Bình giảng bốn câu kết trong bài thơ Tràng giang – Thủ thuật

Đề bài: Bình giảng bốn câu kết trong bài thơ Tràng giang

binh giang bon cau ket trong bai tho trang giang

Bình giảng bốn câu kết trong bài thơ Tràng giang

I. Dàn ý Bình giảng bốn câu kết trong bài thơ Tràng giang

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Huy Cận và những đặc điểm tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận.- Giới thiệu khái quát về bài thơ “Tràng giang” (xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ,…)- Nêu vấn đề cần nghị luận: bình giảng về bốn câu thơ cuối trong bài thơ “Tràng giang”

2. Thân bài

– Hai câu thơ đầu: Khung cảnh thiên nhiên buổi chiều vừa hùng vĩ, vừa quen thuộc được vẽ nên bằng những hình ảnh thơ cổ điển, giàu ước lệ, tượng trưng.+ Hình ảnh thơ cổ điển: “mây”, “chim” không chỉ gợi nên không gian mà còn thể hiện rõ nét về thời gian – đó là thời gian và buổi chiều tà+ Sử dụng từ láy: “lớp lớp”- Hai câu thơ cuối: Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương đất nước sâu sắc của tác giả…(Còn tiếp)

>> Xem Dàn ý Bình giảng bốn câu kết trong bài thơ Tràng giang chi tiết tại đây.

II. Bài văn mẫu Bình giảng bốn câu kết trong bài thơ Tràng giang

Cùng với các nhà thơ cùng thời như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính,… Huy Cận là một trong số những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ Mới nói riêng và thơ ca hiện đại Việt Nam nói chung. Mỗi tác phẩm của mình, ông đề gửi vào trong đó nỗi buồn nhân thế về cảnh ngộ của non sông đất nước và số phận con người. Huy Cận còn là người yêu thơ ca Việt Nam, yêu thơ Đường và chịu ảnh hưởng của thơ ca Pháp, phong cách và đặc điểm sáng tác này được thể hiện rõ nét qua bài thơ “Tràng giang”.

Đọc thêm:  Phân tích hình tượng ông lão trong tác phẩm Ông già và biển cả

Nếu như trong ba khổ thơ đầu của bài thơ Tràng giang, mỗi câu mỗi chữ mỗi hình ảnh đều như gợi lên trước mắt chúng ta một bức tranh thiên nhiên tha thiết tình người, mang nặng nỗi sầu của thi nhân trước cái vắng lặng của cảnh vật, nỗi cô đơn của con người thì đến khổ thơ cuối cùng của bài thơ nỗi buồn ấy như lan tỏa khắp mọi không gian, thời gian và đặc biệt, chúng ta sẽ nhận thấy tình yêu quê hương, đất nước tha thiết, sâu nặng của tác giả dường như được hiện rõ trên từng câu chữ.

Hai câu thơ mở đầu khổ thơ với những hình thơ cổ điển, giàu tính ước lệ, tượng trưng thường thấy trong thơ ca cổ điển giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc về nỗi buồn của tác giả trước khung cảnh chiều tà.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạcChim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa

Câu thơ mở đầu khổ thơ đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên vừa hùng vĩ, lớn lao vừa gần gũi, thân quen. Bức tranh ấy được vẽ nên từ hình ảnh những đám mây trời – một hình ảnh thường thấy trong thơ ca trung đại. Thêm vào đó, việc sử dụng từ láy “lớp lớp” ở đầu câu thơ cùng với động từ “đùn” đã gợi nên khung cảnh một bầu trời đầy những lớp mây, tất cả ánh lên như “núi bạc”. Và để rồi, trên nền trời ấy, tác giả dùng bút pháp chấm phá, điểm lên trên nó hình ảnh cánh chim chiều – “chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa”. Câu thơ “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa” có nhiều cách hiểu. Đó có thể cánh chim chiều kéo buổi chiều buông xuống nhưng nó cũng có thể là sức nặng của buổi chiều đang đè nặng lên cánh chim làm nó nghiêng lại. Nhưng dù hiểu theo cách nào đi chăng nữa thì câu thơ cũng không đơn thuần chỉ không gian mà nó còn gợi lên cả nhịp bước của thời gian – đó chính là buổi chiều tà bởi lẽ hình ảnh cánh chim là thi liệu cổ điển, nó luôn gợi đến cảnh chiều tà. Và để rồi, hai câu thơ đã vẽ khung cảnh một bức tranh thiên nhiên buổi chiều hùng vĩ, êm đềm.

Đọc thêm:  Cảm nhận khổ cuối Sang thu hay nhất (6 mẫu) - Văn 9 - Download.vn

Không dừng lại ở đó, hai câu thơ cuối của khổ thơ đã thể hiện một cách sâu sắc, chân thực nỗi niềm, tình yêu quê hương đất nước của tác giả.

Lòng quê dờn dợn vời con nướcKhông khói hoàng hôn cũng nhớ nhá

Có thể nói, hai câu thơ đã diễn tả trực tiếp nỗi niềm tâm trạng, cảm xúc của tác giả. “Lòng quê” chính là nỗi nhớ quê hương, đất nước. Để rồi nỗi nhớ ấy cứ “dờn dợn” từng cơn, từng đợt tuôn trào ra. Dường như, nỗi nhớ ấy của tác giả như tuôn trào, bao trùm khắp cả dòng nước đang chảy trôi kia. Và đặc biệt, nỗi nhớ nhà, nhớ quê ấy như luôn thường trực trong trái tim, trong nỗi lòng của tác giả bởi lẽ, với tác giả “không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

Tóm lại, bài thơ “Tràng giang” nói chung và khổ thơ cuối của bài thơ nói riêng đã giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về nỗi lòng của tác giả đối với quê hương, đất nước. Đồng thời, qua đó cũng cho ta thấy tài năng của Huy Cận trong việc sử dụng và sáng tác các hình ảnh thơ cổ điển.

-HẾT-

https://thuthuat.taimienphi.vn/binh-giang-bon-cau-ket-trong-bai-tho-trang-giang-42224n.aspx Trên đây là nội dung bài Bình giảng 4 câu thơ kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận, bên cạnh đó để củng cố kiến thức về tác phẩm, các em không nên bỏ qua những bài viết liên quan khác như: Khung cảnh thôn Vĩ Dạ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, Hình ảnh thiên nhiên và con người xứ Huế qua bài Đây thôn Vĩ Dạ, Phân tích cái tôi trữ tình của Hàn Mạc Tử trong bài Đây thôn Vĩ Dạ, Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài Đây thôn Vĩ Dạ.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button