Hình ảnh nhà cách mạng yêu nước qua bài thơ Vào nhà ngục

Đề bài: Hình ảnh nhà cách mạng yêu nước qua bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu.

hinh anh nha cach mang yeu nuoc qua bai tho vao nha nguc quang dong cam tac

Hình ảnh nhà cách mạng yêu nước qua bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu

Bài văn mẫu Hình ảnh nhà cách mạng yêu nước qua bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu

Phan Bội Châu không chỉ là một nhà cách mạng mà còn là một tác giả tiêu biểu trong văn học Việt Nam, đặc biệt là trong thơ ca cách mạng. Ông đã để lại cho lớp lớp thế hệ sau nhiều tác phẩm có giá trị sâu sắc và có thể nói bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là một trong số những tác phẩm xuất sắc của ông. Đọc bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác người đọc sẽ không thể nào quên hình ảnh nhà cách mạng yêu nước được tác giả khắc họa chân thực và sâu sắc.

Ra đời trong những ngày bị bắt giam nơi chốn ngục tù, bài thơ đã xây dựng thành công hình ảnh người cách mạng yêu nước với tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường và tư thế hiên ngang.

Mở đầu bài thơ, hai câu đề đã vẽ nên cho chúng ta hình ảnh một người cách mạng với phong thái ung dung, lạc quan:

Đọc thêm:  Cảm nhận bài thơ Bếp Lửa (Sơ đồ tư duy + 7 mẫu) - Văn 9

Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưuChạy mỏi chân thì hãy ở tù

Câu thơ mở đầu bài thơ với việc sử dụng điệp ngữ “vẫn” lặp lại hai lần cùng các từ ngữ Hán Việt “hào kiệt”, “phong lưu” không chỉ nêu lên hoàn cảnh của người cách mạng mà hơn thế nó như một lời khẳng định phong cách sống ung dung, đàng hoàng, đĩnh đạc của người cách mạng dẫu trong bất cứ hoàn cảnh nào. Câu thơ “Chạy mỏi chân thì hãy ở tù” là một cách nói khỏe khoắn, toát lên tinh thần lạc quan của nhà cách mạng. Dường như, họ không cảm thấy buồn bã, chán nản khi bị bắt giam mà với họ, nhà tù chỉ là nói nghỉ chân trên con đường dài hoạt động cách mạng của mình. Như vậy, hai câu thơ mở đầu đã làm toát lên phong thái ung dung, tinh thần hào sảng, lạc quan của nhà cách mạng yêu nước.

Nếu hai câu đề dựng lên trong chúng ta hình ảnh người cách mạng với phong thái ung dung, tinh thần lạc quan thì trong hai câu thực, hình ảnh người cách mạng hiện lên với tâm thế vững vàng, hiên ngang.

Đã khách không nhà trong bốn bểLại người có tội giữa năm châu.

Hai câu thơ với việc sử dụng thành công thủ pháp đối lập thường thấy đã làm nổi bật hình ảnh người cách mạng với phong thái ung dung. Người cách mạng tự xem mình là “khách không nhà”, điều đó vừa cho chúng ta thấy hoàn cảnh khó khăn, vất vả trên con đường hoạt động cách mạng, nhưng hơn hết, ẩn sau từng câu chữ đó chính là nét đẹp tinh thần, tâm hồn của họ. Đó chính là tâm thế tự do, là tinh thần ung dung ngay trong chính hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm thiếu thốn. Thêm vào đó, với việc sử dụng từ “lại” như một lời nhấn mạnh, tác giả đã thể hiện rõ thái độ mỉa mai của mình trước hành động khủng bố những người yêu nước, những nhà cách mạng của thực dân Pháp.

Đọc thêm:  Bình giảng đoạn thơ: Mã Giám Sinh mua Kiều. - Loigiaihay.com

Thêm vào đó, hai câu thực của bài thơ làm bật nổi lên trước mắt chúng ta hình ảnh nhà yêu nước với khẩu khí ngang tàn và luôn ôm ấp trong mình hoài bão, ý chí lớn lao.

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tếMở miệng cười tan cuộc oán thù

Câu thơ “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế” như một lời khẳng định đầy đanh thép về hoài bão kinh bang tế thế. Dẫu trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa thì dường như khát vọng, hoài bão kinh bang tế thế vẫn luôn thường trực và hiện hữu trong tác giả. Đặc biệt, khẩu khí ấy càng được làm nổi bật rõ nét qua tiếng cười. Với cách nói phóng đại “cười tan cuộc oán thù” dường như đã khẳng định sức mạnh, niềm tin của những cách mạng họ có thể chiến thắng, có thể đánh tan mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù.

Hai câu thơ khép lại bài thơ như một lời khẳng định hùng hồn, đanh thép về ý chí, tinh thần và phong thái của những nhà cách mạng yêu nước bấy giờ. Với biện pháp điệp ngữ được sử dụng thành công đã cho chúng ta thấy rõ những phẩm chất tốt đẹp của những con người cách mạng. Họ là những con người quyết đấu tranh đến tận cùng vì dân tộc, vì sự nghiệp cứu nước và sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn, nguy hiểm, thiếu thốn và gian khổ để hoàn thành sự nghiệp, sứ mệnh của mình.

Đọc thêm:  Cảm nhận về bài thơ Vịnh khoa thi Hương | Văn mẫu 11

Thân ấy vẫn còn còn sự nghiệpBao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu

Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác với việc sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú và nhiều từ ngữ Hán Việt đã dựng nên cho chúng ta hình ảnh của nhà yêu nước cách mạng với ý chí, khí phách kiên cường, tinh thần bất khuất và hiên ngang.

-HẾT-

https://thuthuat.taimienphi.vn/hinh-anh-nha-cach-mang-yeu-nuoc-qua-bai-tho-vao-nha-nguc-quang-dong-cam-tac-47797n.aspx Để có những cảm nhận sâu sắc về hình tượng người chí sĩ cách mạng trong bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, bên cạnh bài văn mẫu trên đây, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích hình ảnh nhà cách mạng yêu nước qua bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Thuyết minh về bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu, Cảm nhận về bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Phân tích bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button