Bình luận về câu nói của Lí Công Uẩn trong Chiếu dời đô – Thủ thuật

Đề bài: Bình luận về câu nói của Lí Công Uẩn trong Chiếu dời đô: Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa, Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

binh luan ve cau noi cua li cong uan trong chieu doi do xem khap dat viet ta chi noi nay la thang dia

Bình luận về câu nói của Lí Công Uẩn trong Chiếu dời đô

I. Dàn ý Bình luận về câu nói của Lí Công Uẩn trong Chiếu dời đô

1. Mở bài

– Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn là một tác phẩm văn học có giá trị lịch sử sâu sắc, phản ánh khát vọng của nhân dân ta về một đất nước thái bình thịnh trị muôn đời.- Trong tác phẩm có một đoạn hết sức ấn tượng: “Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.

2. Thân bài

– Câu nói ấy là câu kết thúc cho một loạt luận cứ, luận điểm trình bày về nguyên cớ chọn Đại La làm chốn kinh đô mới, bởi nơi ấy đã hội tụ đầy đủ những điều kiện về địa lý, giao thông, kinh tế, chính trị, văn hóa, lịch sử, chỗ nào cũng là hạng ưu điểm đứng nhất.- Thể hiện tâm huyết nghiên cứu tuyển chọn kỹ lưỡng của Lý Công Uẩn.- Thể hiện niềm yêu thích lòng ca ngợi của nhà vua với mảnh đất Đại La yêu dấu, nơi hội tụ mọi điều tốt đẹp xứng đáng là kinh đô bậc nhất…(Còn tiếp)

Đọc thêm:  Phân tích mụ vợ trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

>> Xem Dàn ý Bình luận về câu nói của Lí Công Uẩn trong Chiếu dời đô chi tiết tại đây.

II. Bài văn mẫu Bình luận về câu nói của Lí Công Uẩn trong Chiếu dời đô

Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn là một tác phẩm văn học có giá trị lịch sử sâu sắc, phản ánh khát vọng của nhân dân ta về một đất nước thái bình thịnh trị muôn đời. Với giọng văn trang trọng, lại có sự kết hợp đủ lý, đủ tình của bậc đế vương toàn tài, đã tạo ra một bản chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ. Nhắc đến luận điểm và lý lẽ, có một đoạn hết sức ấn tượng: “Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.

Câu nói ấy là câu kết thúc cho một loạt luận cứ, luận điểm trình bày về nguyên cớ chọn Đại La làm chốn kinh đô mới, bởi nơi ấy đã hội tụ đầy đủ những điều kiện về địa lý, giao thông, kinh tế, chính trị, văn hóa, lịch sử, chỗ nào cũng là hạng ưu điểm đứng nhất.

Câu “Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa” thứ nhất vừa chỉ ra rằng, Lý Công Uẩn đã thực sự nghiên cứu mọi địa điểm trên cả nước, đã có cả một quá trình nghiên cứu kỳ công và trong ngàn tuyển, vạn chọn thì ông mới kết luận lại rằng chỉ có đất Đại La mới là thắng địa. Khẳng định Đại La là thắng địa không chỉ căn cứ trên sự thật mà còn thể hiện niềm yêu thích, sự ca ngợi của nhà vua với mảnh đất này. Đại La là nơi hội tụ mọi điều tốt đẹp, xứng đáng là kinh đô bậc nhất.

Đọc thêm:  Giới thiệu dự định mô hình kinh doanh trong tương lai của bản thân

Lý Công Uẩn còn nhấn mạnh thêm “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của đất nước”, chỉ một từ “trọng yếu” thôi mà người ta đã nhìn ra biết bao ý nghĩa, càng thêm củng cố cho việc dời đô về Đại La, vốn là việc đúng đắn vô cùng. Cuối cùng Lý Công Uẩn bồi thêm một ý: “cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”, khơi gợi ra viễn cảnh triều đình vững mạnh, nhân dân được an cư lạc nghiệp ngàn đời nếu dời đô về nơi đắc địa như Đại La.

Có thể thấy trong câu tổng kết lại những luận điểm vừa có lý vừa có tình của mình, dường như ta đã nhận thấy được quyết tâm, lòng tin tưởng về việc dời đô của Lý Công Uẩn, đó là tâm huyết, cũng như việc mà một vị đế vương mong muốn làm được, để đưa đến cho nhân dân một cuộc sống mới, một diện mạo mới cho Tổ quốc. Câu nói được diễn tả với ngữ khí khẳng định, sự tự tin, biểu cảm tâm đắc, vui mừng và sự ngợi khen khéo léo khiến người người phải tâm phục, khẩu phục, đồng thời càng cho thấy tầm nhìn xa trông rộng, óc chiến lược của một vị minh quân. Điều đó được chứng minh qua thực tế qua hàng nghìn năm, 1000 năm sau Hà Nội vẫn giữ nguyên vai trò, vị trí là kinh đô – thủ đô của đất nước, nơi chứa đựng các cơ quan đầu não, vận hành cả hệ thống kinh tế, văn hóa, chính trị,… với tầm chiến lược vô cùng trọng yếu.

Đọc thêm:  TOP 12 bài Phân tích nhân vật Đăm Săn hay nhất - Download.vn

Chiếu dời đô là một tác phẩm xuất sắc, là tiếng nói là khát vọng của cả một dân tộc mà chính Lý Công Uẩn đã thay mặt nhân dân nói ra. Từ đây kinh đô nước ta dời về Đại La, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước, hứa hẹn những phát triển vượt bậc về cả kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sử như những điều mà mảnh đất này đã biểu lộ trong chiếu dời đô của Lý Công Uẩn.

-HẾT-

Chiếu dời đô là tác phẩm nổi tiếng của Lí Công Uẩn thể hiện được khát vọng và tấm lòng của một bậc quân vương về một đất nước độc lập, phồn vinh. Để có những cảm nhận sâu sắc về giá trị của tác phẩm này, bên cạnh bài Bình luận về câu nói của Lí Công Uẩn trong Chiếu dời đô: Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa…, các bạn còn có thể tham khảo thêm các bài văn mẫu đặc sắc khác như: Suy nghĩ về tình cảm yêu nước thương dân được thể hiện trong Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Suy nghĩ về tình cảm yêu nước thương dân được thể hiện trong Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Phân tích và nêu cảm nghĩ của em về bài Chiếu dời đô, Giá trị nhân văn trong Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn.

https://thuthuat.taimienphi.vn/binh-luan-ve-cau-noi-cua-li-cong-uan-trong-chieu-doi-do-xem-khap-dat-viet-ta-chi-noi-nay-la-thang-dia-47514n.aspx

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button