Công xã Paris là gì? Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của Công xã Paris?
Thế giới đã trải qua những thời kỳ lịch sử hùng hồn và những giai đoạn chính quyền khác nhau để có thể ổn định và thống nhất như bấy giờ. Tuy nhiên, mỗi một giai đoạn lịch sử đều để lại những ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Công xã Paris là gì?
Công xã Paris là một chính quyền điều hành Paris trong một khoảng thời gian ngắn, từ ngày 18 tháng 3 đến ngày 28 tháng 5 năm 1871. Công xã là cụm từ dùng để mô tả cho một vụ bạo loạn hoặc một hình thức nhằm thiết lập chính quyền theo chủ nghĩa xã hội hiện đại.
Theo cách hiểu thông thường thì Công xã Paris chỉ là cơ quan hành chính địa phương (hội đồng của một xã) đã nắm quyền điều khiển Paris trong vòng hai tháng mùa xuân năm 1871. Tuy nhiên, với những điều kiện khi thành lập, những quy định gây tranh cãi và kết thúc đẫm máu đã làm cho nó trở thành sự kiện chính trị quan trọng vào thời đó. Bên cạnh đó, nó được xem là thành quả của nhân dân lao động, đã dũng cảm đứng lên đấu tranh bền bỉ để chống lại giai cấp tư sản phản động và quân đội Phổ. Mục đích của cuộc đấu tranh này chính là vì quyền lợi của số đông quần chúng và nhân dân lao động Pháp. Nó được xem là nhà nước đầu tiên đại diện cho giai cấp công nhân, giai cấp vô sản.
Công xã Paris được dịch sang tiếng Anh như sau: Commune of Paris
2. Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của Công xã Paris:
Thứ nhất, hoàn cảnh ra đời Công xã Paris
Công xã Paris là cuộc chiến tranh diễn ra tại Pháp vào năm 1870 với mục tiêu là chống lại quân phản động và quân đội Phổ trong những điều kiện bất lợi. Ngày 2/9/1970, Napoleon II đã kết hợp với quân dân đứng lên đấu tranh với quân Phổ nhưng bị thất bại nặng nề tại Xơ đăng và sau đó Ông cùng toàn bộ quân chủ lực bị bắt. Nguồn gốc chính của việc xảy ra đấu tranh này là vì sự phát triển của công nghiệp đã kéo theo sự mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và công nhân, vô sản Pháp ngày càng sâu sắc. Chính những điều đó đã tạo nên cuộc đấu tranh lật đổ chính quyền Napoleon của quần chúng lao động.
Ngày 4/9/1870, nhân dân Paris đã đứng lên khởi nghĩa và cuộc đấu tranh bền bỉ của giai cấp lao động đã phế truất được vị vua bạo lực, tham quyền Napoleon III, thành lập chính phủ tư sản lâm thời là Nước Cộng hòa Pháp lần thứ ba hay còn gọi là chính phủ Vệ quốc.
Trước sự tấn công của quân Phổ, chính phủ tư sản đã vội vàng đầu hàng Đức. Mẫu thuẫn càng tăng với chính quyền nên nhân dân Paris đã đứng lên kiên quyết bảo vệ tổ quốc. Chính vì điều này mà mâu thuẫn giữa chính phủ và nhân dân đã ngày một thêm sâu sắc, lòng phẫn nộ của nhân dân và người lao động này càng tăng. Vào sáng ngày 18/03/1871, Chi-e cho quân tấn công Mông-mác nhưng đã thất bại, vì thế quần chúng nhân dân đã làm chủ Paris. Tiếp vào ngày 26/03/1871 Hội đồng công xã chính thức được bầu do nhân dân làm chủ và Công xã Paris đã được chính thức tuyên bố thành lập vào ngày 28/03/1871.
Thứ hai, ý nghĩa lịch sử của Công xã Paris
Công xã Paris đã mang ý nghĩa vô cùng lớn lao bởi đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới đã xóa bỏ được giai cấp tư sản và thiết lập chính quyền của giai cấp vô sản. Đât là nhà nước đại diện cho giai cấp công nhân, giai cấp vô sản và là nhà nước duy nhất lấy chuyên chính vô sản làm định hướng chính trị.
Bộ máy chính quyền của Công xã Paris được tổ chức với bộ máy chính quyền của giai cấp tư sản. Trong lịch sử lần đầu tiên có các ủy ban nhân dân, các tổ chức của đông đảo quần chúng vì phục vụ mục đích cho nhân dân được thành lập. Lợi ích đã hoàn toàn thuộc về giai cấp lao động, là bài học cho việc tổ chức chính quyền của các nước sau này.
Tuy thất bại nhưng Công xã Paris có ý nghĩa và ảnh hưởng to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trên toàn thế giới, đồng thời cũng cổ vũ tinh thần chiến đấu của công nhân trên thế giới. Thúc đẩy lòng yêu nước, sự dũng cảm dám đứng lên đấu tranh vì dân tộc, phế truất chính quyền nhu nhược và đứng ra đại diện, làm chủ thành lập nên chính quyền mới để đấu tranh chống lại các thế lực quân địch bên ngoài.
Bên cạnh đó, những chính sách mà Công xã Paris đã đề ra cho thấy sự sáng tạo về một nhà nước kiểu Mới dựa trên cơ sở dân chủ vô sản qua hoạt động lợi ích của đại đa số người nhân dân lao động.
Thứ ba, nguyên nhân thất bại của Công xã Paris
Công xã Paris sụp đổ là một sự thiệt thòi rất lớn của giai cấp công nhân và quần chúng lao động thủ đô Paris cũng như các quốc gia khác trên thế giới. Bên cạnh những lý do khách quan dẫn đến thất bại thì các nguyên nhân chủ quan cũng chính là những yếu tố quyết định. Cụ thể như sau:
– Giai cấp vô sản Pháp lúc bấy giờ chưa đủ lớn mạnh, còn non kém về nhiều mặt chưa đủ kinh nghiệm cũng như những chiến thuật để chèo lái lãnh đạo được cuộc cách mạng vô sản, cũng như chưa đủ lực lượng và kinh nghiệm để đánh bại tư sản.
– Sự lãnh đạo của một người có nhiều kinh nghiệm, chưa có được sự lãnh đạo của Chính đảng Cách mạng từ đó dẫn đến những vấn đề phát sinh không thể giải quyết ổn thỏa và mang tính chiến lược.
– Công xã Paris vẫn không kiên quyết và triệt để trấn áp kẻ thù ngay từ đầu, cụ thể như việc không tịch thu, tước đoạt toàn bộ tài sản của bọn phản động…
– Bên cạnh đó, Công xã Paris đã bỏ lỡ một số cơ hội, đồng thời chưa thực hiện tốt liên minh công nông.
– Song giai cấp tư sản Pháp thời điểm đó vẫn còn mạnh, quân đội và vũ khí hiện đạ hơn đồng thời lại nhận được sự giúp đỡ từ bọn quân phiệt Phổ nên đã có thể đánh lại quân dân một cách nhanh chóng.
3. Tổ chức bộ máy và chính quyền của Công xã Paris:
Bộ máy chính quyền của Công xã Paris đã mang ý nghĩa vô cùng lớn lao bởi đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới đã xóa bỏ được giai cấp tư sản và thiết lập chính quyền của giai cấp vô sản. Lần đầu tiên trong lịch sử, bộ máy nhà nước được có các ủy ban nhân dân để lãnh đạo và quản lý nhân dân, các tổ chức vì mục đích nhân dân cũng được thành lập. Bọn quý tộc tư sản và chính quyền tư sản phản cách mạng nhanh chóng được loại bỏ toàn bộ quyền lợi, lợi ích hoàn toàn thuộc về tay giai cấp lao động cụ thể là công nhân và nông dân.
Tuy thất bại nhưng Công xã Paris có ý nghĩa và ảnh hưởng to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trên toàn thế giới, đồng thời cũng cổ vũ tinh thần chiến đấu của công nhân trên thế giới.
Những chính sách mà Công xã Paris mang tính sáng tạo về một nhà nước kiểu mới, vì mục đích dân chủ vô sản qua hoạt động lợi ích của đại đa số người nhân dân lao động.
4. Các chính sách kinh tế, xã hội:
Đối với chính sách kinh tế, xã hội Công xã Paris quyết định giao cho công nhân quản lý các xí nghiệp, công xưởng mà giới chủ đã bỏ khỏi Paris. Việc quản lý này mang tính dân chủ, nhân dân có quyền được hoạt động kinhh tế đồng thời còn hỗ trợ cho việc đem lại kinh tế, công ăn việc làm cho nhân dân lao động. Còn những xưởng mà người chủ vẫn ở lại, Công xã quản lý thông qua việc kiểm soát tiền lương, thời gian làm việc. Việc chi trả tiền lương sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố quyết định để được trả lương hợp lý. Các Ủy ban Lao động được thành lập nhằm mục đích chịu trách nhiệm về sản xuất và đời sống công nhân.
Đối với những nhà máy vẫn còn giới chủ, vì mục đích quyền lợi của nhân dân lao động, Công xã đưa ra nhiều lệnh cấm như lệnh cấm hình thức cúp phạt, cấm làm đêm trong các xưởng bánh mì. Song một điểm mới được xem là rất tiến bộ và được áp dụng cho sau này chính là chế độ ngày làm 8 tiếng cũng được đề ra nhưng chưa kịp thực hiện.
Về giáo dục, Công xã Paris chú trọng vào hoạt động cũng như ban hành nhiều chính sách giáo dục tiến bộ, tiến hành thành lập hệ thống giáo dục thống nhất, tách khỏi nhà thờ, thay thế các tăng lữ bằng tầng lớp giáo viên mới. Một sắc lệnh quy định giáo dục bắt buộc và miễn phí. Một trong những nhiệm vụ quan trong lúc bấy giờ chính là đào tạo những đội ngũ cán bộ, những nhân tài phục vụ cho đất nước.
Về quân sự, Công xã Paris giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ; thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh của nhân dân
5. Cách mạng Việt Nam đã học được gì từ công xã Paris:
Công xã Paris đã để lại nhiều bài học cho cách mạng Việt Nam cụ thể như sau:
Thứ nhất, để có thể đấu tranh chống lại quân địch cũng như chính quyền bù nhìn thì cần phải có đội ngũ Chính Đảng lãnh đạo cuộc cách mạng. Phế truất, đập tan chế độ, bộ máy nhà nước tư sản và tiến hành xây dựng nhà nước vô sản. Bên cạnh đó, xây dựng lực lượng Liên minh công – nông và có được sự ủng hộ của nhân dân là rất quan trọng. Việc kêu gọi và liên kết các lực lượng nhân dân lao động, đội ngũ tri thức, công nhân chính là vấn đề đặt ra hàng đầu cỉa một cuộc cách mạng chính nghĩa. Bộ máy chính quyền nhà nước kiểu cũ phải được xóa bỏ hoàn toàn, không áp dụng hình thức thỏa hiệp, giữ lại một số vị trí cũ với những người cũ, bố trí đội ngũ cán bộ có tài vào thay thế và lãnh đạo.
Vì thế mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) đã có những hoạt động chuẩn bị cho việc thành lập của chính đảng vô sản, cụ thể là vào ngày 03/02/1930 Đảng cộng sản Việt Nam với nòng cốt chính là liên minh công nông.
Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu đại diện cho giai cấp công nhân, giai cấp vô sản, nhà nước duy nhất lấy chuyên chính vô sản làm định hướng chính trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã học hỏi và lấy quan điểm của các nhà tư tưởng lớn để có thể dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi đúng con đường cách mạng. Giữa vòng vây của giai cấp tư sản và các cuộc cách mạng tư sản đang lan rộng, nó là một cuộc đấu tranh và một thắng lợi vô tiền khoán hậu của nhân dân lao động, mà Karl Marx đã gọi là cuộc đấu tranh của “những con người dám tấn công lên trời”
Thứ hai, Công xã Paris đã truyền sức mạnh cũng như lòng dũng cảm cho nhân dân ta, dám đứng lên khởi nghĩa đấu tranh để dành lại độc lập, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Đứng lên khởi nghĩa bảo vệ, dành quyền lợi cho bản thân trước sự bóc lột của giới tư sản cầm quyền.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!