Dàn ý giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn
Văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích câu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” gồm 4 mẫu dàn ý hay hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Dàn ý giải thích Đi một ngày đàng học một sàng khôn mẫu 1
a. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn
b. Thân bài:
– Giải thích câu tục ngữ:
- “đi một ngày đàng”: hành động bước ra ngoài khuôn khổ cũ để tìm kiếm những điều mới, trải nghiệm, thử thách và chinh phục những điều chưa gặp
- “học một sàng khôn”: thu hoạch được một khối lượng kiến thức, kinh nghiệm lớn cho bản thân
→ Phải đi ra ngoài, giao lưu, học hỏi, trải nghiệm thì mới đúc rút được nhiều kinh nghiệm, bài học cho chính mình
– Ý nghĩa, vai trò:
- Đi càng nhiều thì sẽ được biết thêm nhiều điều mắt thấy tai nghe, có tính chân thực
- Đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều điều thì sẽ học hỏi thêm nhiều điều thú vị mà sách vở chưa có
- Giúp rèn luyện tinh thần và sức khỏe ngày càng tốt hơn
– Mở rộng vấn đề:
- Cần phải đi với tâm thế học hỏi, tìm tòi thì mới có kết quả đem về
- Phê phán những người lười biếng, ngại tìm tòi học hỏi
- Phê phán những người không có tinh thần khám phá, cho rằng chỉ cần học trong sách vở là đủ
– Liên hệ bản thân:
- Em đã từng học hỏi được điều gì bên ngoài nhà trường, sách vở?
- Nhờ đâu mà em học hỏi được điều đó?
c. Kết bài: Đánh giá, suy nghĩ của em về câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn
Dàn ý giải thích Đi một ngày đàng học một sàng khôn mẫu 2
1. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ “đi một ngày đàng học một sàng khôn”
Mẫu: Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.
2. Thân bài
a. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “đi một ngày đàng học một sàng khôn”
– Nghĩa đen
- Đi: đi là đi đây đi đó, đi nhiều nơi, nhiều chỗ,… và tham gia nhiều hoạt động trong xã hội
- Sàng khôn: nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống, trong xã hội, sự tiếp thu kiến thức mới mẻ và nhiều.
– Nghĩa bóng
- Bên ngoài xã hội có nhiều điều cần phải học tập
- Kiến thức vô cùng phong phú nên chúng ta nên không ngừng học tập
- Luôn biết mở mang kiến thức mọi lúc mọi nơi
- Luôn biết nắm bắt, đúc kết kinh nghiệm học được
→ Biết được tầm quan trọng của việc học tập và việc tự học
b. Bình luận về câu tục ngữ “đi một ngày đàng học một sàng khôn”
- Câu tục ngữ có ý nghĩa hoàn toàn đúng
- Nên đi đây, đi đó để trau dồi kiến thức, hiểu biết
- Đi càng nhiều càng tốt,nhưng phải đi đúng cách
- Hiểu biết càng nhiều thì cách xử sự luôn tốt
- Hiểu biết nhiều vấn đề thì rất tốt cho bản thân
- Việc học như vậy sẽ có nhiều kinh nghiệm và giúp sức được cho xã hội
c. Phê phán những phương pháp học sai lầm
- Học vẹt, học tủ,…
- Không có hướng trong học tập, không biết học để làm gi
- Luôn ngại học tập, không có tinh thần học tập
3. Kết bài
- Khẳng định sự đúng đắn của câu tục ngữ
- Xác định mục tiêu học đúng đắn
- Có phương pháp học đúng đắn
Mẫu: Câu tục ngữ “đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một câu tục ngữ khuyên chúng ta phải thường xuyên học hỏi và đúc kết kinh nghiệm. đó là một trong những kinh nghiệm rất có ích và hữu ích cho mỗi chúng ta. Bạn cần nên học hỏi và làm theo câu tục ngữ để có một kết học tập hiệu quả hơn.
Dàn ý giải thích Đi một ngày đàng học một sàng khôn mẫu 3
1. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ cần giải thích.
Mẫu: Người ta nói: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Tiếng Việt phong phú, và vốn tục ngữ ca dao của nền văn học dân gian là một kho tàng quý giá của ngôn ngữ dân tộc. Ca dao tục ngữ vừa là sự đúc kết kinh nghiệm của ông cha lại vừa ẩn chứa những bài học sống ý nghĩa. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một câu tục ngữ mang nhiều ý nghĩa như thế.
2. Thân bài
a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
- Đi: hành động di chuyển đến nhiều nơi, nhiều địa điểm, gặp nhiều người và nhìn cuốc sống ở góc nhìn toàn diện hơn trong không gian đa chiều của nó.
- Học: học hỏi, tiếp thu được nhiều kiến thức để đem lại hiểu biết cho bản thân.
- Ngày đàng: biểu tượng cho quãng đường dài, khoảng không gian xã hội rộng lớn mà chúng ta đi được.
- Sàng khôn: biểu tượng cho vốn hiểu biết phong phú đa dạng mà ta có thể thu được
→ Nghĩa cả câu: nếu biết đi ra ngoài xã hội, ta sẽ học được nhiều điều bổ ích. Từ đó, câu tục ngữ là lời khuyên con người nên biết hòa mình vào cuộc đời rộng lớn, đến nhiều nơi để học hỏi và thu được những kinh nghiệm quý giá giúp phát triển bản thân.
b. Bình luận về câu tục ngữ
- Câu tục ngữ đã nêu lên một lẽ đúng ở cuộc sống, mang lại bài học sống tích cực và đúng đắn.
- Cuộc sống là vô hạn, xã hội chính là khoảng không gian không biên giới, ẩn chứa nhiều điều để khám phá.
- Nên đi đây đi đó, đi thật nhiều, in dấu chân lên thật nhiều vùng đất để trau dồi kiến thức, gây dựng vốn hiểu biết dồi dào cho bản thân.
- Những giá trị sống không phải ngày một ngày hai mà thành, và mỗi giá trị lại chọn cho mình một vùng đất để dừng lại, vì thế cần đi nhiều để tiếp cận với những giá trị ấy.
- Mỗi nơi lại có một nền văn hóa riêng, mỗi nơi lại chọn cho mình một tín ngưỡng riêng. Việc “đi” sẽ tạo điều kiện cho chúng ta được đến gần hơn với những giá trị nhân loại ấy.
- Khi lượng tri thức của ta giàu có, chúng ta sẽ phát triển bản thân mình hơn, cả về hành động lẫn nhận thức, mỗi cá nhân sẽ ngày càng hoàn thiện hơn và trưởng thành hơn.
- Không chỉ thế, kinh nghiệm mà ta thu được còn giúp ta sống có ích hơn, để ta có thể góp sức xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh, giúp xã hội ngày càng phát triển thịnh vượng hơn.
c. Mở rộng
- Lật ngược vấn đề: tuy đi nhiều cho ta nhiều lợi ích nhưng không phải vì thế mà ta đi bừa bãi. Chúng ta cần biết chọn nơi để đến, cần biết rõ bản thân mình cần gì khi đến với vùng đất ấy. Đừng để sự bồng bột làm những bước chân chúng ta mòn mỏi trên mảnh đất khô cằn.
- Phê phán: phê phán thói quen học vẹt, học tủ đang trở nên rất phổ biến trong xã hội. Phê phán thói lười biếng, ngại di chuyển, không có tinh thần phấn đấu học tập vươn lên. Đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay, lười biếng càng trở nên trầm trọng hơn khi chúng ta giam mình trước màn hình máy tính điện thoại, nhìn thế giới qua quan điểm cảu người khác. Cần biết đi ra ngoài xã hội rộng lớn để nhìn sự bao la vô tận của sự học, để chính mình nhìn cuộc đời bằng con mắt của mình.
3. Kết bài: Nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ.
Mẫu: Không một quyển sách nào có thể chứa cả thế giời, bách khoa toàn thư cũng chỉ là ước lệ mà con người đặt ra. Vì thế, hãy đi, để khám phá thế giới trong cái tận cùng mênh mông diệu kì của nó, hãy để đôi chân được di chuyển thật nhiều, hãy đến nhiều trạm xe, qua nhiều chuyến tàu để khám phá cuộc sống, bởi: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Dàn ý giải thích Đi một ngày đàng học một sàng khôn mẫu 4
1. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ
Mẫu: Ông cha ta từ xa xưa đã nhận thức được rõ ý nghĩa của sự tìm tòi, khám phá và học hỏi, để rồi đúc rút ra câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, câu tục ngữ đã đánh thức mỗi con người sự tự giác học hỏi, mở rộng tầm nhìn và hiểu biết của mình, học tập không ngừng và có thái độ tích cực trong học tập.
2. Thân bài
a. Giải thích
- Nghĩa hẹp: Đơn giản có thể hiểu câu nói này là đi một ngày đường, sẽ học được nhiều điều bổ ích, càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập
- Nghĩa rộng: Câu tục ngữ là lời động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của con người. Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại.
→ Ý nghĩa câu tục ngữ: Con người phải có tư duy tích cực, phải nhận thức được tri thức loài người là vô tận, còn rất nhiều điều phải học tập và khám phá, chỉ có siêng năng tìm tòi, học hỏi mới thu nhận được tri thức đó, chỉ có tri thức mới giúp chúng ta vững bước trên đường đời, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
b. Chứng minh
- Dẫn chứng bằng một câu chuyện về việc học khôn nhờ đi nhiều nơi mà em đã được biết (Ví dụ: Dế mèn phiêu lưu ký…)
- Các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực sang các nước tiên tiến để học hỏi khoa học kỹ thuật để ứng dụng trong nước.
- Học sinh tham gia các hoạt động tham quan, du lịch các di tích lịch sử, viện bảo tàng, viện nghiên cứu để củng cố kiến thức được học và nâng cao hiểu biết.
c. Bài học và liên hệ thực tiễn
- Nên đi nhiều nơi để tích lũy thêm kiến thức.
- Không nên chỉ tìm kiếm kiến thức trên sách vở mà phải biết kiểm chứng bằng cách trải nghiệm.
- Nên giao lưu, tương tác với những người xung quanh vì ta cũng có thể học được rất nhiều điều bổ ích từ họ.
- Liên hệ thực tiễn: nhà bác học Lênin đã có câu “Học, học nữa, học mãi” điều đó khẳng định việc học là không bao giờ là đủ, không bao giờ là thừa
3. Kết bài
Mẫu: Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” thực sự là một câu nói rất ý nghĩa, vừa là lời khuyên nhủ, nhắc nhở con người phải không ngừng học tập, khám phá những tri thức, những điều trong cuộc sống.
Giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Tri thức của loài người là đại dương mênh mông rộng lớn, muốn tiếp thu được khối lượng tri thức khổng lồ ấy không cách gì tốt hơn đó chính là học. Trong cuộc sống mỗi người không chỉ học trên sách vở, học lý thuyết mà cần học rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày từ những điều nhỏ nhặt, học từ những chuyến đi trải nghiệm mới có thể trưởng thành và hiểu biết về mọi thứ. Cũng bởi vậy mà ông cha ta có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Để hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, trước hết chúng ta phải hiểu nghĩa đen của câu: “đi” là hoạt động di chuyển, “một đàng” tức là đi xa, đến một địa phương, một nơi khác, “một sàng khôn” tức là học hỏi được những điều mới, có thêm nhiều hiểu biết, biết thêm những kinh nghiệm, trưởng thành hơn, khôn hơn. Câu tục ngữ ý muốn nhấn mạnh một ngày đi ra ngoài chúng ta sẽ học được thêm nhiều điều mới lạ, có nhiều kiến thức mới, văn hóa mới, cách ứng xử, giao tiếp… và chính những điều học hỏi đó sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn. Nếu chỉ biết ở nhà thì tự gò bó, tự thu hẹp bản thân mình lại. Bởi vậy, câu tục ngữ khuyên chúng ta nên bước ra thế giới bên ngoài để trau dồi cho mình thêm những kiến thức bổ ích cho bản thân.
Câu tục ngữ “Đi một đàng học một sàng khôn” được vận dụng nhiều trong thực tế như hàng năm nước ta có nhiều đợt phân chia các cán bộ, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực sang các nước tiên tiến học hỏi khoa học kỹ thuật về ứng dụng trong nước. Cuối năm học, nhà trường thường hay tổ chức các buổi tham quan dã ngoại, đến các khu di tích lịch sử, viện bảo tàng, viện nghiên cứu để củng cố kiến thức thực tế cho học sinh, hay để nâng cao khả năng thực hành bên cạnh những lý thuyết được học ở trường. Hay những đợt nghỉ hè, phụ huynh hay tạo điều kiện đưa con em đi du lịch để khám phá và được trải nghiệm văn hóa nhiều vùng miền, nâng cao hiểu biết và đó cũng như một phần thưởng nghỉ ngơi sau một năm học vất vả và lời động viên của bố mẹ để bước vào năm học mới để học tốt hơn. Mỗi vùng đất ta bước chân đến sẽ cho ta những cảm nhận mới mẻ, đầy thú vị về cảnh sắc, con người, văn hóa, ẩm thực để ta có thêm hiểu biết. Mỗi nơi lại có một nền văn hóa riêng, mỗi nơi lại chọn cho mình một tín ngưỡng riêng. Việc “đi” sẽ tạo điều kiện cho chúng ta được đến gần hơn với những giá trị nhân loại ấy. Để minh chứng cho điều đó, chúng ta không thể không nghĩ đến tấm gương sáng là chủ tịch Hồ Chí Minh, người không những ham học mà còn ham trải nghiệm nhiều nơi, nhiều đất nước điều đó giúp Bác hấp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại, sàng lọc và tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
Cuộc sống có trở nên thú vị, đa dạng, tuyệt vời và đầy màu sắc hay không phụ thuộc vào chính bạn. Một cuộc sống mà vĩnh viễn chỉ thu hẹp trong những bức tường, hay chỉ nhìn ngắm qua những trang báo thì thật buồn tẻ. Làm cho con người mình bị thu hẹp đi, thiếu kỹ năng giao tiếp, cuộc sống như vậy liệu có thực sự có ý nghĩa. Vậy nên, ngay từ bây giờ, hãy định hướng và lên kế hoạch cho bản thân về những hành trình, những cuộc trải nghiệm. Nhưng chúng ta cũng cần phải phê phán thói quen học vẹt, học tủ, lười biếng, ngại vận động, ngại di chuyển, không có tinh thần phấn đấu học tập vươn lên. Đặc biệt trong xã hội ngày nay, khi đất nước ngày càng phát triển nếu bản thân không cố gắng học tập, đi nhiều học hỏi, nâng cao hiểu biết thì rất dễ lạc hậu, không bắt kịp sự phát triển của đất nước, của xã hội.
Mỗi câu tục ngữ luôn đúc kết những kinh nghiệm của ông cha, bởi vậy nó hàm chứa những bài học sâu sắc, ý nghĩa khái quát. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” như đã khái quát một chân lý mang tính quy luật. Chúng ta còn trẻ chẳng có gì ngoài thời gian và sức trẻ vậy tại sao không học hỏi, đi đây đi đó để mở mang tri thức, mở mang tầm nhìn, nâng cao sự hiểu biết, bồi đắp cho mình thêm lỗ hổng kiến thức. Đó đều là những thứ bổ ích, là hành trang theo ta trong suốt cuộc đời.
>> Xem thêm nhiều bài văn mẫu khác tại Giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn lớp 7
–
Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích câu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 7 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 7.
Tài liệu tham khảo:
- Dàn ý giải thích câu nói: “Học, học nữa, học mãi”
- Dàn ý chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Dàn ý Em thích đọc sách gì, giải thích tại sao em thích đọc loại sách đó
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!