Củ từ là củ gì? Củ khoai từ có chất dinh dưỡng gì? – Vua Nệm
Củ từ hay còn được gọi là khoai từ vốn là một nguyên liệu quen thuộc dùng để chế biến những món ăn ngon. Song củ khoai từ có chất dinh dưỡng gì thì không phải ai cũng biết. Vậy nên ở bài viết này, Vua Nệm sẽ cung cấp đến bạn thông tin về loại thực phẩm này cùng các công dụng mà khoai từ mang đến cho sức khoẻ người dùng. Đọc ngay bạn nhé!
1. Củ từ là củ gì?
Củ từ hay củ khoai từ hoặc củ từ lông là một loại khoai thuộc họ với củ nâu, chúng có tên Hán Việt là thổ noãn, tên khoa học là Dioscorea esculenta (Lour Burk). Do phù hợp với điều kiện khí hậu, củ khoai từ được trồng rất phổ biến ở Việt Nam.
Theo đó, củ từ sẽ có các dạng là củ khoai từ và củ từ lông, ở củ từ lông sẽ có loại ít lông và loại nhiều lông, trong đó khoai từ không gai sẽ phổ biến hơn ở nước ta.
Củ từ sẽ không ăn sống mà được nấu chín để ăn, không chỉ là một món ăn dân dã, thơm ngon và dễ dàng sử dụng, loại thực phẩm này còn cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
2. Củ khoai từ có chất dinh dưỡng gì?
Khoai từ là một thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng và được đánh giá tương đương với khoai tây. Trong 100g khoai từ sẽ bao gồm:
- 75g nước
- 1.5g protid
- 21,5g gluxit
- 1.2g xenluloza
- 28mg canxi
- 30mg photpho
- 0.2mg sắt
- Nhiều thành phần hoá học khác.
3. Ăn củ khoai từ có công dụng gì?
Dưới đây là những công dụng lớn nhất mà củ khoai từ mang đến cho người sử dụng, đó là:
Cung cấp nguồn năng lượng để cơ thể hoạt động: Trong củ từ có hàm lượng chất xơ cao, nhờ vậy sẽ kích thích nhu động ruột và cung cấp năng lượng cho những hoạt động của cơ thể.
Điều hoà đường huyết: Trong khoai có chỉ số glycemic thấp, nhờ đó hạn chế tăng lượng đường ở trong máu, góp phần duy trì, điều hòa đường huyết.
Kiểm soát huyết áp: Trong loại khoai này giàu khoáng chất như canxi, sắt và kali… góp phần kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp.
Ngăn ngừa ung nhọt: Ở các nước trong khu vực Đông Á, củ từ sử dụng như một loại thuốc hỗ trợ ngăn ngừa ung nhọt hiệu quả bởi thành phần allantoin có trong củ khoai.
Củ khoai từ dồi dào dưỡng chất: Đây một nguồn thực phẩm giàu vitamin B và nhiều dưỡng chất khác. Các vitamin này rất cần thiết để thúc đẩy chức năng tăng cường trao đổi trong cơ thể. Hơn nữa củ từ cũng giàu vitamin A và C, trong đó vitamin A sẽ cải thiện sắc đẹp, làn da, hỗ trợ tăng cường sức khỏe đôi mắt, góp phần chống lại bệnh ung thư phổi và ở khoang miệng. Còn vitamin C sẽ chống lão hoá, tăng cường hệ thống miễn dịch, hàng rào phòng ngự của cơ thể và củng cố chắc khỏe cho xương.
4. Hướng dẫn cách chọn mua khoai từ ngon
Giàu dưỡng chất cho cơ thể, củ khoai từ được nhiều người lựa chọn để bổ sung chất dinh dưỡng. Tuy nhiên cách chế biến từ loại thực phẩm này vẫn khiến bạn chưa ưng ý, chúng có thể bắt nguồn từ việc bạn lựa chọn khoai chưa ngon đấy. Dưới đây là cách chọn khoai từ ngon, đó là:
Bạn nên chọn mua khoai từ còn nguyên, khi cầm sẽ chắc tay, dùng tay ấn vào củ từ có cảm giác cứng và tươi. Đồng thời, bạn nên tránh chọn củ bị thâm, dập nát hay đã bị sứt mẻ. Dĩ nhiên là chúng không thể ngon được bằng những củ tươi rồi.
Bí quyết là ở đây! Bạn không nên chọn mua củ khoai từ có to, bởi chúng thường chứa nhiều xơ, khi ăn có cảm giác lấn cấn rất khó chịu. Ngược lại nên chọn củ có kích thước vừa phải để việc chế biến sẽ được ngon hơn.
5. Những món ăn ngon từ củ khoai từ
Củ từ có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn ngon bằng cách luộc, xào, nấu hoặc làm xôi, làm chè… Đặc biệt, loại thực phẩm này dễ dàng kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để tạo nên món ăn thơm ngon. Dưới đây là những cách chế biến từ củ khoai từ.
5.1. Củ khoai từ luộc
Để giữ được hương vị nguyên bản từ củ khoai từ, bạn có thể luộc ăn như các loại khoai lang thông thường.
Cách luộc khoai từ ngọt và bùi rất đơn giản, khoai từ sau khi được rửa sạch hãy mang vào nồi, thêm nước xâm xấp vào rồi bật bếp với lửa lớn. Sau đó đậy nắp và để luộc trong vòng 5 phút cho đến khi nước sôi lăn tăn.
Khi nước sôi hãy cho ½ muỗng cà phê muối vào rồi giảm lửa, đậy nắp và tiếp tục luộc khoai thêm 20 phút cho đến khi khoai mềm, bở ra.
Bạn không nên luộc khoai từ quá lâu sẽ làm khoai nhũn, ăn không không bị bở. Do đó, hãy kiểm tra khoai từ luộc bằng cách xiên một chiếc đũa vào củ để xem khoai đã chín hay chưa.
5.2. Canh củ khoai từ hầm xương
Món canh khoai từ vốn là món ăn rất được yêu thích. Vậy làm thế nào để có một bát canh ngon chuẩn mẹ nấu?
Nguyên liệu gồm có 500g xương heo hoặc có thể dùng sườn non để nấu canh, 2 củ khoai từ, thêm chút hành lá, hành tím và tỏi. Gia vị cần có là muối, hạt nêm, đường, bột ngọt, chút nước mắm, tiêu xanh và dầu ăn.
Cách sơ chế nguyên liệu rất đơn giản, xương heo rửa sạch và chặt miếng vừa ăn. Hành lá hãy rửa sạch và cắt nhỏ. Còn khoai từ gọt sạch vỏ, rửa sạch để ráo nước, cắt miếng vừa ăn.
Cách nấu món canh củ từ hầm xương như sau:
Bước 1: Cho hành tỏi băm nhuyễn vào phi thơm, sau đó cho xương heo vào đảo sơ để săn thịt. Khi thịt đã săn lại hãy cho 1 lít nước vào nồi, đun sôi và vớt bọt thường xuyên để nước hầm sẽ trong và thơm hơn.
Bước 2: Hãy nêm gia vị theo khẩu vị của gia đình gồm có muối, hạt nêm, bột ngọt, đường, thêm nước mắm để cho đậm đà hơn.
Bước 3: Sau khi nước sôi thì cho củ từ vào hầm từ 10 đến 15 phút cho đến khi khoai chín và mềm. Để tăng thêm hương vị hãy rắc tiêu và hành lá cắt nhỏ rồi tắt bếp.
Canh khoai từ hầm xương sẽ có độ béo bùi quyện với sự ngọt thanh của nước dùng, mùi thơm của tiêu và hành lá. Nghe đến đây thôi bạn cũng đã cảm nhận được sức hấp dẫn của món ăn này rồi phải không nào?
5.3. Canh củ từ và đậu phụ, nấm rơm
Đầu tiên, củ khoai từ hãy gọt vỏ, nạo nhuyễn, còn đậu phụ cắt miếng rán vàng bằng dầu mè, còn nấm rơm thì thái nhỏ.
Sau đó cho hành tỏi hoặc củ kiệu vào phi cho thơm vàng, sau đó cho đậu phụ cùng nấm rơm thêm gia vị là muối và nước tương vào xào đều.
Cuối cùng, chế nước vào đun sôi rồi cho củ từ đã nạo vào nấu chín, thêm ít rau ngổ, mùi tàu đã thái nhỏ vào là hoàn thành món ăn.
Canh củ từ và đậu phụ cùng nấm rơm thích hợp nhất là khi ăn nóng với cùng với cơm.
6. Lưu ý khi sử dụng củ từ
Khi sử dụng củ khoai từ, bạn nên chú ý những vấn đề sau: Một là, người đang mắc bệnh về dạ dày hãy cân nhắc khi muốn ăn củ khoai từ, tránh trường hợp buồn nôn và khó chịu.
Hai là tuyệt đối không ăn ăn củ khoai từ sống vì có thể gây ra tình trạng bị ngộ độc.
Ba là, trước khi luộc hoặc nấu củ từ, bạn nên nướng qua bếp nhằm giảm bớt nhựa và loại bỏ độc tố có trong loại khoai này.
>>>Tìm hiểu:
- Củ riềng là gì? tác dụng thần kỳ của củ riềng
- Củ năng là gì? Công dụng và cách sử dụng của củ năng như thế nào?
- Củ mỡ là gì? Những công dụng với sức khỏe và các món ăn từ củ mỡ
- Củ dền là gì? Những công dụng của củ dền với sức khỏe như thế nào?
7. Giải đáp một số thắc mắc về củ khoai từ
Củ khoai từ chứa bao nhiêu calo?
Trong 100g củ khoai từ sẽ cung cấp cho cơ thể 94 calo, đây là hàm lượng calo tương đối thấp, phù hợp sử dụng cho những người đang trong chế độ giảm cân.
Củ khoai từ đã mọc mầm có ăn được không? Trong củ khoai từ mọc mầm sản sinh ra chất độc alkaloid solanine, vậy nên khi ăn khoai từ mọc mầm sẽ gây ra tình trạng đau đầu, bị tức ngực hoặc ngộ độc, nghiêm trọng hơn là dẫn đến tử vong khi người sử dụng không được cấp cứu kịp thời.
Ăn khoai từ có gây tăng cân không?
Trong củ khoai từ chứa ít calo, do đó không những không gây tăng cân mà loại thực phẩm này còn hỗ trợ giảm cân rất hiệu quả.
Ăn củ từ có tốt cho bà bầu không?
Trong loại thực phẩm này giàu vitamin B, vitamin A và vitamin C giúp bảo vệ và tăng cường hệ thống miễn dịch. Vậy nên mẹ bầu hoàn toàn có thể thêm loại khoai này vào chế độ dinh dưỡng của mình nhằm giảm nguy cơ mắc các loại bệnh cảm thông thường và giúp bé yêu ở trong bụng mẹ có thể phát triển khoẻ mạnh.
Ăn khoai từ có gây tình trạng ho không?
Đối với người đang gặp phải triệu chứng như ho có đờm thì không nên ăn củ khoai từ. Bởi loại thực phẩm này sẽ gia tăng dịch nhờn, khiến cổ họng khó chịu và bị ho thêm.
Trên đây là những thông tin về củ từ và những công dụng sức khoẻ mà loại củ này mang lại. Vua Nệm hy vọng rằng bạn đọc sẽ biết cách dùng loại khoai này an toàn và bổ dưỡng nhất.
>>>Mời bạn đọc thêm:
- Củ sắn là gì? Công dụng của củ sắn đến với sức khỏe
- Củ đậu là gì? Những lợi ích sức khỏe của củ đậu
- Củ khúc khắc có tác dụng gì? Một số bài thuốc chữa bệnh từ củ khúc khắc
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!