đi được 45 km.

Bài 2: Xe máy di chuyển từ vị trí A lúc 8 giờ 20 phút, vận tốc 42 km/h, xe đi đến B vào 11h. Xác độ dài quãng đường AB mà xe máy đi được?

Lời Giải:

Thời gian xe máy di chuyển hết đoạn AB: 11-8h20’=2h40’ = 8/3 (8 phần 3)

Quãng đường AB sẽ là: 42 x 8/3 = 112 km.

Đáp số bài này là 42 km.

Bài 3: Một ô tô di chuyển từ vị trí A đến B với vận tốc 30 km/h.Tiếp tục di chuyển ngược lại từ B về A với vận tốc 45 km/h. Xác định quãng đường AB khi biết rằng thời gian từ B về A ít hơn thời gian đi từ A ến B 40 phút.

Lời Giải: Ô tô đi từ A đến B rồi lại di chuyển từ B về A => quãng đường đi và về bằng nhau. Quãng đường bằng nhau có thể suy ra vận tốc và thời gian tỉ lệ nghịch.

Tỉ số giữa vận tốc đi và vận tốc về đoạn đường AB:

30 : 45 = 2/3.

Quãng đường bằng nhau nên có thể suy ra vận tốc và thời gian tỉ lệ nghịch. Tỉ số thời gian đi và thời gian về bằng 3/2.

Thời gian đi từ A đến B là:

40 x 3 = 120 (phút)

Quy đổi từ 120 phút = 2 giờ

Quãng đường AB:

30 x 2 = 60 (km)

Bài 4: Một chiếc ô tô di chuyển trên đường với vận tốc = 60 km/h, xe lên dốc 3 phút với vận tốc = 40 km/h. Cho rằng ôtô chuyển động thẳng đều. Hãy tính quãng đường ô tô dã đi được.

Lời Giải:

Quãng đường 1: S1 = v1.t1 = 5 km

Quãng đường 2: S2 = v2.t2 = 2 km

Tổng: S = S1 + S2 = 7 km

Suy ra quãng đường ô tô đi được trong 2 đoạn đường là 7 km.

Bài 5: Một người đi xe đạp trong 15 phút với vận tốc 12,6 km/ giờ. Tính quãng đường đi được của người đó.

Lời giải:

Ta có thể đổi số đo thời gian sang đơn vị giờ và tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.

Ta có 15 phút = 0,25 giờ

Quãng đường đi được của xe đạp là:

12,6 × 0,25 = 3,15 (km)

Đáp số: 3,15 (km)

Bài 6: Một xe máy đi từ A lúc 8 giờ 20 phút với vận tốc 42 km/ giờ đến B lúc 11 giờ. Tính độ dài của quãng đường AB.

Lời giải:

Tính thời gian xe máy đi từ A đến B = thời gian lúc đến B – thời gian đi từ A. Tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.

Thời gian đi của xe máy là:

11 giờ – 8 giờ 20 phút = 2 giờ 40 phút

2 giờ 40 phút = 8/3 giờ

Độ dài quãng đường AB là: 42 x 8/3 = 112 (km)

Đáp số: 112 km

Bài 7: Một ô tô đi trong 4 giờ với vận tốc 42,5 km/giờ. Tính quãng đường đi được của ô tô.

Lời giải:

Quãng đường ô tô đi được trong 4 giờ:

Đọc thêm:  Viết đoạn văn ngắn từ 6 đến 8 câu tả một đồ dùng cá nhân em thích

42,5 × 4 = 170 (km)

Đáp số: 170 km

Để tính quãng đường ô tô đi được ta lấy quãng đường ô tô đi được trong 1 giờ hay vận tốc của ô tô nhân với thời gian đi.

Bài 8: Một ca nô đi với vận tốc 15,2 km/ giờ. Tính quãng đường đi được của ca nô trong 3 giờ.

Lời giải:

Quãng đường đi được của ca nô trong 3 giờ là:

15,2 × 3 = 45,6 km

Đáp số: 45,6 km

Bài tập luyện tập thêm:

Bài 1: Trong cùng một thời gian ô tô đi từ A đến B và xe máy đi di chuyển ngược lại từ B đến A. Sau thời gian 2 giờ ô tô và xe máy gặp nhau tại điểm C. Cho biết vận tốc ô tô đạt được 60 km/h, vận tốc xe máy đạt được 40 km/h. Hãy xác định quãng đường AB.

(Đáp án: 200 km)

Bài 2: Ô tô di chuyển trên quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng, cho biết vận tốc ô tô đạt 54 km/h. Ô tô sau khi đi được 40 phút thì xe máy mới khởi hành từ Hải Phòng đến Hà Nội cho biết vận tốc 36 km/h. Sau thời gian 1 giờ 10 phút xe máy mới gặp ô tô. Hãy xác định quãng đường AB.

(Đáp án: 141 km)

Bài 3: Xe đạp di chuyển quãng đườn từ A đến B vận tốc 15 km/h. Xe máy di chuyển từ B về A với vận tốc 30 km/h. Khi xe đạp đi quãng đường 10 km thì xe máy mới bắt đầu di chuyển. Xe máy và xe đạp gặp nhau ở điểm cách B 45 km. Hãy xác định quãng đường AB.

(Đáp án: 77.5 km)

Bài 4: Quãng đường từ nhà Nam đến trường dài 150m, Nam đi bộ đến trường hết 15 phút. Hỏi mỗi giờ Nam đi được bao nhiêu ki-lô-mét?

Trả lời:

Mỗi giờ Nam đi được …………km

Bài 5: Một ô tô đi từ A đến B hết 3 giờ, lúc trở về do ngược gió nên mỗi giờ ô tô đi chậm hơn lúc đi 5km và về A muộn hơn 1 giờ so với lúc đi. Hãy tính quãng đường AB?

Trả lời:

Quãng đường AB dài ………..km.

Bài 6: Sau 2 giờ đi bộ, Mạnh đi từ nhà đến huyện. Hãy tính quãng đường từ nhà Mạnh đến huyện, biết vận tốc Mạnh đi là 6km/giờ?

Trả lời:

Quãng đường từ nhà Mạnh đến huyện dài ……….. km.

Bài 7: Nam đi bộ từ nhà đến trường mất 15 phút, Nga đi từ nhà đến trường hết 10 phút. Hỏi quãng đường từ nhà Nam đến trường dài bao xa, biết rằng hai bạn đi cùng với vận tốc và quãng đường từ nhà Nga đến trường dài 900m?

Trả lời:

Quãng đường từ nhà Nam đến trường dài …………m.

Bài 8: Một xe ca và một xe tải cách nhau 8km cùng xuất phát đi về phía Hà Nội. Sau 2 giờ hai xe gặp nhau ở Hà Nội. Hãy tính quãng đường xe ca đi đươc biết vận tốc xe tải bằng 19/21 vận tốc xe ca?

Trả lời:

Quãng đường xe ca đi được là ………….km.

Như vậy, bài viết đã Tất Tần Tất Về Công Thức Tính Quãng Đường Đầy Đủ Nhất. Hy vọng những kiến thức mà WElearn chia sẻ có thể giúp bạn học tốt môn Vật lý hơn. Chúc bạn thành công nhé!

Xem thêm các bài viết liên quan

  • Tất Cả Các Công Thức Tính Nhiệt Lượng Đầy Đủ Nhất
  • Bỏ Túi Ngay Công Thức Tính Cường Độ Điện Trường
  • Hé Lộ Các Công Thức Vật Lý 9 Mà Bạn Phải Biết
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button