YTM của trái phiếu là gì? Công thức tính YTM trái phiếu – TheBank
YTM của trái phiếu là gì?
YTM của trái phiếu là thuật ngữ nói đến lợi suất đáo hạn (tiếng Anh là Yield to Maturity, viết tắt là YTM).
Lợi suất đáo hạn còn được gọi là lợi tức đáo hạn hay lãi suất đáo hạn, là lãi suất hòa vốn trung bình của một trái phiếu nếu mua trái phiếu ở một thời điểm và giữ lại trái phiếu đó cho đến ngày đến hạn thanh toán.
Hiểu một cách đơn giản YTM trái phiếu là tỷ suất lợi nhuận thu được từ trái phiếu nếu nắm giữ trái phiếu này đến khi đáo hạn.
Công thức tính YTM trái phiếu
YTM là mức lãi suất sẽ làm cho giá trị hiện tại của các dòng tiền mà nhà đầu tư nhận được từ trái phiếu bằng với giá ban đầu. Lợi suất đáo hạn YTM được tính theo công thức sau đây:
Trong đó:
- C: Số tiền lãi coupon hàng năm
- P: Giá thị trường của trái phiếu
- n: số năm cho đến khi trái phiếu đáo hạn
Ví dụ: Giả sử bạn mua một trái phiếu có mệnh giá là 1000 $, thời gian đến khi trái phiếu đáo hạn là 14 năm, lãi suất coupon hàng năm là 15% với giá thị trường của trái phiếu là 1368,31 $. Bạn giữ trái phiếu này cho đến khi đáo hạn, lợi suất đầu tư trái phiếu này là bao nhiêu?
Nhìn vào ví dụ trên bạn sẽ có các dữ liệu sau:
- F: 1000 $
- P: 1368,31
- C: 15%
- n: 14
Áp dụng công thức trên chúng ta sẽ tính được:
1368,31 = 150/ (1+YTM) + 150/ (1+YTM)^2 +… + 150 /(1+YTM)^14 + 1000/ (1+YTM)^14 => YTM = 10%
Tính toán YTM trái phiếu chính là tính toán lợi suất đáo hạn của trái phiếu
Ý nghĩa của YTM trái phiếu
Lợi suất đáo hạn của trái phiếu là một chỉ số ý nghĩa quan trọng trong đầu tư trái phiếu. Theo đó:
- Lợi suất đáo hạn là đại lượng được sử dụng thường xuyên để đo lường mức sinh lời của trái phiếu. Từ đó giúp nhà đầu tư dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư. Trên thị trường trái phiếu ở nhiều nước, lợi suất đáo hạn của trái phiếu chủ yếu được niêm yết hàng ngày được công bố trên báo chí.
- Tính toán lợi suất đáo hạn YTM ngoài việc tính tới tiền lãi hiện tại còn tính tới bất kỳ khoản lỗ/lãi nào mà nhà đầu tư sẽ gặp phải bằng việc giữ trái phiếu cho đến ngày đáo hạn.
- Lợi suất đáo hạn YTM còn xem xét tới thời gian của dòng tiền. Trong đó nhà đầu tư cần chú ý đến mối quan hệ giữa trái phiếu, lãi suất coupon, lợi suất hiện hành và lợi suất đáo hạn. Mối quan hệ này thể hiện như sau:
Trái phiếu được bán tại Mối quan hệ Mệnh giá Lãi suất coupon = lợi suất hiện hành = lợi suất đáo hạn Dưới mệnh giá Lãi suất coupon < lợi suất hiện hành < lợi suất đáo hạn Trên mệnh giá Lãi suất coupon > lợi suất hiện hành > lợi suất đáo hạn
Tuy nhiên việc đo lường lợi suất đáo hạn YTM cũng có một số hạn chế nhất định như sau:
- Nếu tiền lãi trái phiếu sẽ được tái đầu tư ở lợi suất đáo hạn: Nếu trường hợp này xảy ra nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với lãi suất tương lai thấp hơn lợi suất đáo hạn tại thời điểm mua trái phiếu. Rủi ro này chính là loại rủi ro tái đầu tư.
- Nếu trái phiếu được giữ cho tới ngày đáo hạn: Nếu trái phiếu không giữ đến ngày đáo hạn nhà đầu tư sẽ đối mặt với rủi ro có thể phải bán trái phiếu thấp hơn giá mua trái phiếu dẫn tới lợi tức nhận được sẽ thấp hơn lợi tức đáo hạn. Đây chính là rủi ro lãi suất mà nhà đầu tư gặp phải.
Đối với việc đầu tư trái phiếu bạn cần nắm rõ lợi suất và giá trái phiếu biến động ngược chiều nhau, giá tăng thì lợi suất giảm và ngược lại. Khi đầu tư trái phiếu bạn có thể thấy thị giá và mệnh giá trái phiếu nhiều lúc khác nhau cho nên lãi suất coupon chỉ là con số danh nghĩa, không phản ánh đúng tỷ suất lợi nhuận thực sự của nhà đầu tư khi đầu tư vào trái phiếu. Cho nên các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến con số lợi suất đáo hạn – đây là con số phản ánh chính xác tỷ suất lợi nhuận khi đầu tư vào trái phiếu. Hy vọng với bài viết này bạn đã hiểu rõ về YTM của trái phiếu, biết cách tính toán YTM và từ đó đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn cũng như nhận định được giá trị lợi nhuận khi đầu tư vào trái phiếu.
SKAJCNOAN4379
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!