Dàn ý cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán
I. Dàn ý cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
1. Mở bài– Nguyễn Dữ là người đã đưa khái niệm “truyền kỳ” tiến bước vào nền văn học Việt Nam. Tác phẩm nổi tiếng nhất và cũng là duy nhất của ông là Truyền kỳ mạn lục, gồm 20 truyện khác nhau.- Một trong những truyện được biết đến nhiều nhất là Chuyện chức phán sự đền Tản Viên lấy nhân vật Ngô Tử Văn làm trung tâm.
2. Thân bài* Ngô Tử Văn qua lời người dẫn chuyện và nhận xét của những người đương thời– Là người nóng nảy, nhưng tính tình khảng khái, nên được nhiều người yêu quý kính trọng dành khen hai từ “cương trực”, danh tiếng tốt.* Ngô Tử Văn xuất hiện trực tiếp qua các sự kiện:– Đốt ngôi đền bị tên tướng giặc họ Thôi chiếm giữ:+ Thể hiện lòng can đảm, tinh thần chính nghĩa, không phải là hành động bộc phát, nông nổi.- Lúc gặp tên tướng giặc trong mộng:+ Bình tĩnh, điềm nhiên, coi thường sự dọa dẫm của hắn.- Lúc gặp và nói chuyện với Thổ Thần:+ Bình tĩnh, thể hiện sự thông minh, nhanh trí khi hỏi thăm về tên tướng giặc, để chuẩn bị ứng phó.- Lúc ở điện Diêm Vương:+ Gặp cảnh kinh hãi cũng bình tĩnh mà kêu to để hòng kinh oan.+ Không hề e sợ lời dọa dẫm kết tội của Diêm Vương, sẵn sàng đối chất với tên tướng giặc họ Thôi cho ra nhẽ.* Chiến thắng của Ngô Tử Văn:+ Niềm tin vào công lý, chính nghĩa của nhân dân ta, cũng như của tác giả Nguyễn Dữ, với quan niệm cái thiện luôn luôn chiến thắng cái gian tà ác độc.
3. Kết bài– Nhân vật Ngô Tử Văn là một nhân vật tiêu biểu của trường phái hướng thiện., luôn lấy công bằng, lẽ phải làm nguyên lý sống.- Thể hiện lòng yêu cái thiện, mong ước về một cuộc sống công bằng, hạnh phúc của nhân dân ta từ xa xưa cho tới tận ngày nay.
II. Bài văn mẫu cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Nguyễn Dữ là người đã đưa khái niệm “truyền kỳ” tiến bước vào nền văn học Việt Nam, khởi đầu cho một thể loại mới trong nền văn học trung đại của dân tộc ta. Tác phẩm nổi tiếng nhất và cũng là duy nhất của ông là Truyền kỳ mạn lục, gồm 20 truyện khác nhau và những bình luận, ý kiến của tác giả cuối mỗi truyện. “Truyền kì mạn lục” được xem là một áng “thiên cổ kỳ bút”, thông qua đó ta có thể hiểu một phần nào về nhân sinh quan cũng như thái độ sống của Nguyễn Dữ. Một trong những truyện được biết đến nhiều nhất là Chuyện chức phán sự đền Tản Viên lấy nhân vật Ngô Tử Văn làm trung tâm, với những đức tính tốt đẹp, dũng cảm, chính trực và thông minh không sợ cường quyền sợ cái ác.
Ở đầu câu chuyện, nhân vật Ngô Tử Văn xuất hiện thông qua lời kể và lời nhận xét của những người cùng thời, thấy được rằng chàng tuy là người nóng nảy, nhưng tính tình khảng khái, nên được nhiều người yêu quý kính trọng dành khen hai từ “cương trực”, danh tiếng tốt…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu chi tiết cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên tại đây.
-HẾT-
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-cam-nhan-ve-nhan-vat-ngo-tu-van-trong-chuyen-chuc-phan-su-den-tan-vien-48529n.aspx Trong tuần học thứ 24 SGK Ngữ văn lớp 10, các em đã được giới thiệu tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản viên của Nguyễn Dữ, truyện ngắn đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn. Bên cạnh Dàn ý cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số bài văn khác như: Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Soạn văn Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ngắn gọn, Phân tích ý nghĩa của đoạn kết trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên và lời bình cuối truyện;…
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!