Dàn ý biểu cảm về loài cây em yêu (11 mẫu) – VnDoc.com

Lập dàn ý: Biểu cảm về 1 loại cây yêu thích được biên soạn để giúp các em HS học tập tốt môn Ngữ văn 7 và đạt kết quả cao cho bài viết sắp tới, đồng thời trở thành tài liệu tham khảo cho quý thầy cô và phụ huynh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

  • Kể cho bố mẹ nghe một câu chuyện cảm động mà em gặp ở trường
  • Biểu cảm về nụ cười của mẹ
  • Bài viết số 1 lớp 7 Đề 2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự
  • Biểu cảm về loài cây em yêu ngắn lớp 7

Lập dàn ý: Biểu cảm về 1 loại cây yêu thích gồm có các dàn ý hay, trình bày đa dạng cho đề văn Hãy viết 1 bài văn biểu cảm của em về 1 loài cây nào đó mà em yêu thích. Mời các bạn học sinh, quý phụ huynh và các thầy cô tham khảo.

Lập dàn ý về loài cây em yêu

Dàn ý Biểu cảm về loài cây em yêu mẫu 1

a. Mở bài:

  • Giới thiệu về loài cây em yêu.

b. Thân bài:

– Biểu cảm về các đặc điểm của cây:

  • Em thích màu của lá cây,…
  • Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…
  • Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi niềm say sưa hứng thú ra sao?

– Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.

  • Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?
  • Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

– Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó,…).

c. Kết bài:

  • Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

Dàn ý Biểu cảm về loài cây em yêu mẫu 2

a. Mở bài:

  • Nêu tên loài cây và lí do mà em thích loài cây đó.

b. Thân bài:

  • Các đặc điểm nổi bật của cây đã gợi cảm xúc cho em khi quan sát.
  • Mối quan hệ gần gũi giữa cây với đời sống của em
  • Ý nghĩa, vai trò của loài cây trong cuộc sống của con người

c. Kết bài:

  • Tình cảm , ấn tượng của em đối với loài cây đó

Dàn ý Biểu cảm về loài cây em yêu mẫu 3

a. Mở bài:

  • Liên tưởng hình ảnh gợi nhớ đến loài cây em yêu quý
  • Ví dụ: Mùa lại về trong tiếng ve sầu nức nở gọi những cuộc chia tay, mỗi lần nghe tiếng ve kêu, tôi lại nhớ đến màu hoa phượng đỏ, loài cây đã gắn cả tuổi thơ tôi.

b. Thân bài

– Biểu cảm về hình dáng, đặc điểm của loài cây

– Biểu cảm từ cái nhìn bao quát đến chi tiết

– Chọn những đặc điểm điển hình để nêu cảm nghĩ. Để tránh nhầm lẫn với văn miêu tả, khi biểu cảm về hình dáng đặc điểm của cây, cần dùng nhiều phương pháp gợi tả, nhân hóa, ẩn dụ và đưa tình cảm của mình vào.

– Ví dụ:

  • Biểu cảm về lá dừa: nếu có thể tôi muốn được ôm bàn tay uyển chuyển ấy để ngủ ngon lành trong giấc ban trưa.
  • Biểu cảm về hoa phượng: Có phải những ước mơ điểm 10 của lũ học trò đã hóa thân vào màu hoa phượng để hoa phượng cứ đỏ rực, tinh khôi…

– Biểu cảm những đặc điểm của từng loại cây: gốc, vỏ, thân, cành, lá, hoa, quả…

– Biểu cảm về công dụng, vai trò của cây với cuộc sống và với bản thân em

  • Công dụng về thân, gốc, lá, hoa, quả…đối với đời sống người nông dân
  • Biểu cảm về vai trò của loài cây ấy với gia đình, trường học của em.
  • Giá trị tinh thần mà loài cây ấy mang lại: Hình ảnh trong thơ ca, âm nhạc, hội họa; Tình cảm thủy chung, gắn bó, son sắt…của loài cây với con người.

– Vai trò của loài cây với bản thân em

  • Người bạn tuổi thơ, gắn bó từng kỉ niệm
  • Dạy em bài học làm người, cùng em lớn lên..

c. Kết bài:

  • Loài cây ấy có còn vị trí như ngày xưa nữa không.
  • Khẳng định lại tình cảm của em dành cho loài cây dù thời gian đã qua nhưng kí ức tươi đẹp và những kỉ niệm mà cây mang lại vẫn trong lòng của em.
  • Mở rộng vấn đề, mơ ước của em và hi vọng gắn với loài cây ấy.

Dàn ý chi tiết Biểu cảm về loài cây em yêu

Dàn ý biểu cảm về loài cây em yêu: Cây ổi

a. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu về cây ổi mà em muốn biểu cảm.
  • Gợi ý: Bố của em là một người rất yêu thích làm vườn. Vì vậy, trong vườn nhà em lúc nào cũng xum xuê cành lá của nhiều loại cây khác nhau. Trong đó, đẹp nhất và có nhiều tuổi nhất, chính là cây ổi găng ở giữa góc vườn. Đó chính là cây đầu tiên bố em trồng ở trong khu vườn này.

b. Thân bài

– Miêu tả chung về cây ổi găng:

  • Cây đã bao nhiêu năm tuổi rồi?
  • Cây cao bao nhiêu? (nếu không chắc số đo, có thể so sánh với các sự vật có chiều cao tương đương, như mái nhà, ban công, hàng rào, cột điện…)
  • Thân cây to như thế nào? Lớp vỏ bên ngoài thân cây có màu sắc và đặc điểm gì đặc biệt?
  • Cây ổi có nhiều cành con không? Các cành con bắt đầu mọc từ đoạn nào của thân cây? Các cành cây có to không?
Đọc thêm:  Đoạn văn ngắn cảm nhận về chú bé Hồng | Văn mẫu 8 - Đọc Tài Liệu

– Miêu tả lá cây ổi găng:

  • Lá ổi có hình dáng như thế nào?
  • Kích thước lá khoảng bao nhiêu? (có thể so sánh với các loại lá hoặc đồ vật khác)
  • Màu sắc của lá ổi? (khi còn non, khi đã già)
  • Mặt trên và mặt dưới của lá ổi có khác nhau không?
  • Người ta thường dùng lá ổi găng để làm gì?

– Miêu tả hoa và quả ổi:

  • Hoa ổi nở vào tháng mấy trong năm? Bông hoa ổi to như thế nào và có màu sắc gì?
  • Sau bao lâu thì hoa ổi kết quả?
  • Quả ổi lúc còn nhỏ to như thế nào? Có hình dáng, màu sắc ra sao?
  • Mất bao lâu để quả ổi găng to hết cỡ?
  • Một quả ổi găng có thể lớn như thế nào?
  • Khi ăn, bên trong quả ổi có màu sắc như thế nào? Mùi vị ra sao?
  • Em thường ăn ổi theo những cách như thế nào?

– Hoạt động của mọi người với cây ổi găng

  • Hằng ngày, em và mọi người chăm sóc cây ổi như thế nào? (tưới nước, bắt sâu, bón phân, tỉa lá, bọc quả…)
  • Khi đến mùa quả chín, cả nhà em có cùng nhau thu hoạch quả không?
  • Em có thường xuyên ra chơi dưới gốc ổi không?

c. Kết bài

  • Suy nghĩ, tình cảm của em dành cho cây ổi găng.
  • Gợi ý: Đến nay, cây ổi găng đã cùng em ngày càng trưởng thành. Mỗi năm, tán lá lại càng thêm cao lớn và xanh mướt. Em sẽ cố gắng chăm cây thật tốt, để cây ổi mãi luôn tươi tốt.

Dàn ý biểu cảm về loài cây em yêu: Hoa cúc

Biểu cảm về 1 loại cây yêu thích lớp 7

a. Mở bài

– Dẫn dắt, giới thiệu về cây hoa cúc. Gợi ý: dẫn dắt từ những câu thơ, ví dụ:

Mùa đông nắng ítCúc gom nắng vàngVào trong lá biếcChờ cho đến TếtNở bung thành hoaRực vàng hoa cúcẤm vui mọi nhà.

b. Thân bài:

Miêu tả cây hoa cúc theo từng bộ phận:

– Thân:

  • Thẳng, nhỏ bằng ngón tay
  • Vỏ thân cây màu xanh sẫm, gần gốc thì màu nâu đất
  • Từ thân cây tỏa ra nhiều cành nhỏ hơn

– Cành:

  • Cành hoa cúc mảnh và nhỏ, khá mềm và dễ gãy
  • Có màu xanh như phần thân, càng lên cao càng nhạt
  • Số lượng cành của một cây hoa cúc thường không quá nhiều, tập trung ở phần thân trên

– Lá:

  • Giống như lá rau tần ô, mặt trên màu xanh, mặt dưới như phủ một lớp bạc
  • Lá cúc mọc trực tiếp từ thân, và gốc các cành
  • Càng gần hoa lá càng ít và nhỏ hơn

– Hoa cúc:

  • Hoa cúc có rất nhiều cánh hoa, khó mà đếm xuể
  • Cánh hoa nhỏ, mỏng và dài
  • Các cánh gần nhụy sẽ có bề ngang nhỏ và dày hơn các cánh ở phía ngoài.
  • Lúc còn nhỏ, búp hoa sẽ được bọc bởi đài hoa gồm các cánh màu xanh, khó đoán màu bên trong
  • Khi nở, từng lớp cánh bên ngoài sẽ bung ra dần, cho đến khi các cánh hoa được dãn ra hết – đây là một quá trình diễn ra chậm rãi chứ không ngay lập tức
  • Hoa cúc có rất nhiều màu và kiểu dáng, đáp ứng mọi nhu cầu, yêu thích của mọi người
  • Mùi của hoa cúc rất nhạt, khó để ngửi đến

– Công dụng của hoa cúc:

  • Dùng để trang trí trong các dịp cần thiết
  • Làm hoa để lên bàn thờ
  • Trở thành hình ảnh trang trí trong tranh ảnh, trang phục…

c. Kết bài

  • Tình cảm của em dành cho hoa cúc
  • Suy nghĩ, mong muốn của em đối với việc trồng, lai tạo thêm các giống hoa cúc mới trong tương lai

Dàn ý biểu cảm về loài cây em yêu: Cây thông

Biểu cảm về 1 loại cây yêu thích lớp 7

a. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu về cây thông. Gợi ý: thông qua những hình ảnh cây thông trong đời sống, trong thơ ca, điện ảnh…

b. Thân bài

Miêu tả cây thông theo từng bộ phận:

– Thân cây:

  • Cao, thẳng, to lớn, thường cao hơn 2 mét, thân cây có đường kính khoảng 30cm
  • Vỏ sần sùi, thô ráp màu nâu đen
  • Gỗ thông rất chắc, bên trong có nhựa thông được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp

– Cành cây:

  • Các cành mọc tỏa ra từ thân cây xoay theo hình xoắn ốc
  • Càng lên cao các cành các cành càng ngắn lại tạo thành hình chóp

– Lá cây:

  • Lá thông thuộc nhóm lá kim, dài, nhỏ như que tăm, mọc dọc theo cuống lá như lá dừa, màu xanh sẫm
  • Lá thông có mùi thơm đặc trưng rất dễ chịu và bám lâu

– Quả thông:

  • Hạt mọc ở phía ngoài, xếp thành hình chóp như cành thông mọc trên thân
  • Đây là món yêu thích của các chú sóc

– Công dụng của cây thông:

  • Dùng thân cây, cành cây làm đồ gia dụng bằng gỗ
  • Dùng cây thông noel làm đồ trang trí
  • Dùng hình ảnh để trang trí trang phục, nhà cửa…
  • Nhựa thông được khai thác trong ngành công nghiệp

c. Kết bài

  • Tình cảm của em dành cho cây thông
  • Những mong muốn, suy nghĩ của em về việc trồng thông trên khắp đất nước ta

Dàn ý biểu cảm về loài cây em yêu: Cây khế

Dàn ý biểu cảm về loài cây em yêu

a. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu về cây khế.
  • Gợi ý:

Mẫu 1: Trong vườn nhà em có trông một cây khế rất lớn, cho nhiều trái ngọt. Năm nay, cây đã gần mười năm tuổi rồi nhưng vẫn xanh tốt và sai trái lắm. Cả nhà ai cũng yêu mến cây khế.

Mẫu 2: Vườn nhà ông em có trồng rất nhiều cây ăn quả, nào đào nào bưởi, nào mít nào lê… Cây nào cũng cho trái ngon, quả ngọt. Nhưng em thích nhất vẫn là cây khế già ở trong góc sân.

Mẫu 3: Trong bài thơ Cây khế, nhà thơ Bùi Văn Bồng đã viết:

Khế chua khế ngọt lòng tôiĐi xa vẫn nhớ khoảng trời tuổi xanh.

Những câu thơ ấy như nói hộ lòng em về những tình cảm thắm thiết dành cho cây khế trước sân nhà bà ngoại. Chính dưới gốc khế ấy, em đã có những ngày tháng tuổi thơ thật vô tư và hạnh phúc.

b. Thân bài

– Giới thiệu chung về cây khế:

  • Cây khế được trồng ở đâu?
  • Cây khế do ai trồng? Được mua, đem về từ đâu?
  • Cây khế năm nay đã bao nhiêu tuổi đời rồi?
Đọc thêm:  Soạn bài Tự do (P.Ê-luy-a) | Soạn văn 12 hay nhất - VietJack.com

– Miêu tả cây khế:

  • Rễ cây: cắm sâu xuống lòng đất; một số nhánh bò lên cả mặt đất, to bằng cổ tay, ngoằn ngoèo như những con trăn.
  • Thân cây: to lớn, phải ba đứa trẻ mới ôm hết
  • Vỏ thân: sần sùi, thô ráp màu nâu sẫm, có chỗ mọc cả rêu xanh
  • Cành cây: từ thân chính tỏa ra rất nhiều cành lớn, từ các cành lớn lại mọc ra nhiều cành con, trông như tấm lưới khổng lồ
  • Lá cây: hình như cái thìa nhọn dần ở ngọn lá; to bằng lọ thuốc nhỏ mắt; mỏng, dẹt; màu xanh sẫm, mặt trên đậm màu hơn mặt dưới; lá khế xanh mướt quanh năm
  • Hoa khế: nở vào cuối xuân, đầu hạ; nhỏ li ti; màu tím biếc; kết thành từng chùm lớn; e ấp trong chòm lá xanh rì
  • Quả khế: chính hè, quả khế xuất hiện; có năm cánh nổi lên; lúc nhỏ xanh đậm, chín thì chuyển dần sang xanh ngọc rồi vàng ươm; khi cắt ngang tạo ra các hình ngôi sao; ăn có vị ngọt thanh, nhiều nước

– Công dụng của cây khế:

  • Quả khế: ăn quả khế vừa ngon lại mát, khế xanh có thể dùng để làm nộm, nấu canh chua…
  • Cây khế: tỏa bóng mát, lấy cành để đun bếp…
  • Lá khế: chữa bệnh

– Hằng ngày, em làm gì cùng với cây khế? (vui chơi, học tập dưới gốc cây; leo trèo, hái quả trên cây; tưới nước, chăm sóc cho cây…)

c. Kết bài

  • Nêu những suy nghĩ, tình cảm của em dành cho cây khế.

Dàn ý biểu cảm về loài cây em yêu: Cây bàng

Lập dàn ý: Biểu cảm về 1 loại cây yêu thích

a. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu về cây bàng. Gợi ý: dẫn dắt qua những câu thơ viết về cây bàng:

Cứ vào mùa đôngGió về rét buốtCây bàng trụi trơLá cành rụng hếtChắc là nó rét!

Khi vào mùa nóngTán lá xoè raNhư cái ô toĐang làm bóng mát.

Bóng bàng tròn lắmTròn như cái nongEm ngồi vào trongMát ơi là mát!A, bàng tốt lắmBàng che cho emNhưng ai che bàngCho bàng khỏi nắng!

(Cây bàng – Xuân Quỳnh)

Cây bàng lá nõn xanh ngờiNgày ngày chim đến tìm mồi chíp chiuĐường xa gánh nặng sớm chiềuKê cái đòn gánh bao nhiêu người ngồiĐêm qua em ngủ đi rồiThấy bàng bỗng lớn, tốt tươi lạ thường.

(Cây bàng – Trần Đăng Khoa)

b. Thân bài

– Miêu tả cây bàng:

  • Cao bao nhiêu, thân rộng như thế nào?
  • Thân cây có thể thẳng hoặc cong tùy vào môi trường, địa hình sống
  • Vỏ ở thân (màu xám đen, xù xì…)
  • Các cành (chi chít, khẳng khiu, đan xen như mạng nhện)
  • Lá bàng: to như bàn tay màu xanh sẫm, sang thu chuyển đỏ rồi rụng dần
  • Hoa bàng: nhỏ, màu trắng, mọc thành chùm, thường bị lá bàng che khuất
  • Quả bàng: nhỏ như chén trà, màu xanh, khi chín chuyển vàng, mọc thành từng chùm nhỏ

– Những kỉ niệm gắn bó thời học sinh của em với cây bàng:

  • Những giờ ra chơi, ngồi dưới gốc bàng cùng bạn bè trò chuyện, vui chơi
  • Dùng lá bàng để làm quạt mát vào mùa hè
  • Đập bàng chín để ăn phần nhân cơm, hay dùng quả bàng để chơi chuyền
  • Những bạn nam nghịch ngợm leo trèo lên cành cây

c. Kết bài

  • Những tình cảm của em dành cho cây bàng

Dàn ý biểu cảm về loài cây em yêu: Cây tre

A, bàng tốt lắm Bàng che cho em Nhưng ai che bàng Cho bàng khỏi nắng!

a. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu về cây tre. Gợi ý: dẫn dắt thông qua những câu thơ về cây tre:

Tre xanhXanh tự bao giờ?Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc, lá mong manhMà sao nên luỹ nên thành tre ơi?Ở đâu tre cũng xanh tươiCho dù đất sỏi đất vôi bạc màu…

(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)

b. Thân bài

– Miêu tả cây tre:

  • Khi còn nhỏ gọi là búp măng, hình tháp, chui lên từ dưới đất
  • Theo thời gian cao dần lên, thẳng đứng mới gọi là tre
  • Thân tre mảnh mai, thường chỉ nhỏ bằng cổ tay, nhưng rất cứng cáp và dẻo dai
  • Thân tre màu xanh sẫm, càng lên ngọn màu càng chuyển nhạt dần
  • Thân tre rỗng, chia thành từng đốt, càng lên cao độ dài của các đốt càng ngắn
  • Cành tre thường rất nhỏ, chỉ có từ giữa thân đến ngọn, cũng chia thành từng đốt
  • Lá tre nhỏ, dài như ngón tay và mỏng dẹt màu xanh như thân tre
  • Lá tre non cuộn lại, nhìn qua như chiếc que

– Những công dụng của tre: tre gắn bó với đời sống của người dân:

  • Măng tre được dùng làm thức ăn với nhiều món đa dạng (muối chua, xào, luộc, nướng, phơi khô…)
  • Thân tre dùng để làm đồ dùng, hoặc tước mỏng ra để đan lát: từ lọ đựng bút, bàn ghế, đến chiếc giỏ tre, thậm chí là dây gói bánh chưng, bánh đòn…
  • Những phần vỏ, cành, lá, thân tre già… còn được phơi khô để đun nấu
  • Cây tre còn đi vào chiến đấu, được ông cha vót nhọn làm vũ khí. Chúng còn là những tường thành bảo vệ làng quê thời xưa.

– Những kỉ niệm gắn bó bên cây tre:

  • Ngày bé, thường ngồi chơi dưới hàng tre mát rượi
  • Mong được bố, ông làm cho con chuồn chuồn bằng tre
  • Cùng mẹ, chị, bà đi đào măng…

c. Kết bài

  • Vị thế của cây tre trong xã hội hiện đại ngày nay có nhiều thay đổi không?
  • Những suy nghĩ, tình cảm của em dành cho cây tre.

Dàn ý biểu cảm về loài cây em yêu: Cây hoa mai

A, bàng tốt lắm Bàng che cho em Nhưng ai che bàng Cho bàng khỏi nắng!

a. Mở bài:

  • Dẫn dắt, giới thiệu về cây hoa mai. Gợi ý: dẫn dắt thông qua những câu thơ:

Hoa hôm nay bừng nởSao gọi là hoa mai?Hoa vàng – vàng sắc lụaHoa trắng – trắng như mây.

b. Thân bài:

– Miêu tả cây hoa mai:

  • Chiều cao của cây không nhất quán, tùy vào mong muốn của người chăm sóc, có cây cao đến 1m3, có cây chỉ cai 40cm.
  • Thân cây: không quá to, màu nâu, thường được uốn thành nhiều hình rất đẹp
  • Rễ cây: đâm sâu xuống lòng đất, một ít bò trên mặt đất như đàn rắn
  • Lá: to bằng cái thìa, mỏng, màu xanh sẫm, lá non có màu đỏ tía khi lớn chuyển dần sang xanh.
  • Lá mai xanh tốt quanh năm, chỉ khi cuối đông, lá sẽ tự rụng dần để hoa được nhú lên. Đôi khi là do người trồng tự trảy lá để quá trình này diễn ra nhanh hơn
  • Hoa mai: có 5 cánh, cánh hoa nhỏ, mỏng nhẹ như cánh bướm, chủ yếu có màu vàng tươi như nắng mùa xuân
Đọc thêm:  Chân thật và thẳng thắn là bước đầu cần thiết làm nảy nở và củng

– Biểu cảm về cây mai:

  • Mang ý nghĩa tinh thần to lớn với người con đất Việt
  • Khi mai nở hoa báo hiệu Tết đến xuân về – thời khắc già trẻ lớn bé ai ai cũng mong chờ
  • Hoa mai đem đến niềm vui, ước mong cho mọi người
  • Thấy mai nở hoa là ai cũng vui tươi, phấn khởi

c. Kết bài

  • Dù bây giờ có rất nhiều loài hoa mới, đẹp nhưng hoa mai vẫn là loài hoa không thể thiếu vào mỗi dịp Tết.
  • Em rất yêu thích cây mai, suốt năm chăm chỉ tưới nước, nhổ cỏ chỉ mong cây tươi tốt, sớm nở hoa.

Dàn ý biểu cảm về loài cây em yêu: Cây phượng

A, bàng tốt lắm Bàng che cho em Nhưng ai che bàng Cho bàng khỏi nắng!

a. Mở bài:

  • Giới thiệu về loài cây em yêu (Cây gì? Ai trồng? Trồng ở đâu?…)
  • Vì sao em yêu loài cây ấy? (gắn bó kỉ niệm, ý nghĩa của cây…)

Ví dụ: “Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy từ giọng ca ngọt ngào của mẹ, lòng tôi thấy nao nao bồi hồi nghĩ về một loài hoa mà tôi hằng yêu quý. Loài hoa tượng trưng cho tuổi học trò hồn nhiên trong sáng vô tư…

b. Thân bài: Viết thành từng đoạn biểu cảm kết hợp miêu tả xen lẫn lời kể.

– Đoạn 1: Biểu cảm về những đặc điểm tiêu biểu của cây phượng (thân, gốc rễ, lá, hoa, trái…)

  • Làm sao em quên được cảm xúc lần đầu tiên vào mái trường này, hình ảnh cây phượng sừng sững xòe tán lá rộng che phủ cả một góc trường tạo cho em một ấn tượng đẹp, sâu sắc.
  • Phượng đứng cao phải đến năm sáu mét, thân to khoảng vòng tay một người lớn, cành lá xanh um…
  • Thích nhất là nhìn lên tán lá xòe ra như chiếc dù khổng lồ che mưa nắng…
  • Những tán lá này được hình thành từ những phiến lá xanh xanh, be bé bằng móng tay, mọc đối xứng hai bên của một cọng dài dài.
  • Có người nói rằng lá phượng ấy giống như đuôi của loài chim phượng nên từ đó phượng còn có tên là phượng vĩ vì vĩ là đuôi chim.
  • Dưới vòm lá xanh mượt, chim chóc tha hồ làm tổ…Những chú chim hót líu lo, nhảy nhót chuyền hết cành này sang cành khác…
  • Nhìn thân phượng mà thổn thức nỗi lòng trước vết cằn cỗi của thời gian khắc trên thân cây. Từ bao thế hệ học trò đến rồi đi, có mấy ai còn nhớ gốc phượng già này nhỉ?
  • Đẹp nhất là vào mùa hè! Trông từ xa, cây phượng đỏ rực như một đám lửa.
  • Em nhớ mãi những bông hoa đỏ thắm như những con bướm lửa. Mỗi khi có cơn gió thoảng qua, những cánh bướm lửa ấy lìa cành, chao mình trong gió, nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất như còn lưu luyến cuộc đời tươi đẹp ngắn ngủi của một kiếp hoa.

– Đoạn 2: Vai trò của phượng đối với đời sống con người:

  • Em thầm cảm ơn cây phượng vì đã che bóng mát cho sân trường, tạo nên một bầu không khí trong lành, mát mẻ và thật dễ chịu cho chúng em học tập cũng như vui chơi.
  • Em làm sao có thể quên những lúc cùng các bạn nhặt hoa phượng, tách từng cánh hoa ra và khéo léo dán thành hình con bướm ép vào vở. Mai sau nhìn lại sẽ nhớ ngay tới thuở học trò đầy mơ mộng…
  • Đáng yêu biết mấy hình ảnh các bạn nam lại dùng nhụy hoa nhỏ hơn que tăm, làm trò chơi đá gà ngộ nghĩnh thú vị.
  • Em thích nhìn những trái phượng khô, dèn dẹt, dài dài, đen như than. Đập vỏ ra lấy nhân bên trong rang lên ăn bùi bùi, thơm thơm, hấp dẫn hơn cả bắp rang.
  • Em còn biết được rằng có một thành phố ở nước ta trồng phượng khắp các nẻo đường phố và khi hè về, trên cao nhìn xuống cả thành phố ngập tràn sắc đỏ màu hoa. Đó chính là Hải Phòng – Thành phố hoa phượng đỏ.
  • Hình ảnh của phượng gắn liền năm tháng học trò, có lẽ thế nên phượng còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhạc sĩ, nhà thơ sáng tác văn chương, bài hát như mấy ai không xao xuyến khi nghe “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu…”

– Đoạn 3: Sự gần gũi giữa em với phượng

  • Thật thú vị làm sao! Dưới tán lá phượng, em ngồi ôn bài, học bài không biết mệt.
  • Những khi nắng gắt, phượng che bóng mát cho em nô đùa ngoài sân.
  • Những lúc mưa to, tán lá phượng cản bớt những giọt nước mưa như thác đang ào ào trút xuống.
  • Cũng dưới gốc phượng này em có một tình bạn, chúng em cùng trao đổi bài học cũng như động viên và chia sẻ cho nhau những buồn vui trong cuộc sống, chỉ tiếc một điều giờ bạn đã đi xa…

– Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp.

  • Nếu một ngày nào đó…(những ngày hè không còn dáng phượng)
  • Ước mong sao thành phố mình trồng phương khắp các nẻo đường…

c. Kết bài:

  • Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em.
  • Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như màu máu con tim.

Trên đây là bài Lập dàn ý: Biểu cảm về 1 loại cây yêu thích. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7 và đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.

Tài liệu tham khảo:

  • Kể cho bố mẹ nghe một câu chuyện cảm động mà em gặp ở trường
  • Biểu cảm về cây phượng
  • Biểu cảm về nụ cười của mẹ
  • Bài viết số 1 lớp 7 Đề 2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button