Dàn ý giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách (6 mẫu) – VnDoc.com
Văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách gồm nhiều bài văn mẫu, dàn bài hay giúp các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Dàn ý giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách mẫu 1
a. Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách.
b. Thân bài:
– Giải thích:
- Lá lành: những chiếc lá nguyên vẹn → Chỉ những người có cơ thể đầy đủ, có hoàn cảnh sống đủ đầy, không gặp thiếu thốn hay bất hạnh
- Lá rách: những chiếc lá đã bị tổn thương, không còn nguyên vẹn → Chỉ những người có cuộc sống khó khăn, bất hạnh, gặp phải nguy nan
→ Câu tục ngữ khuyên nhủ chúng ta nên biết quan tâm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, gặp điều không may trong cuộc sống
– Vì sao cần phải quan tâm giúp đỡ người khác?
- Vì có những người khi sinh ra đã kém may mắn hơn người khác, thiếu thốn về vật chất, tinh thần, thể xác… cần được giúp đỡ, chia sẻ
- Có những người trong cuộc sống không may gặp điều xui xẻo, cũng rất cần được hỗ trợ, sẻ chia
- Có những người đôi khi chỉ là có những lúc buồn bã, cảm thấy trống vắng, thiếu thốn và chênh vênh cần được tâm sự, giãi bày
→ Ai cũng có lúc yếu lòng, khó khăn cần được giúp đỡ, nên hãy chia sẻ với người khác khi họ cần đến chúng ta
– Ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ người khác:
- Giúp những người đang gặp khó khăn, mệt mỏi được giúp đỡ vượt qua giờ phút nguy khốn
- Giúp chúng ta cảm thấy thoải mái, vui vẻ khi đã làm được việc tốt
- Giúp chúng ta trở thành người được mọi người yêu quý, kính trọng
- Giúp cộng đồng trở nên đoàn kết và hạnh phúc hơn
– Mở rộng vấn đề:
- Phê phán những người sống vô cảm, không biết quan tâm, giúp đỡ người khác
- Phê phán những người lợi dụng lòng tốt của người khác để trục lợi cho bản thân
– Liên hệ bản thân:
- Em đã từng được ai giúp đỡ khi gặp khó khăn? Cảm xúc của em khi đó?
- Em đã từng giúp đỡ ai chưa? Vì sao em lại làm như vậy?
- Em đã từng khuyên nhủ, nhắn nhủ bài học Lá lành đùm lá rách cho ai quanh mình chưa?
c. Kết bài: Suy nghĩ, đánh giá của em về tính đúng đắn của câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách
Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách mẫu 2
a. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ Lá lành đùm là rách
Mẫu: Dân tộc ta từ xưa đến nay luôn tự hào gìn giữ truyền thống quý báu tương thân tương ái. Chính vì thế, rất nhiều các câu ca dao, tục ngữ nhằm ca ngợi, truyền dạy về truyền thống ấy đã được sáng tác. Trong đó, không thể không nhắc đến câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách.
b. Thân bài:
– Giải thích:
- Lá lành: người có sức khỏe, điều kiện đầy đủ
- Lá rách: người kém may mắn, thiếu thốn về vật chất, sức khỏe
→ Những người có điều kiện đầy đủ, khỏe mạnh nên giúp đỡ, đùm bọc, chở che cho những người kèm may mắn hơn
– Bàn luận:
- Nên giúp đỡ người khác vì đây là một hành động đẹp, thể hiện phẩm chất tốt, tinh thần thương người của nhân dân ta
- Giúp những người không may gặp khó khăn vượt qua được và vươn lên trong cuộc sống
- Giúp mọi người tiến lại gần nhau hơn, tạo sự đoàn kết trong cộng đồng
– Biểu hiện (dẫn chứng):
- Người dân cả nước quyên góp thức ăn, tiền bạc, sức người, xe vận chuyển để cứu trợ đồng bào miền Trung trong cơn lũ lịch sử
- Những đợt từ thiện tặng áo quần, sách vở, tiền, thức ăn… cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn
- Các làng trẻ em SOS, viện dưỡng lão cho người già không nơi nương tựa do mọi người cùng quyên góp, chung tay xây dựng
– Biện pháp (giải pháp:
- Tuyên truyền về truyền thống Lá lành đùm lá rách qua các bài hát, bộ phim, câu chuyện, bài báo…
- Giáo dục về tình yêu thương, giúp đỡ đồng bào cho học sinh, trẻ em từ khi còn nhỏ
- Phê phán, lên án những người sống ích kỉ thiếu tình yêu thương…
c. Kết bài: Suy nghĩ, đánh giá của em về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách
Dàn ý Giải thích tục ngữ Lá lành đùm lá rách mẫu 3
1. Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách
2. Thân bài
a. Giải thích
- Lá lành: những hoàn cảnh đầy đủ, khỏe mạnh
- Lá rách: những hoàn cảnh thiếu thốn, yếu ớt, bệnh tật
- Đùm: hành động chở che, bao bọc, giúp đỡ
→ Mọi người trong cuộc sống nên biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.
b. Bàn luận
– Vì sao chúng ta cần phải đùm bọc, quan tâm chia sẻ lẫn nhau?
- Vì trong cuộc sống, ai cũng sẽ có lục gặp phải khó khăn, bất hạnh cần được người khác giúp đỡ
- Vì san sẻ, đùm bọc lẫn nhau là một truyền thống, đức tính tốt đẹp của dân tộc ta bao đời nay
– Biểu hiện, dẫn chứng cụ thể của việc đùm bọc, quan tâm, chia sẻ lẫn nhau:
- Từ việc nhỏ: giúp bạn chép bài khi bạn ốm, làm việc nhà giúp bố mẹ, đưa bạn về nhà khi bạn ốm…
- Đến việc lớn: quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt, tổ chức các hoạt động thiện nguyện, xây nhà tình thương cho những gia đình, cá nhân bất hạnh…
– Lợi ích, ý nghĩa của việc đùm bọc, chia sẻ lẫn nhau trong cộng đồng:
- Những người có số phận bất hạnh, khó khăn sẽ được quan tâm, giúp đỡ vượt qua khó khăn, có cuộc sống tốt hơn
- Những người giúp đỡ, chở che cho số phận khác sẽ cảm thấy vui vẻ, thanh thản, hạnh phúc
- Cho đi để khi gặp khó khăn ta sẽ được giúp đỡ lại
- Xã hội trở nên thanh bình, mọi người đoàn kết với nhau hơn
– Phải làm gì để mọi người luôn biết chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau:
- Tuyên truyền, giáo dục về tình yêu thương, đùm bọc giữa con người với con người
- Mỗi người tự có ý thức san sẻ với mọi người, dần dần sẽ lan tỏa ra khắp nơi
c. Mở rộng vấn đề
– Phê phán, lên án một số hiện tượng:
- Không có tình yêu thương, ích kỉ, không biết san sẻ, giúp đỡ người khác, chỉ bo bo giữ mình
- Luôn phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác, không biết tự phấn đấu
- Cho rằng sự giúp đỡ của người khác là hiển nhiên, không biết cảm ơn, thậm chí còn khó chịu khi không được giúp đỡ
→ Cần phải thay đổi, sửa chữa
d. Liên hệ bản thân
– Bản thân em:
- Cố gắng san sẻ, giúp đỡ bạn bè, người thân từ những hành động nhỏ mà mình có thể làm được
- Từng được người khác quan tâm, giúp đỡ mà không đòi hỏi hồi đáp
3. Kết bài
- Đánh giá, suy nghĩ của em về về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách.
Dàn ý Giải thích Lá lành đùm lá rách mẫu 4
1. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề và nêu câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách”
2. Thân bài:
a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
– Nghĩa đen: Lá lành che chở, bao bọc lá rách khỏi những tác động xấu từ môi trường
– Nghĩa bóng:
- Lá lành: Chỉ những người có cuộc sống đầy đủ, khỏe mạnh trong xã hội
- Lá rách: Chỉ những người có cuộc sống thiếu thốn, khiếm khuyến về cả vật chất, tinh thần, sức khỏe…
- Đùm: bao bọc, giúp đỡ, cưu mang, chia sẻ…
⇒ Nghĩa bóng: Những người có cuộc sống đầy đủ cần biết đùm bọc, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Trong cuộc sống, con người phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
b. Tại sao lại phải sống đùm bọc, yêu thương lẫn nhau?
- Câu tục ngữ là lời khuyên dạy của ông cha ta về lối sống yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. Đây cũng là một trong những phẩm chất quý báu của người dân Việt Nam.
- Trong cuộc sống, mỗi người không sống cô lập một mình mà sống trong một tập thể, một cộng đồng, vì vậy, sự sẻ chia, đoàn kết là vô cùng cần thiết để xây dựng một xã hội tốt đẹp.
- Khi một người gặp phải hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn (vật chất, tinh thần, sức khỏe) thì những người xung quanh cần có sự đồng cảm, giúp đỡ, đùm bọc để họ có thể cố gắng vượt qua hoàn cảnh, nỗi đau. Có như vậy, xã hội mới trở nên văn minh và ngày càng phát triển.
- “Cho đi là nhận lại”, nếu chúng ta biết đùm bọc, giúp đỡ những người gặp khó khăn thì không chỉ tự ta thấy thoải mái trong lòng mà còn được những người xung quanh cũng sẽ tin tưởng, quý mến, và tôn trọng. Và chắc chắn trên con đường đời, nếu không may ta gặp khó khăn thì cũng sẽ có những bàn tay đưa ra giúp đỡ ta vượt qua tất cả.
(Lấy dẫn chứng thực tế: khi đồng bào miền Trung gặp bão lũ…)
– Ngược lại, nếu trước những sự khó khăn, thiếu thốn của người khác mà ta dửng dưng, vô cảm, ích kỉ thì chắc chắn sẽ bị nhận lại những “quả báo” khôn lường.
c. Làm thế nào để rèn luyện lối sống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau?
- Rèn luyện đạo đức, phẩm chất, lối sống cao đẹp.
- Luôn sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn bằng các hành động cụ thể, nghĩa cử cao đẹp.
- Kêu gọi giúp đỡ những cảnh ngộ khó khăn ở địa phương và trên khắp mọi miền đất nước.
d. Mở rộng vấn đề
- Phê phán những người có lối sống ích kỉ, chỉ biết lo cho bản thân mình, vô cảm, dửng dưng trước những khó khăn, bất hạnh của người khác.
- Phê phán những người lợi dụng tình thương của mọi người để ỷ lại, lười biếng, chỉ muốn nhận sự giúp đỡ của người khác mà không biết cố gắng vươn lên.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ, rút ra bài học và liên hệ bản thân
Lập dàn ý Giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách mẫu 5
1. Mở bài
- Đoàn kết tương thân, tương ái là một tình cảm đặc biệt và nổi bật trong nhân sinh quan của người xưa.
- Trích dẫn.
- Đó là bài học về đạo lí làm người thể hiện rõ nét mối quan hệ tình cảm đậm đà trong xã hội ta ngày nay.
2. Thân bài
a. Giải thích câu tục ngữ
- Nghĩa đen: Dùng lá để gói hàng, nếu bị rách, người ta lấy tâm lá lành bao bên ngoài.
- Nghĩa bóng: “lá lành” là con người lúc yên ổn, thuận lợi, giàu có. Còn ‘lá rách” là con người lúc sa cơ, thất thế, nghèo khó.
→ Câu tục ngữ khuyên con người nên biết giúp đờ, đùm bọc những người gặp cảnh khốn cùng, khó khăn.
b. Đánh giá
- Nhắc nhở chúng ta đừng thờ ơ, ghẻ lạnh trước khổ đau, thiếu may mắn của người khác; mà trái lại, phải biết hết lòng đùm bọc, nâng đỡ người sa cơ, lỡ vận, giúp họ vượt qua bước khốn cùng, thể hiện sự cao đẹp trong mối quan hệ giữa người với người.
- Giữa cuộc đời, hoàn cảnh con người luôn biến đổi thăng trầm. Vì thế cần phải hiểu biết nhau trong sự tương thân tương ái, tạo tình đoàn kết, tránh chia rẽ, xung đột.
- Lòng nhân ái là đức tính mà mỗi con người đều cần phải có để làm nền móng xây dựng một xã hội tốt đẹp, công bằng, bác ái. Quay lưng hay ngoảnh mặt với nỗi đau của người khác là ích kỉ, vô nhân.
- Đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, “lá lành” cần phải “đùm lá rách”. Đó là việc làm rất cần thiết, là ý thức tự giác của mỗi chúng ta.
c. Mở rộng
- Truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống cao quý về đạo lí làm người của dân tộc ta.
- Chính truyền thống này là cơ sở tạo nên sức mạnh đoàn kết để bao đời nay dân tộc ta chiến thắng thù trong, giặc ngoài, giữ yên ổn, vững bền đất nước.
- Lòng nhân ái này phải xuất phát từ tình cảm chân thành, thấu hiểu, cảm thông giữa người với người chứ không phải là lối ban ơn trịch thượng.
- Người được đùm bọc, đỡ đần phải biết vươn lên chứ không được ỷ lại, Sống nhờ lòng nhân ái của người khác để mình trở thành bị động, biếng nhác.
3. Kết bài
- Nhấn mạnh ý nghĩa và giá trị câu tục ngữ trong đời sống thực tế ngày nay.
- Liên hệ bản thân: cần có lòng nhân ái, ý thức đoàn kết, tương thân, tương trợ.
Lập dàn ý Giải thích Lá lành đùm lá rách mẫu 6
1. Mở bài
- Dẫn vào vấn đề
- Nêu vấn đề nghị luận.
Gợi ý: Dân tộc ta có nhiều truyền thống tốt đẹp: Tôn sư…, hiếu nghĩa,… Tình yêu quê hương,… Nhưng không thể quên tình: Tương thân, tương ái. Điều đó được gói gọn: “Lá lành đùm lá rách”
2. Thân bài
a. Giải thích
– Nghĩa đen: Khi gói bánh người ta đặt lá lành -> Rách: Để bánh đẹp và nhân bánh không bị vương vãi.
– Nghĩa bóng:
- Ẩn dụ “lá lành”: có hoàn cảnh sống khá giả
- “Lá rách”: Có hoàn cảnh sống khó khăn, hoạn nạn.
- Nhân hóa “đùm”: Đùm bọc, chở che, giúp đỡ.
→ Bài học: Tư tưởng tương thân tương ái.
b. Bình: Đó là bài học đạo lí tốt đẹp của dân tộc.
– Tại sao lá lành phải đùm lá rách.
- Các dân tộc trên đất nước là anh em, con rồng cháu tiên -> giúp đỡ là lẽ đương nhiên.
- Cùng chung lãnh thổ, chủ quyền, kinh tế, thể chế chính trị, gia đình…Một nơi khủng hoảng sẽ ảnh hưởng đến các nơi khác -> Chung tay giúp đỡ, cùng vươn lên.
- Cuộc sống không trải thảm đỏ mà có nhiều trông gai thử thách -> Nhiều người không vượt qua. Những người khác giúp đỡ họ mới có thể vươn lên được.
- Con người sống thành cộng đồng, không ai có thể tồn tại khi tách khỏi cộng đồng -> Trách nhiệm hoàn thành.
– Cơ sở hình thành của tinh thần tương thân tương ái: Ý thức mỗi người, thấy được trách nhiệm bản thân với người xung quanh
– Biểu hiện:
- Dân chủ
- Gia đình: Anh em yêu thương, giúp đỡ -> Cha mẹ vui lòng.
- Xã hội: Giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, bệnh tật, tai nạn…Các phong trào: Mùa hè xanh, lục lạc vàng,…
- Quốc tế: Rất cần sự chung tay giúp sức khi một nước gặp thiên tai, địch họa: Cuba, Nhật Bản, Malaysia…
– Vai trò:
- Tạo nét đẹp giàu chất nhân văn phát huy tinh thần vị tha trong cuộc sống; nét đẹp được nhân rộng
- Tạo vị thế trên trường quốc tế được các nước khác kính nể, tin tưởng.
c. Luận
- Phê phán: Những kẻ ích kỉ, nhỏ nhen, thờ ơ trước nỗi đau của người khác. Thậm chí có kẻ còn ăn bớt tiền hỗ trợ tiền cứu trợ <Bị lên án, thống trị>
- NR: Tình yêu thương sự giúp đỡ phải đặt đúng lúc, đúng chỗ tránh bị lợi dụng.
- Câu có cùng chủ đề: Nhân dân ta có nhiều câu tương tự: “Thương người như thể thương thân”…
- Giải pháp: Nét đẹp tương thân, tương ái không phải là phẩm chất vốn có mà phần lớn được giáo dục tạo nên.
- Vậy mỗi chúng ta cần trau dồi nét đẹp cho mình từ những việc làm nhỏ nhất rèn thành thói quen tốt biết quan tâm, yêu thương giúp đỡ người khác.
3. Kết bài
Tóm lại câu tục ngữ có giá trị bền vững, đúng đắn với mọi thời đại, trong thời đại ngày nay nhịp sống con người cuốn vội con người theo dòng chảy thời gian. Nhưng khi ta lãng quên truyền thống tốt đẹp. Câu tục ngữ đã nhắc nhở, uốn nắn ta kịp thời. Là học sinh ta phát huy truyền thống này, yêu thương gia đình, bạn bè -> Công dân tốt: Sống thân ái.
Giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách
>> Mời các em tham khảo các bài văn mẫu tại đây: Giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách
–
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm các bài soạn bài Ngữ văn 7 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 7.
Tham khảo thêm:
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!