Dàn ý Phân tích 8 câu thơ cuối đoạn trích Trao duyên của Nguyễn

Bài giảng: Trao duyên – Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)

Đề bài: Dàn ý Phân tích 8 câu cuối đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Dàn ý mẫu

I. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều: Vị trí của tác giả trong nền văn học và giá trị của Truyện Kiều.

– Giới thiệu đoạn trích Trao duyên và 8 câu thơ cuối của đoạn trích: Vị trí, nội dung của đoạn trích và nội dung, giá trị của 8 câu thơ cuối.

II. Thân bài

1. Mạch cảm xúc của bài

– Sau khi thuyết phục Thúy Vân, trao duyên trao kỉ vật và dặn dò em, Thúy Kiều như quên hẳn em đang ở bên cạnh mình nàng đau xót khi nghĩ về thực tại nhớ tới Kim Trọng

– Những lời Kiều nói thực chất là những lời độc thoại nội tâm, trong 8 câu thơ có tới 5 câu cảm thán là những tiếng kêu xé lòng của một trái tim tan nát.

2. Thực cảnh đau xót của Kiều.

– Sử dụng một loạt các thành ngữ.

+ “Trâm gẫy gương tan”: Chỉ sự đổ vỡ

+ “Tơ duyên ngắn ngủi”: Tình duyên mong manh, dễ vỡ, dễ đổ nát

+ “Phận bạc như vôi”: Số phận hẩm hiu, bạc bẽo

+ “Nước chảy hoa trôi lỡ làng”: Sự lênh đênh, trôi nổi, lỡ làng

Đọc thêm:  Dàn ý bài diễn biến tâm trạng của Pê-nê-lốp trong đoạn trích Uy-lít-xơ

→ Hình ảnh gợi tả số phận đầy đau khổ, dở dang, bạc bẽo, lênh đênh trôi nổi.

– Nguyễn Du đã mở ra hai chiều thời gian hiện tại và quá khứ. Quá khứ thì “muôn vàn ái ân” đầy hạnh phúc trong khi ấy hiện tại thì đầy đau khổ, lỡ làng và bạc bẽo.

→ Sự đối lập nhấn mạnh, khắc sâu bi kịch, nỗi đau của Kiều, càng nuối tiếc quá khứ đẹp đẽ bao nhiêu thì thực tại càng bẽ bàng, hụt hẫng bấy nhiêu.

– Các hành động

+ Nhận mình là “người phụ bạc”

+ Lạy: cái lạy tạ lỗi, vĩnh biệt, khác với cái lạy hàm ơn ban đầu.

→ Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác, đó chính là đức hy sinh cao quý.

⇒ Thực tại cuộc đời đầy nhiệt ngã đầy đau đớn, tủi hờn của Thúy Kiều. Chính Kiều là người nhận thức được rõ nhất về cuộc đời mình, vì thế nỗi đau càng thêm xót xa.

⇒ Thể hiện niềm thương cảm, xót xa của Nguyễn Du đối với số phận của Kiều.

3. Tiếng gọi chàng Kim

– Nhịp thơ 3/3, 2/4/2: vừa da diết vừa nghẹn ngào như những tiếng nấc

– Thán từ “Ôi, hỡi”: Là tiếng kêu đau đớn, tuyệt vọng của Kiều.

– Hai lần nhắc tên Kim Trọng: tức tưởi, nghẹn ngào, đau đớn đến mê sảng.

→ Sự đau đớn tột cùng, đỉnh điểm của Kiều vì phụ tình Kim Trọng

Đọc thêm:  TOP 5 mẫu Phân tích tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở cự tuyệt

→ Tình cảm lấn át lí trí.

4. Nghệ thuật

– Khắc họa thành công tâm trạng nhân vật.

– Sử dụng các từ ngữ tinh tế, đắt giá, các thành ngữ giàu sức gợi

– Thủ pháp ẩn dụ, so sánh, liệt kê, đối lập

III. Kết bài

– Khái quát nội dung và nghệ thuật của 8 câu thơ

– Trình bày ấn tượng của bản thân về 8 câu thơ: Những câu thơ đem lại nhiều xúc cảm, sự xúc động, nghẹn ngào, đồng cảm nơi người đọc.

Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 10 khác:

  • Phân tích 8 câu cuối đoạn trích Trao duyên

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều

Săn SALE shopee tháng 7:

  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • La Roche-Posay mua là có quà:
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button