Tóm Lược Tiểu Sử Và Sự Nghiệp Của Nhà Văn Nam Cao

Nam Cao được biết đến là một nhà văn hiện thực phê phán, với ngòi bút sắc sảo những tác phẩm ông đem đến luôn gần gũi với đời. “Sống đã rồi hãy viết” – một quan điểm sâu sắc và luôn đúng đắn ở mọi thời đại của Nam Cao. Chúng ta luôn thắc mắc không biết rằng điều gì đã làm nên sự sắc sảo trong ngòi bút của ông, hôm nay Sách Hay 24H xin được đem đến bạn đọc bài viết . Hãy đọc và cùng cảm nhận nhé!

  • Giá trị hiện thực trong tác phẩm Truyện Kiều
  • Phong vị dân gian trong các tác phẩm của Nguyễn Bính
  • Hịch tướng sĩ – Tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam

Tóm Lược Tiểu Sử Và Sự Nghiệp Của Nhà Văn Nam Cao

1. Thông tin tiểu sử nhà văn Nam Cao

Nhà văn Nam Cao tên thật là Nguyễn Hữu Tri sinh ngày 20/10/1915, quê ở Lý Nhân, Hà Nam. Ông là một nhà văn hiện thực phê phán (trước Cách mạng) và được xem là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của thế kỉ XX. Nam Cao còn là người có đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách viết truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XX. Ông được sinh ra trong một gia đình công giáo bậc trung. Nam Cao làm rất nhiều công việc mưu sinh khác nhau, làm thư ký cho một hiệu may, dạy học, viết báo kiếm sống,.. với vốn sống phong phú Nam Cao đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm có giá trị cho đến ngày nay.

Nam Cao - sự nghiệp và chân dung

Ông bén duyên với sự nghiệp viết văn khá sớm, bắt đầu từ khi 18 tuổi Nam Cao đã bắt đầu viết những truyện ngắn đầu tay như “Cảnh cuối cùng”, “Hai cái xác”. Các tác phẩm của ông nhanh chóng được in trên báo.

Xem thêm: Những Tác Phẩm Văn Học Kinh Điển Việt Nam

Đọc thêm:  Hướng dẫn cách khoá chia sẻ màn hình trên Zoom

2. Quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao

Quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh

Đối với Nam Cao – “nghệ thuật không cần phải là ánh trắng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Ông cho rằng nghệ thuật không được xa rời thực tế mà nó phải là chất liệu từ cuộc sống và mục đích của nó là phục vụ con người, phục vụ cuộc sống của chúng ta. Mỗi một nhà văn trước khi muốn thể hiện cuộc sống trên trang giấy thì cần phải nhìn vào cuộc sống của nhân dân, phải lên án những thói hư tật xấu, sự bất công trong xã hội, phải đồng cảm với nhân dân thì đó mới là nghệ thuật.

Quan điểm nghệ thuật - Quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh

Sống đã rồi hãy viết

Một nhà văn cần phải có sự trải nghiệm sâu sắc về cuộc đời, về con người sau đó mới có thể viết về những tác phẩm nghệ thuật. Bởi sự đồng cảm với nhân vật rất cần thiết trong việc khai thác nội tâm nhân vật, nhà văn phải có góc nhìn đa chiều về một sự việc đó là điều cần hướng tới trong nghệ thuật.

Xem thêm: List 10 tác phẩm văn học Việt Nam hay nhất hiện nay

3. Những chủ đề thường được nhà văn Nam Cao khai thác

Trước cách mạng tháng 8

Trước cách mạng tháng 8, Nam Cao viết về hai hình tượng chính: Người tri thức nghèo và người nông dân nghèo. Ở người trí thức nghèo ông khai thác và làm rõ những bi kịch mà họ phải chịu đựng trong xã hội những năm 1945. Với tài năng đồng cảm sâu sắc Nam Cao đã khắc họa hình tượng người trí thức nghèo một cách rất chân thật trong một xã hội đầy đau khổ. Với người nông dân nghèo.

Người nông dân nghèo trong trang sách của Nam Cao được khắc họa rất gần gũi và chân thật. Họ là những người thuộc tầng lớp thấp cổ bé họng, thế nhưng điều đặc sắc trong văn của Nam Cao ở đây là gì? Đó là khi sống trong cái nghèo khó, bị đối xử bất công họ vẫn khao khát được sống lương thiện.

Đọc thêm:  Hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa (Sơ đồ tư duy + 14 mẫu)

Nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo” của ông chính là một điển hình trong hình ảnh người nông dân nghèo bị xã hội dồn đến bước đường cùng và trở nên lưu manh, tha hóa. Với hình tượng “chuyên rạch mặt ăn vạ” của Chí Phèo đã mang đến cho người đọc một sự thương cảm sâu sắc vì đằng sau tiếng chửi ấy là một nỗi khao khát muốn nghe tiếng nói của đồng loại, Chí chửi nhưng không một ai đáp lại. Tiếng chửi nói lên sự đau đớn tột cùng của một tâm hồn muốn hoàn lương, câu nói “Ai cho tôi lương thiện” thể hiện khao khát sống là con người chân chính của Chí cùng với đó là sự bế tắc trong chính bi kịch của cuộc đời mình.

Quan điểm nghệ thuật - Quan điểm sáng tác của nhà văn Nam Cao

Sau cách mạng tháng 8

Sau cách mạng tháng 8, Nam Cam tích cực tham gia vào các hoạt động kháng chiến cũng vì thế mà cách khai thác cũng như xây dựng hình tượng nhân vật trong câu văn của ông có sự thay đổi rất nhiều, ông đã có hướng đi mới cho các nhân vật của mình.

Xem thêm: List 10 tác phẩm văn học kinh điển nổi tiếng thế giới

4. Một số tác phẩm tiêu biểu

Với 15 năm cầm bút, ông đã để lại một văn nghiệp đồ sộ với 2 tiểu thuyết, 50 truyện ngắn, bút ký…, trong đó có những tác phẩm tiêu biểu ghi dấu ấn sâu đậm trong tâm trí đọc giả nhiều thế hệ như Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa, Bài học quét nhà, Giăng sáng, Trẻ con không được ăn thịt chó, Đôi mắt, Nhìn người ta sung sướng, Sống mòn, Những chuyện không muốn viết, Những trẻ khốn nạn, Truyện người hàng xóm,…

Lão hạc của nhà văn Nam cao

5. Giải thưởng

Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1966.

Tên Nam Cao cũng được đặt cho một số trường học phổ thông và dự định cho một số địa phương khác.

Tên Nam Cao được đặt tên cho đường phố tại quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; thành phố Rạch Giá. Tỉnh Kiên Giang và một số địa phương khác.

Đọc thêm:  Chứng minh Nước Đại Việt ta là bản tuyên ngôn độc lập (30 mẫu

Xem thêm: Những bài học ý nghĩa trong truyện cười dân gian Trạng Quỳnh

6. Một số câu nói hay của Nam Cao

Sự thật ở bên ngoài to lớn quá, mạnh mẽ quá, ăn hiếp hẳn cuộc đời tưởng tượng, hiện hình bằng giấy trắng mực đen.

Than thở chẳng ích gì cho ai, cái bọn dân đinh suốt đời bị đè nén, sở dĩ bị đè nén suốt đời chỉ vì khi đè nén chúng chỉ biết than thở chứ không biết làm gì khác.

Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta quá khổ thì người ta chẳng nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp.

Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng yêu thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn.

Trên đây là những điểm nổi bật trong tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn Nam Cao, hy vọng là sau khi đọc hết bài viết này bạn sẽ có thêm hiểu biết về nhà văn Nam Cao. Cảm ơn mọi người vì đã luôn theo dõi và đón đọc bài viết của Sách Hay 24h.

Từ khoá tìm kiếm liên quan về nhà văn Nam cao:

  • Tiểu sử nhà văn Nam Cao
  • Sự nghiệp văn học của Nam Cao
  • Phong cách sáng tác của Nam cao
  • Quan điểm sáng tác của Nam Cao
  • Những tác phẩm của nhà văn Nam Cao
  • Con người của Nam Cao
  • Quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao
  • Quan điểm sáng tác của nhà văn Nam Cao
  • Giới thiệu về tác giả Nam Cao
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button