Cái tôi trữ tình trong bài thơ vội vàng – Thủ thuật

Đề bài: Anh/chị hãy Phân tích và chỉ ra Cái tôi trữ tình trong bài thơ vội vàng để thấy được cái tôi yêu đời, yêu thiên nhiên tha thiết của người thi sĩ Xuân Diệu.

cai toi tru tinh trong bai tho voi vang

Bài văn Phân tích Cái tôi trữ tình trong bài thơ Vội vàng

Mẹo Phương pháp phân tích bài thơ, đoạn thơ đạt điểm cao

I. Dàn ý Phân tích Cái tôi trữ tình trong bài thơ Vội vàng

1. Mở bài– Giới thiệu về tác giả Xuân Diệu (đặc điểm sáng tác, các tác phẩm chính,…).- Giới thiệu khái quát về bài thơ Vội vàng.- Nêu vấn đề cần bàn luận: Cái tôi trữ tình trong bài thơ Vội vàng.

2. Thân bài

a. Cái tôi yêu đời tha thiết, rạo rực– Bốn câu thơ mở đầu bài thơ đã vẽ nên trước mắt chúng ta một cái tôi với những ước muốn tưởng chừng như viển vông song xét đến cùng đó lại là biểu hiện của niềm khát khao được giữ mãi hương sắc của cuộc đời.+ “Nắng”, “gió” là những thứ thuộc về tự nhiên nào ai có thể chiếm giữ nó lại được.+ Cái tôi Xuân Diệu lại muốn được “tắt nắng”, “buộc gió” để giữ lại màu, lại sắc, lại hương cho cuộc đời.→ Tất cả những điều đó chỉ có thể được lí giải bởi khát khao níu giữ hương sắc của cuộc đời…(Còn tiếp)

>> Xem Dàn ý Phân tích Cái tôi trữ tình trong bài thơ Vội vàng đầy đủ tại đây.

II. Bài văn mẫu Cái tôi trữ tình trong bài thơ vội vàng

Phong trào thơ Mới để lại dấu ấn sâu đậm trong nền văn học Việt Nam với nhiều gương mặt nhà thơ tiêu biểu như Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Thế Lữ,… Và Xuân Diệu cũng góp sức mình vào sự thành công của phong trào ấy với nhiều thi phẩm độc đáo và một trong số đó là bài thơ Vội vàng. Đọc Vội vàng, chúng ta chắc hẳn sẽ không thể nào có thể quên được cái tôi trữ tình trong bài thơ với nhiều nét hấp dẫn, thú vị.

Trước hết, cái tôi trữ tình hiện lên trong bài thơ Vội vàng là cái tôi yêu đời tha thiết, rạo rực và khao khát tận hưởng vẻ đẹp của “thiên đường trên mặt đất”. Bốn câu thơ mở đầu bài thơ đã vẽ nên trước mắt chúng ta một cái tôi với những ước muốn tưởng chừng như viển vông song xét đến cùng đó lại là biểu hiện của niềm khát khao được giữ mãi hương sắc của cuộc đời.

Đọc thêm:  Gương soi GIÁ RẺ nội thất đẹp tại TPHCM thịnh hành hiện nay

Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi

Cái “tôi” trong bài thơ xuất hiện với một ước muốn táo bạo và với nhiều người chắc hẳn điều đó thật phi lí, bởi lẽ “nắng”, “gió” là những thứ thuộc về tự nhiên nào ai có thể chiếm giữ nó lại được. Ấy vậy mà ở đây, cái tôi Xuân Diệu lại muốn được “tắt nắng”, “buộc gió” để giữ lại màu, lại sắc, lại hương cho cuộc đời. Tất cả những điều đó chỉ có thể lí giải bằng khát khao được tận hưởng, chiêm ngưỡng những vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật. Và có lẽ, chín câu thơ tiếp theo đã làm bật nổi lên cái tôi yêu đời, khao khát tận hưởng vẻ đẹp giữa trần thế ấy.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;Này đây hoa của đồng nội xanh rì;Này đây lá của cành tơ phơ phất;Của yến anh này đây khúc tình si.Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

Với việc sử dụng các hình ảnh thơ độc đáo, mới lạ, hấp dẫn “ong bướm”, “tuần tháng mật”, “đồng nội xanh rì”, “yến anh” cùng phép điệp “này đây”, tác giả đã vẽ nên một “thiên đường trên mặt đất”, vừa đẹp, vừa tình tứ, dường như tất cả mọi thứ đang phô ra để mời mọc, để quyến rũ mọi người. Đặc biệt, biện pháp so sánh “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” đã làm bật nổi vẻ đẹp tình tứ của bức tranh mùa xuân, tất cả như đang kết đôi, kết cặp đầy tình ái. Và để rồi, trước bức tranh thiên nhiên đẹp, tình tứ như thế, cái tôi trữ tình không thể giấu nổi niềm sung sướng, hạnh phúc, yêu đời thiết tha rạo rực cháy bỏng của mình mà phải thốt lên rằng:

Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửaTôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Đọc thêm:  Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân

Thêm vào đó, cái tôi trữ tình trong bài thơ còn là cái tôi với quan niệm mới mẻ và lo lắng trước sự chảy trôi của thời gian, tuổi trẻ.

Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ giàMà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,…Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

Trước cái tôi Xuân Diệu có nhiều nhà thơ đã đưa ra quan niệm về thời gian nhưng có lẽ chỉ khi tới Vội vàng của Xuân Diệu chúng ta mới có thể cảm nhận một cách sâu sắc về cách nhìn thời gian mới mẻ của ông. Nếu như các nhà thơ trung đại quan niệm thời gian tuần hoàn, đi rồi sẽ trở lại “xuân đến xuân đi xuân lại lại” thì ở đây, Xuân Diệu bằng việc sử dụng điệp từ các từ ngữ mang ý nghĩa giải thích “nghĩa là” cùng với các cặp từ đối lập ở hai vế câu “tới’ – “qua”, “non” – “già”,… tác giả đã cho thấy quan niệm thời gian tuyến tính. Với Xuân Diệu, thời gian, tuổi trẻ trôi đi thì sẽ không thể nào có thể quay lại được nữa. Và với cái tôi Xuân Diệu, tuổi trẻ là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người nhưng rồi cũng như bước chuyển của thời gian, nó cũng sẽ chẳng bao giờ “thắm lại”. Trước bước chuyển ấy của thời gian, cái tôi trữ tình làm sao không “bâng khuâng”, không chút suy tư lo lắng được. Thời gian có sức mạnh thay đổi, tàn phá vạn vật thật ghê rợn, khiến cho cái tôi trữ tình không thể nào có thể hết mình để tận hưởng vẻ đẹp trần thế, để yêu đời rạo rực nữa mà chỉ để lắng nghe, để “ngửi”, để cảm nhận “vị chia phôi”, cảm nhận “núi sông than thầm tiễn biệt”. Và phải chăng, cái hờn dỗi của “cơn gió biếc’, cái lo lắng, sợ hãi của cánh chim kia phải chăng chính là nỗi lo lắng, sợ hãi của chính cái tôi trữ tình trước sự chảy trôi một đi không trở lại của thời gian và tuổi trẻ.

Không dừng lại ở cái tôi yêu đời tha thiết hay cái tôi lo lắng, sợ hãi trước sự chảy trôi của thời gian, mười câu thơ khép lại bài thơ Vội vàng đã đưa đến cho chúng ta một cái tôi với khát vọng sống vội vàng, hối hả để có thể tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của “thiên đường trên mặt đất”.

Đọc thêm:  Tổng hợp các công thức kế toán quản trị thường dùng - MeInvoice

Ta muốn ômCả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiềuVà non nước, và cây, và cỏ rạng,Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sángCho no nê thanh sắc của thời tươi;- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Dường như, trước vẻ đẹp tình tứ, tròn đầy của trần thế, còn thời gian, tuổi trẻ cứ thế chảy trôi, trôi mãi không bao giờ quay trở lại, khao khát, ham muốn được níu giữ, tận hưởng vẻ đẹp ấy của cái tôi trữ tình trỗi dậy. Điệp từ “ta muốn” được lặp lại nhiều lần cùng với việc sử dụng hàng loạt các động từ mạnh theo cấp độ tăng tiến, từ “ôm” đến “riết” đến “say” và cuối cùng là “thâu” đã diễn tả một cách trọn vẹn và đầy đủ khát khao, mong ước được tận hưởng tuổi trẻ, hạnh phúc và tình yêu của cái tôi trữ tình. Và với khát khao ấy, nhà thơ cũng cất lên lời giục giã sống vội vàng để tận hưởng những vẻ đẹp bình dị, thân thuộc trong cuộc sống và sống phải biết trân trọng thời gian, tuổi trẻ bởi đó là quãng thời gian tươi đẹp nhất nhưng một khi đã qua đi thì sẽ mãi không bao giờ có thể lấy lại được.

Tóm lại, cũng như những tác phẩm khác trong phong trào thơ Mới, bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu đã xây dựng được một cái tôi trữ tình độc đáo với nhiều cung bậc cảm xúc và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

-HẾT-

Trên đây chúng tôi vừa giới thiệu đến các em bài Cái tôi trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, bên cạnh đó để học tốt các em cần tham khảo thêm: Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, Phân tích Vội vàng để thấy quan niệm sống của Xuân Diệu, Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng, Sức hấp dẫn trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cai-toi-tru-tinh-trong-bai-tho-voi-vang-48217n.aspx

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button