Dàn ý cảm nhận về đoạn thơ: “Từ hồi… giật mình” trong bài Ánh trăng

Dàn ý cảm nhận về đoạn thơ: “Từ hồi… giật mình” trong bài Ánh trăng

1. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm- Ánh trăng là lời nhắc nhở chúng ta phải biết sống có đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, phải luôn tôn trọng và ghi nhớ quá khứ.- Bốn khổ cuối của bài thơ vừa là hình ảnh của vầng trăng hiện tại, vừa là cảm nghĩ của tác giả.

Bạn Đang Xem: Dàn ý cảm nhận về đoạn thơ: “Từ hồi… giật mình” trong bài Ánh trăng

2. Thân bài

* Vầng trăng hiện tại:– “Từ hồi … qua đường”: vầng trăng vốn xưa kia là người bạn tri kỉ, nay đột nhiên chỉ như “người qua đường” xa lạ.+ Cái hào nhoáng, xa hoa của phố thị đã khiến người lính quên đi người bạn nghĩa tình năm xưa.+ Vầng trăng xưa là bạn, nay là người dưng → Cảm xúc xót xa của người lính, cũng đồng thời là lời tự trách của bản thân vì những điều mới mà bất chợt quên đi những gì đã từng vàng son đẹp đẽ.

Xem Thêm : Dàn ý nghị luận xã hội Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

– “Thình lình … trăng tròn” : Một tình huống đặc biệt đã xảy đến bất ngờ+ Sự cố bất chợt mất điện khiến người lính bất chợt làm theo vô thức “bật tung cửa sổ”+ Giọng thơ cao đột ngột cất lên -> sự giật mình thức tỉnh của người lính+ “Đột ngột”: Sự bất ngờ, sự ngạc nhiên cực độ khi nhìn thấy vầng trăng tròn trên cao+ “vầng trăng tròn”: Sự tròn đầy của nghĩa tình, sự vẹn nguyên không hề mất mát, suy suyển của tình cảm tri kỉ dù trải qua bao năm tháng và dù bị người bạn thân xưa quên lãng. → Đặt con người vào trong tình huống bất ngờ khiến cho con người phải đột ngột nhớ lại tất cả quá khứ.

Đọc thêm:  Giá trị nhân văn cao cả trong vở kịch Hồn trương Ba, da hàng thịt

– “Ngửa mặt … là rừng”: Quá khứ ùa về như một cuốn phim làm dấy lên trong lòng người lính cảm xúc tội lỗi.+ Nhân hóa mặt trăng như con người “mặt” đối mặt với con người, lặng im, không hề phân trần giải thích.+ Sự im lặng đó khiến cho người lính vô cùng xúc động, giật mình thức tỉnh trước quá khứ và người bạn tri kỉ – vầng trăng.+ “rưng rưng”: Sự xúc động bật thành tiếng khóc nghẹn ngào của sự hối hận.+ Điệp từ “như là”: Quá khứ, tuổi thơ hiện về trước mắt, hiện lên trong ánh trăng.

– “Trăng cứ … giật mình: Sự thức tỉnh muộn màng của con người trước vầng trăng tình nghĩa+ “tròn vành vạnh”: Nghĩa tình tri kỉ của con người – vầng trăng vẫn luôn tròn đầy, vẹn nguyên, chỉ có con người là quên đi quá khứ ấy.+ “kể …tình”: Trăng không hề oán trách, không hề giận dữ, trách than con người đã lỡ lãng quên tình nghĩa năm xưa -> sự cao cả.+ Nhìn vào ánh trăng, đối mặt với trăng, con người cảm thấy thật xấu hổ, đáng trách -> Nỗi ân hận sâu sắc làm thức tỉnh trái tim con người, khiến con người nhớ về quá khứ xa xưa.+ Giọng thơ tha thiết, trầm lắng, suy tư.

Xem Thêm : Sự ăn mòn kim loại là gì? bản chất, tác hại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn – Hóa 9 bài 21

Đọc thêm:  Đọc hiểu Cách đây hàng triệu năm, sa mạc Sahara - Đọc Tài Liệu

* Kết luận:– Vầng trăng biểu tượng phong phú: cho thiên nhiên, tình nghĩa vẹn tròn, bất tử bất diệt, cho quá khứ hào hùng, cho tuổi thơ trong sáng, cho cội nguồn con người.- Giọng thơ nhịp nhàng, uyển chuyển, như lời tâm tình. Kết cấu bài thơ, lối viết thơ không viết hoa đầu dòng như một câu chuyện kể.- Vầng trăng chính là biểu tượng giàu cảm xúc và suy tư, nhắc nhở con người đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.

3. Kết bài

– Khẳng định lại ý nghĩa của bài thơ- Ánh trăng là tấm gương soi tỏ tâm hồn con người, để con người phải thức tỉnh, tìm lại cái đẹp của tâm hồn đã bị vùi sâu trước những hào nhoáng, xa hoa của cuộc sống.

>> Xem bài mẫu: Cảm nhận về đoạn thơ: “Từ hồi… giật mình” trong bài Ánh trăng

Nguồn: Trung tâm Ngoại ngữ ILC – Blog Giáo dục Danh mục: Ngữ văn Lớp 9

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button