Dàn ý Cảm nhận vẻ đẹp khổ thơ cuối trong bài thơ Bếp lửa

Hướng dẫn lập Dàn ý Cảm nhận vẻ đẹp khổ thơ cuối trong bài thơ Bếp lửa ngắn gọn, chi tiết, hay nhất. Với các bài dàn ý và văn mẫu được tổng hợp và biên soạn dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé!

Dàn ý Cảm nhận vẻ đẹp khổ thơ cuối trong bài thơ Bếp lửa – Bài số 1

Dàn ý Cảm nhận vẻ đẹp khổ thơ cuối trong bài thơ Bếp lửa (ngắn gọn, hay nhất)

1. Khái quát hoàn cảnh sáng tác và vị trí của đoạn thơ

– Bếp lửa được sáng tác năm 1963 khi tác giả đang là sinnh viên du học ở Liên Xô. Thời gian này ông bắt đầu sáng tác thơ

– Vị trí đoạn thơ: Đoạn thơ nằm ở khổ 6 và 7 của bài thơ,xoay quanh cảm xúc và nỗi nhớ của cháu đối với bà

2. Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ

Bài thơ có sự vận động của mạch thơ, mạch cảm xúc từ cụ thể tới khái quát, từ tả thực tới biểu tượng, từ cảm xúc tới suy ngẫm

Sự vận động của cảm xúc theo thời gian:

– Tác giả suy ngẫm chiêm nghiệm về cuộc đời bà

+ Bếp lửa gắn với hình ảnh người bà, bà và bếp lửa là hai hình tượng xuyên suốt bài thơ

+ Bếp lửa trở thành biểu tượng trọn vẹn, nghĩa tình về người bà – hình ảnh điển hình cho người phụ nữ Việt Nam có nhiều phẩm chất đáng quý

+ Người bà tần tảo, giàu đức hi sinh, suốt cả cuộc đời “lận đận” “mưa nắng” vẫn luôn sáng lên tình yêu thương

+ Điệp từ “nhóm” được nhắc đi nhắc lại tới bốn lần với nhiều ý nghĩa khác nhau: ngoài nghĩa gốc thể hiện hành động nhóm lửa làm cho lửa bén, cháy thì còn mang nghĩa ẩn dụ là sự nhóm dậy, truyền yêu thương, những giá trị tốt đẹp, kí ức đẹp trong lòng đứa cháu

→ Hình ảnh bếp lửa giản dị, đơn sơ mang ý nghĩa trở thành ngọn lửa trong tim ẩn chứa sức sống và niềm hi vọng bất diệt

– Sự yêu thương, trân trọng và biết ơn của người cháu được thể hiện xúc động qua câu thơ: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – Bếp lửa!”

+ Hình ảnh bếp lửa từ thực đã được nâng lên trở thành biểu tượng của ý chí, tình yêu thương

– Khi đi xa, nỗi nhớ về bà và bếp lửa vẫn khôn nguôi trong lòng người cháu

+ Khổ thơ cuối là lời tự bạch của cháu khi trưởng thành, tác giả làm nổi bật sức mạnh mang tính nguồn cội

+ Người cháu dù đi xa nhưng vẫn khôn nguôi nhớ về bà, nhớ về bếp lửa, quê hương… đó cũng chính là đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc

+ Bài thơ khép lại bằng câu hỏi tu từ có ý nghĩa mở ra những khắc khoải, thường trực trong lòng người cháu về tình cảm, nỗi nhớ bà và quê hương

Với giọng điệu sâu lắng, ngôn ngữ biểu cảm, kết hợp với miêu tả và tự sự, đoạn thơ thể hiện sâu sắc tình cảm bà cháu thiêng liêng, đẹp đẽ

Đọc thêm:  Văn mẫu lớp 8: Phân tích 2 khổ thơ đầu bài Nhớ rừng (Sơ đồ tư duy

Tình yêu thương, lòng biết ơn đối với bà chính là một biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, đất nước

Dàn ý Cảm nhận vẻ đẹp khổ thơ cuối trong bài thơ Bếp lửa – Bài số 2

1. Mở Bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Bằng Việt cùng bài thơ “Bếp lửa”

– Giới thiệu vẻ đẹp khổ thơ cuối trong bài thơ “Bếp lửa”

2. Thân Bài

a. Khái quát về mạch cảm xúc của bài thơ để thấy được vị trí của khổ thơ cuối

Là lời tự bạch của tác giả

b. Khổ thơ thể hiện rõ nỗi nhớ về bà và bếp lửa luôn thường trực trong tâm hồn tác giả

– Nỗi nhớ về bà và bếp lửa được gợi ra từ những đổi thay của cuộc sống thực tại

+ Dòng thơ đầu với dấu phẩy ngăn cách ở giữa → Gợi sự trôi chảy và thay đổi của thời gian.

+ Điệp từ “trăm”, “có” cùng biện pháp liệt kê nhấn mạnh sự thay đổi của cuộc sống mới.

+ Câu hỏi tu từ kết thúc bài thơ tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng, thể hiện nỗi nhớ luôn thường trực, khắc khoải.

c. Nỗi nhớ về bà và bếp lửa trong khổ thơ thể hiện rõ đạo lí “uống nước nhớ nguồn”

+ Dù cuộc sống có đổi khác nhưng quá khứ vẫn sống động trong lòng người cháu.

+ Người cháu luôn nhớ về và trân trọng những kỉ niệm thuộc về quá khứ, về tình cảm của người bà.

3. Kết Bài

Đánh giá giá trị nội dung và nghệ thuật của khổ thơ cuối bài thơ “Bếp lửa”.

Dàn ý Cảm nhận vẻ đẹp khổ thơ cuối trong bài thơ Bếp lửa – Bài số 3

Dàn ý Cảm nhận vẻ đẹp khổ thơ cuối trong bài thơ Bếp lửa (ngắn gọn, hay nhất) (ảnh 2)

1. Mở bài

Giới thiệu chung về tác giả Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa

Trích dẫn và giới thiệu đoạn thơ cần phân tích

2. Thân bài

a. Khái quát hoàn cảnh sáng tác và vị trí của đoạn thơ

– Bếp lửa được sáng tác năm 1963 khi tác giả đang là sinnh viên du học ở Liên Xô. Thời gian này ông bắt đầu sáng tác thơ

– Vị trí đoạn thơ: Đoạn thơ nằm ở khổ 6 và 7 của bài thơ,xoay quanh cảm xúc và nỗi nhớ của cháu đối với bà

b. Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ

Bài thơ có sự vận động của mạch thơ, mạch cảm xúc từ cụ thể tới khái quát, từ tả thực tới biểu tượng, từ cảm xúc tới suy ngẫm

Sự vận động của cảm xúc theo thời gian:

– Tác giả suy ngẫm chiêm nghiệm về cuộc đời bà

+ Bếp lửa gắn với hình ảnh người bà, bà và bếp lửa là hai hình tượng xuyên suốt bài thơ

+ Bếp lửa trở thành biểu tượng trọn vẹn, nghĩa tình về người bà – hình ảnh điển hình cho người phụ nữ Việt Nam có nhiều phẩm chất đáng quý

+ Người bà tần tảo, giàu đức hi sinh, suốt cả cuộc đời “lận đận” “mưa nắng” vẫn luôn sáng lên tình yêu thương

+ Điệp từ “nhóm” được nhắc đi nhắc lại tới bốn lần với nhiều ý nghĩa khác nhau: ngoài nghĩa gốc thể hiện hành động nhóm lửa làm cho lửa bén, cháy thì còn mang nghĩa ẩn dụ là sự nhóm dậy, truyền yêu thương, những giá trị tốt đẹp, kí ức đẹp trong lòng đứa cháu

Đọc thêm:  Dàn ý nghị luận xã hội âm nhạc và cuộc sống - Thủ thuật

→ Hình ảnh bếp lửa giản dị, đơn sơ mang ý nghĩa trở thành ngọn lửa trong tim ẩn chứa sức sống và niềm hi vọng bất diệt

– Sự yêu thương, trân trọng và biết ơn của người cháu được thể hiện xúc động qua câu thơ: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – Bếp lửa!”

+ Hình ảnh bếp lửa từ thực đã được nâng lên trở thành biểu tượng của ý chí, tình yêu thương

– Khi đi xa, nỗi nhớ về bà và bếp lửa vẫn khôn nguôi trong lòng người cháu

+ Khổ thơ cuối là lời tự bạch của cháu khi trưởng thành, tác giả làm nổi bật sức mạnh mang tính nguồn cội

+ Người cháu dù đi xa nhưng vẫn khôn nguôi nhớ về bà, nhớ về bếp lửa, quê hương… đó cũng chính là đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc

+ Bài thơ khép lại bằng câu hỏi tu từ có ý nghĩa mở ra những khắc khoải, thường trực trong lòng người cháu về tình cảm, nỗi nhớ bà và quê hương

3. Kết bài

Với giọng điệu sâu lắng, ngôn ngữ biểu cảm, kết hợp với miêu tả và tự sự, đoạn thơ thể hiện sâu sắc tình cảm bà cháu thiêng liêng, đẹp đẽ

Tình yêu thương, lòng biết ơn đối với bà chính là một biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, đất nước

Cảm nhận vẻ đẹp khổ thơ cuối trong bài thơ Bếp lửa – Bài mẫu

Khi lớn lên ai cũng nhớ về những kỉ niệm của tuổi thơ. Có thể là kỉ niệm với người mẹ thân yêu, với người cha tôn kính, có thể là với người bà trân trọng. Với Bằng Việt, kỉ niệm tuổi thơ đáng nhớ nhất của mình là hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm. Hiện diện cùng bà là hình ảnh bếp lửa. Nó đã khơi nguồn cảm xúc để tác giả nhớ về bà và viết về bà qua bài thơ đậm chất trữ tình: Bếp lửa. Bài thơ đã khắc họa chân thật hình ảnh người bà gắn liền với những kỷ niệm trong quá khứ để từ đó tác giả bộc lộ tâm trạng nhớ nhung cùng với những tình cảm yêu thương xen lẫn cảm phục của mình đối với người bà thân yêu.

Suốt dọc bài thơ, mười lần xuất hiện hình ảnh bếp lửa là mười lần tác giả nhắc tới bà. Âm điệu những dòng thơ nhanh mạnh như tình cảm đang trào lớp lớp sóng vỗ vào bãi biên xanh thẳm lòng bà. Người bà đã là, đang là và sẽ mãi mãi là người quan trọng nhất đối với cháu dù ờ bất kì phương trời nào. Bà đã trở thành một người không thể thiếu trong trái tim cháu. Giờ đây, khi đang ở xa bà nửa vòng trái đất, Bằng Việt vẫn luôn hướng lòng mình về bà. Đoạn thơ cuối cùng vẫn tiếp tục mạch cảm xúc nhớ thương khôn nguôi thể hiện kín đáo tình cảm biết ơn sâu nặng của tác giả đối với người bà đã từng cưu mang, đùm bọc mình:

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở

Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?

Giờ đây, tác giả đã sống xa xứ, đã trưởng thành, đã rời xa vòng tay người bà. Đứa cháu ấy đã được mở rộng tầm mắt để nhìn thấy “khói trăm tàu”, “lửa trăm nhà”, “niềm vui trăm ngả”. Cuộc sống đầy đủ vật chất hơn, nhưng vẫn không nguôi ngoai tình cảm nhớ thương bà. Tình cảm ấy đã trở thành thường trực trong tâm hồn tác giả. Câu hỏi tu từ khép lại bài thơ thật khéo, thật hay, có sức ám ảnh day dứt tâm trí người đọc. Nhà thơ hỏi nhưng cũng là nhắc nhở chính mình phải luôn nhớ tới ngọn lửa quê hương, nhớ tới người bà đã trở thành chỗ dựa tinh thần của đứa cháu ở phương xa. Đó là nỗi nhớ tha thiết, da diết. Hình ảnh bếp lửa cứ trở đi trở lại trong bài thơ, vừa là một hình ảnh rất cụ thể, vừa có sức khái quát sâu sắc. “Bếp lửa ấp iu nồng đượm” đã trở thành biểu tượng của tấm lòng người bà, mãi mãi sưởi ấm tâm hồn nhà thơ. Thật không ngờ, một bếp lửa bình thường như trăm ngàn bếp lửa khác lại có tác dụng xúc động đến như vậy.

Đọc thêm:  Chuyên đề Cực trị hàm số bậc 3 và Công thức tính nhanh cực trị

Xa vòng tay chăm chút của bà để đến với chân trời mới, chính tình cảm giữa hai bà cháu đã sưởi ấm lòng tác giả trong cái mùa đông lạnh giá của nước Nga. Đứa cháu nhỏ của bà ngày xưa giờ đã trưởng thành nhưng trong lòng vẫn luôn đinh ninh nhớ về góc bếp, nơi nắng mưa hai bà cháu có nhau. Đứa cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ của đứa cháu đã được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó.

Người bà trong “Bếp lửa” đã nuôi con nuôi cháu, đã đi qua đói khát và chiến tranh, đã cho chồng con mình đi kháng chiến vì đất nước, đã âm thầm ở lại nhà giữ mảnh đất tổ tiên để lại, âm thầm chờ đợi và hy vọng… Đó chẳng phải là biểu tượng về sự sống lớn lao và cao cả của con người sao? Bà là người phụ nữ Việt Nam, như ngọn lửa cháy sáng và ấm mãi.

Đọc xong bài thơ, nhắm mắt lại tưởng tượng, bạn sẽ hình dung thấy ngay hình ảnh bếp lửa hồng và dáng người bà lặng lẽ ngồi bên. Hình ảnh có tính sóng đôi này hiện lên thật sống động, rõ ràng như thể nét khắc, nét chạm vậy…

Bài thơ Bếp lửa sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc nhờ sức truyền cảm sâu sắc của nó. Bài thơ đã khơi dậy trong lòng chúng ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình, với những người đã tô màu lên tuổi thơ trong sáng của ta. Nhất là khổ thơ cuối cùng đã cho ta cảm nhận được tấm chân tình của nhà thơ đối với người bà kính yêu: tần tảo, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh, lòng vị tha và sự bác ái. Nó nhóm lên trong lòng người đọc tình cảm mến yêu, kính phục và cả lòng biết ơn sâu sắc.

-/-

Như vậy, Top lời giải đã vừa cung cấp những dàn ý cơ bản cũng như một số bài văn mẫu hay Cảm nhận vẻ đẹp khổ thơ cuối trong bài thơ Bếp lửa để các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn!

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button