Cảm nghĩ về nhân vật người bố trong văn bản Mẹ tôi – VnDoc.com

Đọc văn bản Mẹ tôi của nhà văn A-mi-xi, người đọc không chỉ xúc động bởi hình ảnh người mẹ mà còn ấn tượng với hình ảnh người bố trong câu chuyện. Trong bài viết dưới đây, VnDoc gửi sẽ tới các bạn Dàn ý cùng các bài văn mẫu hay cho đề bài Cảm nghĩ về nhân vật người bố trong văn bản Mẹ tôi của nhà văn A-mi-xi. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em nâng cao kỹ năng viết văn để đạt điểm cao trong các bài kiểm tra Văn sắp tới.

Văn bản mẹ tôi

1. Dàn ý Cảm nghĩ về nhân vật người bố trong văn bản Mẹ tôi

1.1. Mở bài cho đề cảm nghĩ nhân vật người bố trong văn bản Mẹ tôi

– Giới thiệu tác phẩm, nêu vấn đề: Qua bức thư của người bố gửi cho cậu con trai En-ri-cô, chúng ta có thể thấy được bố En-ri-cô là một người bố rất yêu thương con.

1.2. Thân bài cho đề cảm nghĩ nhân vật người bố trong văn bản Mẹ tôi

Cảm nghĩ của nhân vật người bố

– Sự yêu thương con sâu sắc: Với giọng nói nhẹ nhàng, sâu lắng, đong đầy sự trìu mến, yêu thương ta có thể thấy ông bố này yêu thương cậu con trai bé nhỏ của mình biết nhường nào.

– Sự đau lòng, thất vọng trước sai lầm của con: Người bố cảm thấy đau đớn bởi có một đứa con hư, một đứa con vô giáo dục

– Sự cứng rắn, nghiêm khắc trong việc giáo dục con: Phần cuối bức thư người bố càng bày tỏ thái độ quyết liệt hơn, giữa yêu và ghét, giữa cái được và mất người bố nêu quan điểm một cách rõ ràng và kiên quyết

1.3. Kết bài cho đề cảm nghĩ nhân vật người bố trong văn bản Mẹ tôi

Ý nghĩa về nhân vật người bố: Không chỉ dạy dỗ về sự lễ phép, cách ứng xử đúng mực mà bố còn dạy về sự kính trọng và biết ơn đối với công lao của cha mẹ.

2. Bài tham khảo cho đề cảm nghĩ về nhân vật người bố trong văn bản Mẹ tôi

Cảm Nghĩ Về Nhân Vật Người Bố Trong Văn Bản Mẹ Tôi Của A-Mi-Xi mẫu 1

Khác với tựa đề là “Mẹ tôi”, văn bản của A-mi-xi lại tập trung khắc họa hình ảnh và tính cách của người bố – một con người đáng kính trọng. Qua bức thư của người bố gửi cho đứa con của mình, ta hiểu thêm về tấm lòng của những người làm cha, làm mẹ.

Đọc thêm:  Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2: Văn tự sự - Lớp 9 - VietJack.com

Người bố trong văn bản “Mẹ tôi” của A-mi-xi là một người bố yêu thương con tha thiết. Điều đó được thể hiện qua những lời nói mà ông viết trong bức thư của mình. Mặc dù là một bức thư răn đe và có phần trách móc nhưng người bố cũng không giấu đi tình yêu thương của mình đối với En-ri-cô. Ông âu yếm gọi con bằng những từ ngữ thể hiện tình yêu: “En-ri-cô ạ!”, “Hãy nghĩ xem En-ri-cô của bố à”, hay những câu như là “Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố”. Những lời nói ấy khiến cho người con cảm thấy xúc động và yêu bố nhiều hơn.

Mặc dù yêu thương con là thế nhưng đó là một tình yêu tỉnh táo và không hề mù quáng. Người bố không hề dung túng cho những hành vi sai trái của con mình đối với mẹ. Điều đó được thể hiện trong những câu như: “Trước mặt cô giáo con đã thiếu lễ độ với mẹ”, “sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố vậy!”. Chính vì rất yêu thương con nên người bố không muốn con mình mắc sai lầm hay làm những điều không phải khiến cho mẹ đau lòng. Cũng chính vì yêu con nên ông phải trở nên nghiêm khắc với con và với chính bản thân mình. Bởi vậy, dù biết rất đau lòng nhưng người bố vẫn nói với En-ri-cô rằng: “Con là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ”.

Bố và mẹ là những đấng sinh thành, đã sinh ra và nuôi nấng con cái trưởng thành. Bởi vậy, bố En-ri-cô nghĩ rằng cần phải giáo dục con một cách phù hợp, để con hiểu được công lao to lớn ấy của bố mẹ, đặc biệt là mẹ – người đã sinh ra con. Ông nói với con rằng: “Trong đời, con có thể trải qua rất nhiều ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Câu nói đó thật đau lòng mà cũng thật xúc động. Bởi đi khắp thế gian này, không ai có thể yêu thương và chăm sóc chúng ta vô điều kiện như mẹ. Và phải chăng, vì Thượng đế không thể xuất hiện cùng lúc nhiều lần để che chở cho con người nên họ đã tạo ra Mẹ? Mẹ là hiện thân của tất cả những gì tuyệt vời nhất. Vậy nên ông bố muốn đứa con của mình phải luôn nhớ lấy điều đó.

Tới cuối bức thư, người bố kiên quyết thể hiện thái độ nghiêm khắc với người con của mình. Ông viết: “Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: Bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được”. Với thái độ ấy, bố muốn En-ri-cô nghiêm túc suy nghĩ về sai lầm nghiêm trọng của mình và không tái phạm trong những lần sau nữa. Có thể cậu bé không biết, nhưng mỗi lời nói thiếu lễ độ của cậu như một nhát dao đâm vào tim bố. Bởi bố biết rằng, nếu mẹ nghe được những lời nói ấy thì con đau lòng hơn biết nhường nào.

Đọc thêm:  Bài thơ Qua Đèo Ngang - nội dung, dàn ý, giá trị, bố cục, tác giả

Bức thư của bố gửi cho En – ri -cô là bức tâm thư vô cùng xúc động. Nó không chỉ chạm đến trái tim cậu bé mà còn chạm đến tâm hồn của độc giả. Bởi ai cũng đã từng làm cho mẹ buồn, ai cũng có những lần sai trái. Và đặc biệt, ai cũng đã từng có một người bố tuyệt vời đến vậy.

Cảm Nghĩ Về Nhân Vật Người Bố Trong Văn Bản Mẹ Tôi Của A-Mi-Xi mẫu 2

Qua bức thư của người bố gửi cho cậu con trai En-ri-co, chúng ta có thể thấy được bố En-ri-cô là một người bố rất yêu thương con, nhưng cũng là một người “yêu cho roi cho vọt”, nghiêm khắc với những lỗi lầm của con. Chúng ta cũng có thể cảm nhận được những dòng cảm xúc, tâm trạng của nhân vật người bố một cách rõ nét và cụ thể thông qua bức như ngắn ngủi ấy.

Với giọng nói nhẹ nhàng, sâu lắng, đong đầy sự trìu mến, yêu thương ta có thể thấy ông bố này yêu thương cậu con trai bé nhỏ của mình biết nhường nào, “En-ri-cô của bố à!”, “Hãy nghĩ xem En-ri-cô của bố à”, “Hãy nghĩ kĩ điều này En-ri-cô ạ” hay những câu như là “Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố”. Những từ ngữ “ạ, à, này, rằng” khiến cho giọng của người bố tha thiết hơn bao giờ hết, bức thư như là một lời tâm tình, thủ thỉ với cậu con trai, lời chỉ dạy, giáo huấn cứ từ từ thấm nhuần vào trong tâm hồn En-ri-cô khiến cho cậu bé rất xúc động.

Bố của En-ri-cô tuy yêu thương con hết lòng nhưng không yêu thương theo kiểu chiều chuộng, dung túng cho mọi hành vi của con, mà chính ông là người rất nghiêm khắc, kiên quyết trước những sai lầm của con nhỏ. Người bố cảm nhận được nỗi đau đớn, thất vọng và bộc lộ điều đó với người con của mình “trước mặt cô giáo con đã thiếu lễ độ với mẹ”, “sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố vậy!”. Người bố cảm thấy đau đớn bởi có một đứa con hư, một đứa con vô giáo dục, không xứng đáng với tình yêu thương và công lao dạy dỗ của bố mẹ. Bên cạnh đó người bố cũng cảm thấy lo lắng về sự việc đó, nên cần răn đe với En-ri-cô rằng “không bao giờ được tái phạm” về hành vi thiếu lễ độ với mẹ.

Bố của En-ri-cô cảm thấy cần thiết phải nói về công lao to lớn, vĩ đại và tình yêu thương bao la, cao cả của mẹ đối với con “tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là điều thiêng liêng hơn cả” đó là cái gốc của đạo làm người, nếu ai quên đi cái gốc đó thì không xứng đáng được làm người, thật nhục nhã và đáng xấu hổ khi chà đạp lên tình cảm đó. Người bố khuyên con phải xin lỗi mẹ và làm những điều thiết thực nhất để cầu xin sự tha thứ của mẹ, bởi muốn người con không phải vì sợ bố mà xin lỗi, mà vì chính sự ăn năn, ân hận trong lòng.

Đọc thêm:  Sử dụng PDF Candy Desktop chuyển đổi PDF thành Word

Phần cuối bức thư người bố càng bày tỏ thái độ quyết liệt hơn, giữa yêu và ghét, giữa cái được và mất người bố nêu quan điểm một cách rõ ràng và kiên quyết. Coi con trao của mình là “niềm hi vọng tha thiết nhất” nhưng nếu “con bội bạc với mẹ” thì “thà rằng bố không có con” và người bố còn nói rằng “Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố, bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được”. Người bố đưa ra một khoảng thời gian, và đó chính là khoảng thời gian thử thách, cho con có cơ hội được sửa chữa lỗi lầm, có sửa được hay không ấy là tùy thuộc vào ý thức của En-ri-cô.

Bức thư ấy hay chính văn bản “Mẹ tôi” đã bộc lộ rõ nét cảm nhận của nhân vật bố, một người bố rất nghiêm khắc trong cách giáo dục con cái. Không chỉ dạy dỗ về sự lễ phép, cách ứng xử đúng mực mà bố còn dạy về sự kính trọng và biết ơn đối với công lao của cha mẹ. Dù bức thư mang bối cảnh của nền văn hóa phương Tây, nhưng chúng ta những con người phương Đông vẫn cảm thấy rất gần gũi, bởi dù ở đâu, trong xã hội nào thì bất hiếu, bất trung đều là tội lớn xưa nay đều quan niệm như vậy.

Trên đây VnDoc đã gửi tới các bạn tài liệu Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về nhân vật người bố trong văn bản Mẹ tôi của nhà văn A-mi-xi. Đây là những bài văn hay được chọn lọc, nhằm mang đến cho các em nguồn tài liệu tham khảo hay, có thêm nhiều ý tưởng để có thể xây dựng cho mình bài viết hay, hoàn chỉnh và đạt điểm cao. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em nâng cao kỹ năng viết văn của mình, từ đó học tốt môn Ngữ văn 7 hơn. Chúc các em học tốt.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm chuyên mục Soạn văn 7 để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách làm bài văn mẫu lớp 7.

  • Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong văn bản “Mẹ tôi”
  • Trình bày thái độ của người bố đối với En-ri-cô trong truyện ngắn Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô đơ A-mi-xi
  • Soạn bài Mẹ tôi
  • Soạn bài Mẹ tôi ngắn gọn
  • Phát biểu cảm nghĩ về văn bản Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô dờ A-mi-xi
  • Phân tích hình ảnh người mẹ trong văn bản Mẹ tôi
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button