Dàn ý cảm nhận về cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh

dan y cam nhan ve cuoc song va nhan cach nguyen binh khiem qua bai tho nhan

Dàn ý cảm nhận về cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn

I. Dàn ý cảm nhận về cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn

1. Mở bài

Giới thiệu bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

2. Thân bài

– Cuộc sống được Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện qua bài thơ là cuộc sống giản dị, đạm bạc:+ Ông giống như một lão nông sống cuộc sống tự cung tự cấp với các dụng cụ mai, cuốc, cần câu.+ Dù cho mọi người xung quanh có những thú vui khác thì ông vẫn kiên định với lối sống của mình.+ Những bữa ăn đạm bạc với măng trúc, giá đỗ và nếp sinh hoạt nhịp nhàng của bốn mùa xuân – hạ – thu – đông.- Nhân cách cao quý của tác giả:+ Ông chủ động tìm đến cuộc sống “nơi vắng vẻ” để rời xa nơi quan trường thị phi luôn ẩn chứa những lọc lừa, thủ đoạn.+ Tự cho mình là kẻ ngu dại nhưng thực chất đó là cái dại của con người có bản lĩnh.+ Ông quan niệm phú quý giống như một giấc chiêm bao và lên tiếng cảnh tỉnh con người hãy đủ tỉnh táo để không bị danh lợi cám dỗ.

Đọc thêm:  Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều

3. Kết bài

Khẳng định cuộc sống giản dị và nhân cách cao đẹp của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện trong bài thơ đã làm nên sự thành công của tác phẩm.

II. Bài văn mẫu cảm nhận về cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn

Để “lánh đục về trong”, rời xa chốn quan trường rối ren, tham tàn, các nhà nho xưa thường chọn cho mình cuộc sống ẩn dật. Bên cạnh Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến…, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng là một trong số những nhà nho nổi tiếng với lối sống thoát tục này. Bài thơ “Nhàn” đã thể hiện được cuộc sống đạm bạc và nhân cách cao quý của Bạch Vân Cư Sĩ.

Khác với cuộc sống lúc làm quan trong triều đình, cuộc sống khi về ở ẩn của Nguyễn Bỉnh Khiêm thật giản dị:

“Một mai, một cuốc, một cần câuThơ thẩn dầu ai vui thú nào”

Chỉ với hai dòng thơ trên, bạn đọc có thể hình dung ra được một lão ông đang ung dung, thảnh thơi với cuộc sống của mình. “Mai” là dụng cụ lao động được con người sử dụng vào công việc đào đất, đào giếng. “Cuốc” dùng để lật xới đất, làm tơi xốp đất. Nhờ có cuốc mà những người nông dân có thể trồng rau, lúa, ngô, khoai, sắn phục vụ cho đời sống. Cần câu dùng để câu cá, cải thiện bữa ăn hàng ngày hoặc cũng có thể đó là một thú vui tao nhã của nhà thơ nhằm mục đích thư giãn. Mai, cuốc, cần câu đều là những vật dụng không thể thiếu của nhà nông và dường như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã trở thành một lão nông dân thực thụ khi có những vật dụng ấy trong tay…(Còn tiếp)

Đọc thêm:  Phân tích Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ - VnDoc.com

>> Xem bài mẫu: Cảm nhận về cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn

-HẾT-

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-cam-nhan-ve-cuoc-song-va-nhan-cach-cua-nguyen-binh-khiem-qua-bai-tho-nhan-49779n.aspx Nhàn là bài thơ đặc sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm viết khi đã cáo quan về ở ẩn, bên cạnh bài cảm nhận về cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn, các em có thể tìm hiểu thêm về bài thơ thông qua việc tham khảo một số Bài văn hay lớp 10 như: Triết lí nhân sinh trong bài thơ Nhàn, Quan niệm sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ cùng tên, Cái nhàn của người cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn, Bình giảng bài thơ Nhàn.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button