Dàn ý giải thích Nhiễu điều phủ lấy giá gương – VnDoc.com

Lập Dàn ý Suy nghĩ về câu: Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng là tư liệu tham khảo. Không chỉ giúp các bạn viết bài tập làm văn số 6 lớp 7 hay và nắm được các đặc trưng cơ bản của thể loại văn giải thích chứng minh, mà tài liệu này còn mang lại nhiều ý tưởng giúp các bạn triển khai bài viết của mình theo hướng sáng tạo, thông minh nhất. Sau đây, mời các bạn tải và tham khảo.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Dàn ý giải thích câu ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương mẫu 1

a) Mở bài: Giới thiệu câu ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng

Mẫu: Từ xa xưa, ông cha ta đã luôn chú trọng đến việc dạy cho con cháu mình những bài học về sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ. Bởi vậy, đã có một chùm ca dao dân ca được sáng tác về đề tài này. Trong đó, được rất nhiều người thuộc lòng từ khi tấm bé, chính là câu ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng.

b) Thân bài:

– Giải thích câu ca dao:

  • Vế 1 (đưa ra một hiện tượng hiển nhiên, thường thấy ở trong đời sống): tấm vải đỏ phủ lên giá đỡ của mặt gương để giúp bảo vệ mặt gương khỏi bụi bặm, trầy xước
  • Vế 2 (đưa ra lời khuyên, nhắn nhủ): những người cùng chung một dân tộc phải biết yêu thương, giúp đỡ, quan tâm lẫn nhau

– Vì sao chũng ta cần phải biết yêu thương, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau:

  • Mỗi người đều sẽ có lúc đau ốm, gặp khó khăn, buồn bã, nhụt chí… cần được quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ để vượt qua khó khăn
  • Mỗi chúng ta đều đang sống trong một tập thể, vì vậy cần quan tâm lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau để tạo sự liên kết, đoàn kết

– Biểu hiện của sự yêu thương, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau:

  • Giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn (giúp bạn chép bài khi bị ốm, giúp cụ già qua đường, quyên góp giúp người dân vùng lũ lụt, quyên góp áo ấm cho các bạn vùng cao…)
  • Chia sẻ, tâm sự giúp nhau vượt qua nỗi buồn, sự chán nản, nhụt chí… (khuyên bạn tự tin hơn, khuyên bạn tiếp tục cố gắng, khuyên bạn từ bỏ thói quen xấu…)

– Ý nghĩa của việc yêu thương, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau:

  • Mọi người đều không phải cô đơn, được giúp đỡ vượt qua khó khăn, buồn bã
  • Giúp tạo nên một xã hội, cộng đồng hạnh phúc, đoàn kết, tạo nên sức mạnh tập thể to lớn
  • Giúp bản thân chúng ta cảm thấy hạnh phúc, thoải mái khi làm được việc tốt
  • Giúp chúng ta được mọi người yêu quý, giúp đỡ lại khi gặp khó khăn
  • Giúp gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta

– Mở rộng vấn đề:

  • Phê phán những cá nhân, tập thể dửng dưng, không biết quan tâm, giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn dù có khả năng
  • Phê phán những người lợi dụng tình thương của người khác, giả vờ gặp khó khăn để trục lợi

– Liên hệ bản thân:

  • Bản thân em đã từng giúp đỡ ai và được ai giúp đỡ chưa? Cảm xúc của em về điều đó
  • Qua câu ca dao, em thay đổi điều gì (hoặc thêm củng cố suy nghĩ nào)?

c) Kết bài: Đánh giá, suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Dàn ý giải thích Nhiễu điều phủ lấy giá gương mẫu 2

1. Mở bài: Giới thiệu câu ca dao cần giải thích “Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

2. Thân bài:

a) Giải thích câu ca dao:

  • Câu lục: chỉ mảnh vải đỏ phủ lên giá đỡ của gương để che chở và bảo vệ mặt gương – một hiện tượng hiển nhiên, quen thuộc trong đời sống
  • Câu bát: những người cùng một dân tộc phải biết yêu thương, giúp đỡ nhau
Đọc thêm:  Phân tích khổ cuối bài thơ Tây Tiến (9 Mẫu) - Văn 12 - Download.vn

→ Câu ca dao nói về truyền thống đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau của dân tộc ta

b) Bàn luận:

– Lý do cần phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống:

  • Vì con người là những cá thể sống tình cảm, luôn khát khao được yêu thương, chia sẻ
  • Vì bất kì ai cũng có lúc yếu đuối, mệt mỏi, khó khăn cần có sự giúp đỡ, chia sẻ từ bên ngoài
  • Vì đùm bọc, chia sẻ lẫn nhau là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay

– Biểu hiện của sự yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống:

  • Các chương trình từ thiện, quyên góp, ủng hộ các trường hợp khó khăn, thiếu thốn (quyên góp tiền cho các hộ gia đình nghèo, quyên góp áo quần cho các em nhỏ ở vùng cao khó khăn…)
  • Các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ người khác trong cuộc sống (giúp bạn trực nhật, giúp phụ nữ mang bầu xách túi, dìu cụ già qua đường…)
  • Lắng nghe, chia sẻ và tâm sự niềm vui, nỗi buồn với người khác (an ủi khi bạn bị điểm thấp, chúc mừng khi bạn nhận được món quà yêu thích…)

– Ý nghĩa, giá trị của sự yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống:

  • Giúp mọi người đều được yêu thương, chia sẻ để vượt qua khó khăn
  • Giúp gắn kết mọi người lại với nhau hơn
  • Giúp gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

– Giải pháp giúp lan tỏa sự yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống:

  • Giáo dục, tuyên truyền với mọi người qua sách vở, phim ảnh, truyện tranh…
  • Răn đe, phê phán những người sống vô cảm, luôn từ chối giúp đỡ người khác dù có khả năng
  • Tuyên dương, ca ngợi những tấm lòng biết yêu thương, giúp đỡ đồng bào

c. Kết bài:

  • Đánh giá, suy nghĩ của em về câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng”
  • Bài học cá nhân mà em rút ra được từ câu ca dao

Dàn ý Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng mẫu 3

1. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu câu tục ngữ Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng.

2. Thân bài

a. Giải thích:

  • Nhiễu điều: loại vải quý màu đỏ
  • Giá gương: giá đỡ của gương được làm từ loại gỗ quý, chạm trổ tinh xảo

→ Hai đồ vật luôn đi cùng với nhau, giữ gìn, chở che cho nhau.

→ Người dân sống trong một nước, cần phải yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau

b. Bàn luận:

– Vì sao người trong một nước lại cần phải yêu thương, giúp đỡ nhau?

  • Vì đó là tình cảm tự nhiên của mỗi con người – yêu thương đồng loại
  • Vì đó là đạo lý, truyền thống tốt đẹp được truyền dạy từ bao đời nay của dân tộc
  • Vì chúng ta đang cùng chung sống trên một lãnh thổ, cùng chung phúc – họa, hưởng chung nguồn tài nguyên nên cần đoàn kết, giúp đỡ nhau

– Biểu hiện của việc mọi người trong cộng đồng yêu thương, giúp đỡ nhau:

  • Những quỹ từ thiện, nhà trẻ SOS, chiến dịch quyên góp… để san sẻ nỗi bất hạnh với đồng bào
  • Mọi người cùng nhau lao động, san sẻ vất vả để hoàn thành tốt công việc
  • Bảo vệ, cứu giúp nhau khi gặp khó khăn, nguy hiểm
  • An ủi, chia sẻ khi người khác gặp chuyện buồn…

(HS lấy những dẫn chứng cụ thể)

– Ý nghĩa của việc mọi người trong cộng đồng yêu thương, giúp đỡ nhau:

  • Giúp cho mỗi cá nhân được sống tốt hơn, hạnh phúc hơn
  • Giúp cho cộng đồng đoàn kết, nhờ đó tăng sức mạnh tập thể, đạt được nhiều thành tựu cao hơn và bảo vệ được đất nước trước thế lực khác

– Tác hại của việc mọi người trong cộng đồng không yêu thương, giúp đỡ nhau:

  • Mỗi cá nhân khi gặp khó khăn, mệt mỏi, nguy hiểm… không được trợ giúp sẽ dễ bị tổn thương về tinh thần, thể xác, tương lai
  • Sức mạnh cộng đồng, tập thể bị giảm đi, dễ bị tấn công, thua thiệt

c. Mở rộng vấn đề:

  • Không nên lúc nào cũng trông chờ vào sự giúp đỡ từ người khác, vẫn cần phải tự rèn luyện, khắc phục khó khăn của mình
  • Nên giúp đỡ, đoàn kết người khác bằng trái tim chứ không phải vì tư lợi
Đọc thêm:  TOP 20 bài Tả cảnh biển vào buổi sáng lớp 5 siêu hay - Download.vn

c. Kết bài

  • Suy nghĩ, đánh giá của em về câu tục ngữ Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng.

Dàn ý Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng mẫu 4

1. Mở bài:

  • Nêu vắn tắt khái niệm của ca dao dân ca.
  • Từ đó giới thiệu câu ca dao dân ca:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gươngNgười trong một nước phải thương nhau cùng”

  • Nêu ý nghĩa của câu ca dao dân ca đó.
  • Dẫn đến thân bài.

2. Thân bài:

– Giải thích nghĩ đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ:

  • “Nhiễu” là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay. “Điều” là màu đỏ. “Nhiễu điều” là một thứ vải quý, được dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những đồ quý. “Giá gương” là cái khung bằng gỗ để người ta đặt cái gương lên…
  • Thông qua những hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm của câu ca dao muốn ca ngợi những tình cảm trong sáng như tấm lụa điều và chiếc gương. Hãy nghĩ đến tình đồng hương, đồng bào, để rồi nhiệt tình cứu giúp nhau…

– Ý nghĩa của câu ca dao dân ca trên

– Truyền thống đã được nhân dân ta thể hiện như thế nào?

  • -Tình làng nghĩ xóm…
  • -Mọi người tương trợ lẫn nhau qua chiến dịch “Mùa hè xanh”…
  • -Giúp đỡ đồng bào bị lũ lũt…

– Người học sinh đã thể hiện tốt truyền thống ấy như thến nào trong gia đình, nhà trường?

  • Thể hiện lòng yêu thương, tinh thần đoàn kết qua những việc gì?
  • Còn ngoài xã hội? (nêu dẫn chứng)

3. Kết bài

  • Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.
  • Từ đó rút ra bài học cho bản thân.

Dàn ý Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng mẫu 5

1. Mở bài:

  • Từ truyền thuyết “Bọc trứng trăm con” dẫn đến câu ca dao để nêu lên tầm quan trọng của vấn đề cần bình luận.

2. Thân bài:

– Giải thích câu ca dao:

  • “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” gợi tả tấm lòng che chở, đùm bọc của nhân dân ta
  • Ca dao khuyên ta là người cùng một nước phải thương yêu đùm bọc lẫn nhau.

– Bình luận:

Khẳng định lời khuyên: Cái riêng của mỗi người và cái chung của mọi người có quan hệ gắn bó với nhau cả về vật chất, tinh thần và tình cảm. Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là nghĩa vụ của mỗi người. Đó cũng là cơ sở của lòng yêu nước thương nòi, truyền thống quý báu của nhân dân ta.

– Mở rộng vấn đề:

  • Bộc lộ bằng hành động cụ thể
  • Nhắc lại một số câu ca dao, tục ngữ cùng tư tưởng tình cảm trên. Phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt, bàng quang trước các biến cố xảy ra ở các địa phương khác.

– Bài học cá nhân: Từ câu tục ngữ, rút ra bài học gì về cách sống, lối sống?

3. Kết bài:

  • Đoàn kết thương yêu nhau là bài học lớn nhất của dân tộc.
  • Truyền thống ấy ngày càng được phát huy mạnh mẽ.

Dàn ý Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng mẫu 6

1. Mở bài:

  • Vấn đề cần giải thích: Mọi người phải yêu thương nhau trong cuộc sống – trích ca dao

2. Thân bài:

– Giải thích:

  • Giải thích nghĩa đen: Nhiễu điều tấm tơ lụa đắt tiền-giá gương: Vật bằng gỗ chạm khắc tinh xảo dùng để đỡ lấy tấm gương

→ Tôn lên vẻ đẹp, giữ gìn và bảo vệ nhau

  • Nghĩa bóng: Con người trong 1 cộng đồng, xã hội phải biết yêu thương che chở lẫn nhau

– Vì sao:

  • Chúng ta có chung cội nguồn (dẫn chứng: Âu Cơ và Lạc Long Quân)
  • Vượt khó củng cố mối quan hệ cộng đồng
  • Là tình cảm tự nhiên, đạo lí, truyền thống
  • Cuộc sống có lúc thuận lợi nhưng cũng có lúc khó khăn -> phải biết thương yêu giúp đỡ nhau

– Lợi ích: Nếu ta biết thương yêu tâm hồn sẽ cảm thấy thanh thản

– Tac hại: Kẻ không biết yêu thương con người → là 1 kẻ gỗ đá, vô hình chung đã tự biết mình thành 1 kẻ ích kỉ, sẽ bị cô lập

– Kể ra biểu hiện: Quyên góp, ủng hộ, an ủi, động viên… xây dựng ngôi nhà tình nghĩa cho những người nghèo xây dựng làng S.O.S…

3. Kết bài:

  • Đưa ra lời khuyên
  • Rút ra bài học

Dàn ý Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng mẫu 7

1. Mở bài:

Người Việt Nam đã từ lâu đời rất coi trọng tình bằng hữu. Xem bạn bè như người thân trong nhà yêu thương, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn. Đó là đạo đức, là tình cảm thật đáng quý. Từ xưa đã có bao lời khuyên dạy, lời ca, điệu ru của người đi trước nhằm xây dựng cuộc sống hòa thuận. Một trong những câu ca dao thể hiện lời răn dạy trên là:

Đọc thêm:  Đề 5: Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của

“Nhiễu điều phủ lấy giá gươngNgười chung một nước phải thương nhau cùng.”

2. Thân bài:

  • Câu ca dao đã dùng hình ảnh so sánh để khẳng định tình yêu thương giúp đỡ đối với bạn bè. Vật được đem ra so sánh là tay và chân trong cơ thể con người. Tay và chân là hai bộ phận của một cơ thể có quan hệ khăng khít với nhau hỗ trợ nhau. Tay và chân giúp con người có khả năng lao động để làm ra của cải, vật chất. Nếu mất một trong hai bộ phận trên thì con người khó hoạt động và khả năng hoạt động bị giảm bớt. Điều này rõ ràng cho thấy sự cần thiết của cả tay lẫn chân đối với cơ thể của con người. Tôi có thể giúp bạn và ngược lại, bạn có thể giúp tôi. Mối quan hệ đó giống như mối quan hệ giữa tay và chân.
  • Qua hình ảnh so sánh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người chung một nước phải thương nhau cùng.” Nhân dân ta muốn nêu lên tình cảm khăng khít giữa tình bạn. Chính tình cảm đó sẽ xây dựng mối quan hệ trong cuộc sống.
  • Câu ca dao nêu lên một vấn đề đạo đức đồng thời cũng là vấn đề tình cảm: Tình cảm bạn bè. Giữ mãi tình cảm tốt ấy là bổn phận của mỗi người. Yêu thương, giúp đỡ nhau là đức tính cá nhân của mỗi con người.
  • Ông cha ta khuyên bảo phải duy trì tốt tình cảm cao quý đó, vì đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Hơn nữa, trong thực tế cũng như trong cuộc sống đã khẳng định – chính tình yêu thương giúp đỡ đồng loại – đã giúp cho nhân dân ta vượt khó khăn thử thách mà tưởng chừng nhân dân ta không thể vượt qua được. Như thiên tai lũ lụt đã gây biết bao thương tang đói khổ cho dân lành, nếu không có tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau, tình anh em một nhà, một nước, thì liệu đất nước ta, dân tộc ta có đứng dậy nổi không? Cũng như kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhân dân ta cần có sự “đùm bọc” đỡ đần như tiếp sức mạnh để chiến thắng kẻ thù.

3. Kết bài

Tình bằng hữu là một quan hệ tình cảm mà ai ai cũng cần, cũng gặp phải. Vì thế câu ca dao trên có ý nghĩ to lớn vô cùng. Nó là bài học đạo đức được diễn đạt bằng hình ảnh thật gần giũ và hàm súc. Ngoài ra câu ca dao còn khuyên nhủ mọi người trong xã hội phải biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.

Giải thích câu ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng

>> Xem tại đây: Bài văn mẫu lớp 7 số 6 đề 2: Suy nghĩ về câu Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các em 5 mẫu dàn ý cho bài viết số 6 đề 2: Suy nghĩ về câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em hiểu hơn về ý nghĩa câu tục ngữ này, đồng thời nắm được các ý chính để biết cách xây dựng cho mình bài viết hoàn chỉnh, đầy đủ ý để đạt điểm cao trong các bài làm văn của mình. Chúc các em học tốt.

Ngoài tài liệu Lập Dàn ý Suy nghĩ về câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng”, các bạn học sinh còn có thể tham khảo: đề thi học kì 1 lớp 7, học kì 2 lớp 7 các môn Toán, Văn, Soạn bài lớp 7, Soạn Văn Lớp 7 (ngắn nhất) mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 7 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

  • Bài văn mẫu lớp 7 số 6 đề 3: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công
  • Bài văn mẫu lớp 7 số 6 đề 4: Giá trị của lời nói qua câu: Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
  • Bài văn mẫu lớp 7 số 6 đề 5: Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button